Bộ ba vũ khí giúp Mỹ xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương
Học thuyết chiến tranh tấn công phủ đầu bằng đường không của Mỹ và đồng minh luôn yêu cầu phải làm chủ bầu trời vùng chiến sự. Với sự ra đời của những hệ thống phòng không tầm xa hiệu quả đang trang bị trong quân đội nhiều nước, Mỹ đã phát triển một giải pháp kết hợp giữa tên lửa mồi bẫy, băm lượn tầm xa và tên lửa chống ra-đa để có thể xuyên thủng mạng lưới phòng không.
Giải pháp này bao gồm có bộ ba vũ khí chế áp phòng không:
- Tên lửa mồi bẫy MALD
- Tên lửa băm lượn tầm xa JSOW
- Tên lửa diệt Ra-da HARM
Giải pháp xuyên thủng hệ thống phòng không (nguồn QPVN)
Tên lửa mồi bẫy MALD:
Cấu tạo mồi bẫy này là một thiết bị phát sóng đa tần số (dải tần rất rộng). Nó “cố tình” lộ sóng để radar và các phương tiện trinh sát điện tử dưới mặt đất của đối phương “bắt” được. Thân của nó bằng kim loại, cũng giả vờ “hớ hênh” bộc lộ diện tích phản xạ hiệu dụng, để radar đối phương “say sưa” bám bắt và thu hút các trận địa tên lửa bắn lên.
Khi tên lửa bắn lên, “cú lừa” thành công. Đội hình bay chính an toàn, kịp thời cơ lao vào mục tiêu đánh phá, khiến đối phương không kịp trở tay.
Mục đích cùng thời điểm của “cú lừa” là: Đối phương bộc lộ trận địa, bộc lộ lực lượng để máy bay chiến đấu mang tên lửa bức xạ cao tốc vào bắn phá.
MALD có thể mô phỏng, tín hiệu bất kỳ máy bay nào, từ máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, đến F-117 Nighthawk, hay loại máy bay tấn công F/A-18E/F Super Hornet. Giá của nó khoảng 30.000120.000 USD/quả. Trong khi giá một máy bay hiện đại có thể vài trăm triệu USD.
Cấu tạo tên lửa mồi bẫy MALD
Tên lửa băm lượn tầm xa JSOW:
Đây là loại vũ khí chính xác được phóng từ cự ly an toàn. Chúng có thể phóng ở khoảng cách từ 22 km đến 135 km, do đó làm tăng độ an toàn cho máy bay. Nó là loại vũ khí có thể sử dụng trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trong đất liền và trên biển. JSOW sử dụng hệ dẫn quán tính INS kết hợp với hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS phát hiện mục tiêu từ xa (70 – 80 km), sau đó thả nhiều quả quanh mục tiêu. Chúng hiệu quả hơn trong việc tấn công các mục tiêu di động, tầm hoạt động cũng lớn hơn.
Video đang HOT
Ba biến thế của tên lửa “không động cơ” JSOW
Tên lửa diệt Ra-da HARM:
AGM-88 HARM (HARM: High-speed Anti Radiation Missile: Tên lửa tốc độ cao chống bức xạ) là loại tên lửa không đối đất chiến thuật được thiết kế để dẫn đến mục tiêu dựa vào phát xạ điện tử kết hợp với hệ dẫn rada của tên lửa không đối đất. Tên lửa này ban đầu được phát triển bởi Texas Instruments (TI) nhằm thay thế cho các thế hệ tên lửa AGM-45 Shrike và AGM-78 Standard ARM. Việc sản xuất sau đó được thực hiện bởiRaytheon Corporation (RAYCO) khi hãng này mua TI.
AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng ten rada hoặc một trạm phát. Hệ thống dẫn, hướng đến trạm phát rada của đối phương, có một ăng ten cố định và một bộ tìm kiếm nằm ở phía đầu của tên lửa. Một động cơ rốc két sử dụng thuốc phóng rắn, không khói đẩy tên lửa đạt đến tốc độ Mach 2. HARM là chương trình được phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ
Tên lửa HARM được phê chuẩn cho việc chính thức sản xuất vào tháng 3 năm 1983 và được triển khai vào cuối năm 1985 với VA-72 và VA-46 trên boong tàu USS Hoa Kỳ. Lần đầu tiên nó được sử dụng chiến đấu là để chống lại vị trí đặt tên lửa SA-5 của Libya vào tháng 3 năm 1986. HARM được sử dụng rộng rãi bởi Hải quân Hoa Kỳ và Không quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Bão táp Sa mạc trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991.
Loại mới nhất đã được nâng cấp là tên lửa AGM-88E AARGM (viết tắt của: Advanced Anti Radiation Guided Missile: tên lửa dẫn hướng chống bức xạ phát triển). Đây là dự án kết hợp giữa Bộ quốc phòng Italia và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ.
HARMtên lửa tìm và diệt Rada
Theo Petrotimes
Nga đưa tàu Zubr tập trận ở biển Baltic đối phó tình hình Ukraine?
Hạm đội Baltic Nga tổ chức cuộc tập trận chiến thuật bay ở biển Baltic với sự tham gia của 20 tổ máy bay, ngoài ra tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũng tập đổ bộ...
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Hạm đội Baltic Nga tổ chức tập trận
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 9 dẫn mạng rusnews đưa tin, ngay 10 tháng 9, Cục thông tin Hạm đội Baltic Nga công bố cho biết, Hạm đội Baltic Quân đội Nga bắt đầu tổ chức diễn tập chiến chuật bay của lực lượng hàng không hải quân tại thao trường huấn luyện trên biển và trên bộ tại khu vực Kaliningrad.
Thông tin cho biết: "Phi công của lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Baltic sẽ hoàn thành tất cả nhiệm vụ huấn luyện tác chiến không kể ngày đêm. Cuộc diễn tập đã sử dụng hơn 20 máy bay và trực thăng các loại, cùng hơn 800 binh sĩ của căn cứ lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Baltic".
Theo bài báo, nhân viên hơn 20 tổ máy lần lượt lái máy bay chiến đấu Su-27, Su-24, máy bay trực thăng vũ trang-vận tải Mi-24 và Mi-8 cùng với máy bay trực thăng hải quân Ka-27 và máy bay vận tải quân dụng An-26 tham gia diễn tập.
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu đệm khí Zubr tập đổ bộ ở biển Baltic
Gần đây, trang mạng Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một chùm ảnh mới nhất về cuộc diễn tập của Hạm đội Baltic Quân đội Nga ở khu vực Kaliningrad. Nhưng thông tin chi tiết hơn về cuộc diễn tập lần này hoàn toàn không được tiết lộ.
Hiện nay, khói lửa ở miền đông Ukraine vẫn đang diễn ra, mối lo ngại của 3 quốc gia Liên Xô cũ ở biển Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đang gia tăng. Sắp tới, Hải quân Nga diễn tập ở khu vực biên giới của họ và máy bay quân sự xuất hiện, ba nước biển Baltic lo ngại họ có thể trở thành một khu vực điểm nóng địa-chính trị tiếp theo sau Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 8 tháng 9 tuyên bố, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 9, cuộc diễn tập liên hợp giữa Ukraine và Mỹ mang tên "Sea Breeze-2014 bắt đầu tổ chức ở phía tây bắc Biển Đen.
Tổng cộng có 12 tàu chiến và tàu bảo đảm hậu cần tham gia diễn tập, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của lực lượng hàng không Hải quân Ukraine cũng sẽ tham gia diễn tập. Bộ Quốc phòng Ukraine nhấn mạnh, tổ chức diễn tập là "thực hiện kế hoạch hợp tác song phương giữa Bộ Quốc phòng hai nước Ukraine-Mỹ".
Ngoài ra, cuộc diễn tập quân sự đa quốc gia NATO mang tên "Rapid Trident" cũng sẽ tổ chức ở trường bắn Yavoriv, bang Lviv, phía tây Ukraine từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 9. Dự kiến sẽ có 200 quân nhân Mỹ và hơn 1.000 quân nhân của nhiều nước trong đó có Ukraine tham gia diễn tập.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mary Harf cho biết, những cuộc diễn tập này là "diễn tập thường niên", nhằm nâng cao mức độ phối hợp ăn ý liên quan đến phòng vệ quốc gia và bảo đảm an ninh, ổn định khu vực này, hoàn toàn không phải là phản ứng với tình hình Ukraine hiện nay.
Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng tên lửa chiến lược Nga quyết định trong tháng 9 này cũng sẽ tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn. Người phát ngôn lực lượng tên lửa chiến lược Nga Andreyev cho biết, diễn tập sẽ tổ chức tại khu biên giới Altai, sẽ có hơn 4.000 binh sĩ và hơn 400 trang bị quân sự tham diễn.
Cuộc diễn tập sẽ sử dụng vũ khí tối tân, mô phỏng thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong tình huống bị gây nhiễu điện tử, vô tuyến điện và khu vực triển khai lực lượng bị địch tấn công tập trung.
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo Giáo Dục
Top trực thăng săn tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới Trực thăng với hệ thống tác chiến chống tàu ngầm được các lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng rộng rãi như một biện pháp chống ngầm tầm xa. Sau đây là những loại trực thăng tốt nhất thế giới xét trên các tiêu chí như hệ thống chống ngầm, tầm hoạt động và khả năng "bám trụ" trên không dài...