Bộ ba tên lửa Nga khiến Mỹ phải ngưỡng mộ
Nga đang bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực vũ khí chiến thuật tầm xa có độ chính xác cao, thậm chí trong một số khía cạnh, người Nga còn chiếm ưu thế hơn.
Tờ Russia & India Report đăng bài viết cho hay, trong cuộc đua với Mỹ để phát triển vũ khí chiến thuật tầm xa có độ chính xác cao, tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga đã liên tiếp tung ra 10 sản phẩm mới trong 2-3 năm gần đây, trong đó có các tên lửa tầm xa.
3 loại tên lửa chiến thuật dưới đây dự kiến được Nga triển khai vào năm 2015.
Đặc biệt, với tính năng độc đáo và sức hủy diệt khủng khiếp, những tên lửa này đã nhận được sự quan tâm lớn của người Mỹ, thậm chí Washington còn muốn sở hữu công nghệ của chúng để ứng dụng cho các tên lửa của mình.
Kh-35U Uran
Tên lửa Kh-35U Uran.
Tính năng đặc biệt của Kh-35U Uran nằm ở đầu dò siêu việt có khả năng chống nhiễu của đối phương.
Nó hoạt động theo 2 phương thức: chủ động (tên lửa tự động bật đầu dò để tìm mục tiêu) và bị động (khi tên lửa không quét mục tiêu mà tự thu nhận những xung động phát ra từ mục tiêu).
Người Mỹ đã tỏ ra rất quan tâm đến tính năng đặc biệt này và muốn mua đầu dò của Kh-35U cho các tên lửa chống hạm Harpoon của mình.
Tên lửa Kh-35U Uran tấn công mục tiêu ở độ cao 3m so với mặt nước biển, thấp hơn so với sàn tàu, khiến việc phát hiện nó là điều cực kỳ khó khăn với radar trên tàu.
Cho dù tên lửa Kh-35U bị phát hiện thì việc bắn hạ nó cũng không hề dễ dàng.
Các tên lửa Uran có thể lắp đặt trên tàu chiến hoặc tổ hợp tên lửa bờ. Tổ hợp này bao gồm 2 trạm điều khiển, 4 xe phóng với mỗi xe mang 8 tên lửa, 4 xe tiếp đạn với 32 tên lửa dự phòng.
Thời gian triển khai một hệ thống như vậy chỉ mất vài phút và tên lửa có thể bao trùm trong phạm vi 220 dặm tính từ bờ biển.
Video đang HOT
Không có bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay có khả năng đánh chặn 32 tên lửa bay thấp như Uran.
Kh-31PM
Tên lửa Kh-31PM.
Đây là một phiên bản cải tiến từ tên lửa KH-31, loại tên lửa vốn rất nổi tiếng trong Hải quân Mỹ.
Tên lửa Kh-31 đã được Mỹ đặt mua từ Nga trong những năm 90 để làm mục tiêu bay, nhằm phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu chiến của Mỹ.
Người Mỹ đã sử dụng Kh-31 để tìm cách đánh chặn tên lửa 3M-54 Moskit được Trung Quốc đặt mua từ Nga.
Tên lửa Moskit được phương Tây đặt biệt danh là Sunburn bởi tốc độ của nó lên đến trên 2.700km/giờ cùng khả năng phá hủy cực kỳ khủng khiếp.
Không có bất kỳ tàu chiến nào có khả năng tránh được loại tên lửa này.
Tên lửa Kh-31 có nhiều điểm tương đồng với tên lửa Moskit nhưng có kích thước nhỏ hơn, rẻ hơn và được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt biển, trạm radar và các tổ hợp tên lửa phòng không như Patriot.
Tên lửa Kh-31 có thể được lắp đặt trên các loại máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Nga.
Phiên bản Kh-31PM mới có tầm bắn lên đến 250km, nó đồng thời được trang bị hệ thống dẫn đường và động cơ mới giúp đường bay phức tạp hơn.
3M-55 Yakhont
Tên lửa Yakhont.
Có lẽ loại tên lửa gây ấn tượng mạnh nhất chính là tên lửa 3M-55 Yakhont, nguyên mẫu chế tạo nên tên lửa Brahmos của liên doanh Nga-Ấn.
Tính năng đặc thù của nó là có thể tự tấn công tàu chiến trên cơ sở 1 tên lửa đánh 1 tàu, trong trường hợp cần tiêu diệt 1 biên đội tàu của đối phương.
Các tên lửa tự động phân loại và lựa chọn mục tiêu, tự chọn chiến lược tiêu diệt mục tiêu cũng như lên kế hoạch thực hiện.
Nhằm hạn chế những lỗi phát sinh khi lựa chọn mục tiêu, những hình ảnh dưới dạng số hóa của các loại tàu chiến hiện đại hiện nay sẽ được thiết lập trong hệ thống máy tính của tên lửa từ trước.
Những hình ảnh này không đơn thuần chỉ là kích thước và hình dáng của con tàu mà còn là các dữ liệu điện tử, cũng như một số thông số đặc trưng của tàu.
Máy tính của tên lửa còn được nạp thêm một số dữ liệu chiến thuật, chẳng hạn như cách bố trí biên đội tàu, nhằm giúp tên lửa xác định mục tiêu của nó là một biên đội tàu sân bay hay biên đội tàu đổ bộ và sau đó tấn công mục tiêu.
Ngoài ra, máy tính này còn có các dữ liệu nhằm đối phó với tình huống tác chiến điện tử của đối phương hay các chiến thuật đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa.
Những người thiết kế ra loại tên lửa Yakhont nói rằng, một khi đã được phóng ra, các tên lửa sẽ tự quyết định quả tên lửa nào được dùng để tấn công mục tiêu và quả tên lửa nào sẽ bắt chước đường bay nhằm phân tán hệ thống phòng thủ của đối phương.
Khi một tên lửa đã tiêu diệt mục tiêu quan trọng nhất trong biên đội tàu, các tên lửa khác sẽ tấn công các tàu còn lại.
Trong quá trình hiện đại hóa tàu ngầm hạt nhân thuộc đề án 949, tàu tuần dương thuộc đề án 1144, Hải quân Nga có kế hoạch thay thế các tổ hợp tên lửa Granit cũ bằng các tên lửa Yakhont với nguyên tắc cứ 1 ống phóng tên lửa Granit thay bằng 3 ống phóng tên lửa Yakhont.
Do đó, số lượng tên lửa chống hạm trên tàu sẽ tăng từ 24 lên 72 tên lửa.
Theo Tri Thức
Nước Nga và lá chắn tên lửa Nga
Chuyên gia phương Tây cho rằng công nghệ quân sự Nga hiện nay chưa đạt được kỹ thuật tác chiến kiểu "hit-to-kill", việc nghiên cứu chế tạo tổ hợp có tính năng tương tự chỉ là một tương lai xa vời
Tên lửa đánh chặn 48N62, 9962 và 996
Cách đây không lâu, trên tờ báo điện tử "Voyennyy Paritet số ra 08.12.14 có đăng bài viết " Tuyên truyền hay "đống sắt". Bài viết đề cập đến sự khởi đầu của Tập đoàn vũ khí phòng không "Almaz-Antey" tiến trình thiết kế hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, tương tự như tổ hợp tên lửa "THAAD". Dẫn nguồn tin từ Ria Novosti, trích tuyên bố của kỹ sư trưởng thiết kế Tập đoàn ông Pavel Sozinov.
Phần nội dung của bài viết có đề cập đến các ý kiến của chuyên gia phương Tây, cho rằng công nghệ quân sự Nga hiện nay chưa đạt được kỹ thuật tác chiến kiểu "hit-to-kill", việc nghiên cứu chế tạo tổ hợp có tính năng tương tự chỉ là một tương lai xa vời. Không rõ các chuyên gia phương Tây phân tích dựa trên các nguồn nào, những thực tế những nhận xét trên đây dường như đang cố gằng bôi nhọ vị thế hàng đầu đã được thế giới công nhận về sản xuất hệ thông phòng không các thế hệ.
Thuật ngữ: "hit-to-kill" ( va chạm tiêu diệt) được hiểu là tên lửa phòng không đánh chặn và tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo (phá hủy toàn bộ tên lửa, bộ phận mang đầu đạn hoặc chỉ đơn thuần là block các đầu đạn thứ cấp bằng dộng năng va chạm của đầu đạn đánh chặn. Đòn đánh chặn có thể được thực hiện dưới tầng khí quyển và trên thượng tầng khí quyển trong quỹ đạo bay của tên lửa đạn đạo.
Để thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống radar đa năng chiếu xạ mục tiêu và dẫn bắn phải hoạt động ở dải tần số X- band, có độ chính xác rất cao và độ sai lệch rất nhỏ, hoặc chính bản thân tên lửa đánh chặn ngoài hệ thống điều khiển bay bằng các cánh cản khí động học cần phải có thêm hệ thống các động cơ phản lực điều khiển chuyển hướng khẩn cấp. có khả năng chỉ trong 1 phần trăm giây, theo tọa độ của đầu tự dẫn cung cấp, có thể thay đổi trọng tâm tên lửa chuyển hướng và đánh trúng vào tên lửa đạn đạo có kích thước nhỏ.
Người Mỹ đã đổ vô vàn công sức để chế tạo hệ thống tác chiến thông mình và rất chính xác, phát triển tên lửa phòng không có điều khiển sử dụng trong tổ hợp tên lửa SM-3 thuộc hệ thống "Aegis", có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao đến 250 km và tầm xa 500 km. Đầu đạn tên lửa được trang bị hệ thống mắt thần hồng ngoại có khả năng trên khoảng cách 300 km phát hiện lớp vỏ nóng cháy của đầu đạn hoặc ngọn lửa phản lực phụt ra ở đuôi tên lửa giai đoạn cuối. Công nghệ này được đưa vào sử dụng cho tổ hợp "Patriot PAK-3" lớp hiện đại hóa gần đây nhất được trang bị tên lửa phòng không "ERINT", có khả năng đánh chặn chính xác vào đầu đạn và bộ phận chiến đấu của tên lửa chiến thuật.
Châu Âu cũng không ngủ quên dưới chiếc ô lá chắn hạt nhân của Mỹ, người Pháp đã chế tạo hệ thống tên lửa "SAMP-T" và "PAAMS", tên lửa phòng không có điều khiển "Aster-30 block 2" có khả năng đánh chặn các đầu đạn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 100 km. Tên lửa có khả năng chịu vượt tải trọng đến 62 đơn vị khi khởi động các động cơ phản lực điều khiển PIF-PAF cho phép chuyển hướng khẩn cấp với tốc độ rất cao khi đánh chặn các đầu đạn tên lửa có khả năng thay đổi quỹ đạo bay trong không gian.
Tập đoàn "Almaz" nhận định vấn đề đối với các vũ khí, phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa có vị trí vô cùng quan trọng, từ đó đã cho ra đời các các hệ thống tên lửa có khả năng nâng cấp cao như S-300PMU-2 "Favorite", S-400 "Triumph".
Ngay hệ thống S-300PMU-2 "Favorite" đã có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo bằng các tên lửa phòng không 48N62 mang theo lượng nổ siêu mạnh có khối lượng 180 kg với khả năng tạo ra một đám mây các vật thể động năng lớn và tốc độ siêu âm hướng về phía mục tiêu trong không gian, có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy hoàn toàn tên lửa đạn đạo. Nguyên tắc này được áp dụng tốt nhất trên khoảng cách bắn là 40 km, tên lửa được trang bị hệ thống radar tự tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường tên lửa PARGSN có ưu thế vượt trội hơn tên lửa được dẫn bắn và chiếu xạ mục tiêu từ mặt đất 30N62.
Radar solid-state tầm xa "Gamma-DE"
Bước phát triển tiếp theo là tổ hợp tên lửa S-400, được biên chế vào trang bị tên lửa đánh chặn hoàn toàn mới, giống như tên lửa của phương Tây "Aster" và Erint, nhưng có tầm bắn xa hơn. Tên lửa 9962 có tầm bắn xa gần 120 km, lắp hệ thống radar hồng ngoại tự dẫn và các động cơ phản lực đổi hướng, có thể vượt tải trọng lên đến 20 đơn vị chỉ trong khoảng 0,02 s. Đây chính là tên lửa được chế tạo theo nguyên tắc "hit-to-kill". Trong tương lai gần, khi tổ hợp tên lửa S-500 đưa vào biên chế cho lực lượng phòng thủ vũ trụ, tầm bắn tên lửa đánh chặn đã vượt ngưỡng 300 km, độ cao lớn hơn 100 km. Dẫn đường tên lửa đến mục tiêu được thực hiện bằng radar 92N6E (S-400) sẵn có trong tổ hợp hoặc radar solid-state tầm xa "Gamma-DE", có thể họat động đến độ cao 120 km, giai đoạn cuối, độ chính xác cao của tên lửa đánh chặn các nhà khoa học Nga đang hệ thống tự dẫn hỗn hợp radar - hồng ngoại AP / IR, radars hoạt động ở bước sóng cm hoặc mm.
Rõ ràng, ý kiến của các chuyên gia phương Tây đã quá chậm so với lịch sử. Nga đã có các thành phần chủ chốt của hệ thống phòng thủ tên lửa. Vấn đề còn lại là tổ chức hệ thống hiện đại và đồng bộ. Hệ thống phòng thủ vũ trụ sẽ ra đời nhanh hơn thông cáo báo chí và tất nhiên trở thành vũ khí răn đe kiềm chế phi hạt nhân. Kết hợp với tên lửa chiến thuật Iskanders, hệ thống này sẽ phủ bóng lên tất cả các nước đồng minh Mỹ ở châu Âu.
Điều này giải thích tại sao Bắc Kinh tiếp tục chạy đua để sắm S-400, tất nhiên là để phòng thủ tên lửa. Trung Quốc hầu như không bao giờ đề cập đến vẫn đề phòng thủ tên lửa nhưng các nước láng giềng đều sở hữu tên lửa đạn đạo hoặc có dự kiến chế tạo tên lửa đạn đạo như Nhật Bản. Cho đến hôm nay, Trung Quốc hoàn toàn không thể chế tạo một thế hệ vũ khí với khả năng phòng thủ trước nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo từ các đối thủ tiềm năng. S-400 sẽ là bước khởi đầu xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của đại lục.
Theo Infonet
ICBM Nga có thể răn đe Mỹ chỉ trong một cú đánh? Để đối phó với sự uy hiếp từ Mỹ-NATO, lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã vạch kế hoạch xây dựng lực lượng răn đe hạt nhân trên toàn cầu. Ngày 16-12, ngay trước dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Lực lượng tên lửa chiến lược (SFM) Nga, Tư lệnh Sergei Karakayev đã công bố với báo giới về các...