Bỏ Ban kiểm soát, ai sẽ giám sát hoạt động của doanh nghiệp?
Được biết, công ty cổ phần có thể không cần thành lập Ban kiểm soát. Xin hỏi, pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bỏ mô hình Ban kiểm soát thì ai sẽ giám sát hoạt động của doanh nghiệp? Các nước trên thế giới có bỏ mô hình Ban kiểm soát hay không?
Ông Đinh Ngọc Sơn,Giám đốc Tư vấn quản trị doanh nghiệp, CTCP Chứng khoán FPT:
Theo quy định của khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 – Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
Video đang HOT
b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
Hiện nay trên thế giới đang áp dụng phổ biến 3 mô hình quản trị công ty: Mô hình đơn cấp, Mô hình nhị cấp và Mô hình hỗn hợp. Trong đó Việt Nam là một trong những nước áp dụng mô hình hỗn hợp.
Theo đó, với mô hình quản trị đơn cấp kiểu Mỹ và nhị cấp kiểu Đức, chức năng giám sát được trao cho thành viên HĐQT độc lập.
Hiện nay, các nước áp dụng mô hình hỗn hợp có xu hướng cho phép các doanh nghiệp linh động lựa chọn mô hình quản trị (có hoặc không có Ban kiểm soát), để phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, cũng như áp dụng các thông lệ quản trị công ty tốt trên thế giới.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như thế nào?
Về nguyên tắc, hoạt động khoáng sản trong đó có hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Hỏi: Doanh nghiệp tôi đang có nhu cầu khai thác vàng tại địa phương của mình. Cho tôi hỏi, để được cấp Giấy phép khai thác vàng cần điều kiện gì và trình tự, thủ tục như thế nào?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Về nguyên tắc, hoạt động khoáng sản trong đó có hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Để được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp của anh/chị cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010, cụ thể: Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy định pháp luật. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.
Doanh nghiệp anh/chị cần nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ tại Khoản 1 Điều 59 Luật Khoáng sản 2010, Khoản 1 Điều 31 Nghị định 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/03/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản (Nghị định 15/2012/NĐ-CP)) sau: Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; Bản chính Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Bản chính dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm Quyết định phê duyệt và bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Bản chính hoặc bản sao chứng thực Văn bản xác nhận vốn chủ sở hữu.
Về thủ tục cấp: Doanh nghiệp anh/chị gửi hồ sơ đến Tổng cục Địa chất và Khoáng sản trực thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường hoặc đến Sở Tài nguyên Môi trường trường hợp khai thác khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên Môi trường khoanh định và công bố (Điều 82 Luật Khoáng sản 2012, hướng dẫn bởi Điều 27 Nghị định 15/2012/NĐ-CP). Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng quy định pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chỉ thực hiện 01 lần. Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản là tối đa 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và thực hiện theo các giai đoạn quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 15/2012/NĐ-CP.
Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản được quy định cụ thể tại Biểu mức thu lệ phí ban hành kèm Thông tư 129/2011/TT-BTC, ngày 15/09/2011 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Kịch bản" rút vốn khó lường ở Mai Linh miền Bắc được chuẩn bị như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra khi ông Hồ Huy làm người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐQT của cả Tập đoàn Mai Linh và Công ty Cổ phần Mai Linh miền Bắc? Tiếp tục những thông tin liên quan đến sự việc nhiều cổ đông của Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Bắc nghi vấn việc Tập đoàn Mai Linh (một...