Bộ ba ‘kiến trúc sư’ thất bại của kế hoạch Hòa bình Trung Đông mới
Kế hoạch Hòa bình Trung Đông mới mang theo kỳ vọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump về một “Thỏa thuận thế kỷ” giữa người Palestine và nhà nước Israel.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, ba “kiến trúc sư” của bản kế hoạch này đã khiến nó trở thành nỗi thất vọng kể từ khi còn nằm trên giấy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng bộ ba cố vấn về Hòa bình Trung Đông và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AP
Tay không “bắt” hòa bình
Lịch sử sẽ gọi tên “bộ tam”: Jared Kushner, David Friedman và Jason Greenblatt như những nhà kiến tạo hòa bình kỳ lạ nhất của cuộc xung đột Israel – Palestine. Đơn giản là bởi họ được giao trọng trách giải quyết cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ mà không hề có chút kinh nghiệm chính trị hay ngoại giao nào.
Vậy điểm chung của 3 cá nhân này là gì khi họ có cùng một mục tiêu là tạo ra tương lai tươi sáng hơn cho Trung Đông?
Họ đều là những người Do Thái chính thống. Tiếp đến, họ đều có liên quan ít nhiều tới Israel, và cụ thể là, tới những khu định cư Do Thái bất hợp pháp hiện vẫn đang hiện diện tại vùng đất chiếm đóng ở khu Bờ Tây. Cả Friedman và Kushner, thông qua một hội từ thiện của gia đình, từng nhiều năm đứng ra quyên góp cho khu định cư Bet Il, nằm bên trong vùng đất thuộc lãnh thổ Ramallah của phái Hamas. Còn Greenblatt từng theo học một chủng viện Do Thái nằm bên trong một khu định cư gần Jerusalem hồi những năm 1980.
Ba người đàn ông này đều được Tổng thống Mỹ Donald Trump ca ngợi là những ứng viên giỏi nhất để thiết kế nên bản kế hoạch của Mỹ cho hòa bình Trung Đông – nhiệm vụ không chỉ khiến nhiều người nản chí vì quy mô của nó, mà còn đòi hỏi những kiến thức và kỹ năng chính trị sâu rộng.
Video đang HOT
Nhưng cuối cùng, cả thế giới sẽ phải trông đợi vào thành quả của ba con người này, bất kể họ có phù hợp để dàn xếp một trong những điểm nóng lớn nhất của thế giới hay không.
Thực tế, dù chưa được công bố đầy đủ, bản kế hoạch của bộ ba này đã tách biệt hẳn với chính sách Trung Đông của các chính quyền Mỹ trước đây. Suốt nhiều thập kỷ trước đó, Washington luôn ủng hội giải pháp hai nhà nước Israel và Palestine cùng tồn tại hòa bình trên cơ sở đường biên giới năm 1967 với thủ đô của Palestine là Đông Jerusalem. Đây được coi là nền tảng để giải quyết những tranh chấp của cuộc xung đột này.
Jared Kushner – con rể Tổng thống Mỹ kiêm cố vấn cấp cao của Nhà Trắng là một trong ba người xây dựng kế hoạch Hòa bình Trung Đông mới. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, nhóm “Kushner và những người bạn” lại chọn việc giải quyết nhiệm vụ này theo cách tiếp cận trái ngược: tập trung vào những khía cạnh kinh tế của cuộc xung đột Israel – Palestine. Và tới tận giờ, ở vào năm thứ 3 của nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump, vế còn lại của hòa bình Trung Đông vẫn chưa được ai nhắc đến, hoặc đang nằm ở một ngày nào đó chưa thể xác định trong tương lai.
Giải pháp kinh tế đã được giới thiệu trong một “cuộc hội thảo” diễn ra trong hai ngày 25- 26/6 tại Manama, Bahrain. Chính quyền Palestine đã tẩy chay sự kiện và hạn chế giao thiệp với Mỹ bởi họ coi hội nghị này là “thành kiến và thiên vị Israel”. Trong khi đó, không ai thấy có sự hiện diện một cách chính thức của các quan chức Israel.
Được gọi với cái tên “Từ Hòa bình tới Thịnh vượng”, Nhà Trắng muốn kêu gọi các nhà đầu tư thế giới gây quỹ 50 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng và Dải Gaza. Cốt lõi của kế hoạch này là chính quyền Mỹ muốn kết nối giữa hòa bình, phát triển kinh tế với sự công nhận của thế giới Arab đối với Israel và buộc phải chấp nhận hiện trạng “tự trị” của người Palestine thay thế cho “chủ quyền” mà họ vẫn đòi hỏi. Người Palestine gọi đây là kế hoạch để trả tiền cho các quyền của người Palestine, bất chấp những vấn đề chính trị cốt lõi – sự chiếm đóng của Nhà nước Do Thái đang tàn phá cuộc sống hàng ngày của dân tộc Palestine suốt nhiều chục năm.
Thân Trump và ủng hộ Israel
Người được nhắc tới nhiều nhất trong “bộ tam” là cố vấn cấp cao Nhà Trắng Jared Kushner – con rể của Trump, đồng thời cũng đảm nhận các mối quan hệ với Trung Quốc, Mexico và Canada.
Jared Kushner từng là một nhà phát triển bất động sản và CEO của công ty gia đình. Jared từng theo học đại học Havard, nơi cha ông đã ủng hộ 2,5 triệu USD. Những lời bàn tán xuất hiện kể từ đó, nhiều người hoài nghi liệu Jared có được vinh dự này nhờ vào tài năng của bản thân hay các mối quan hệ gia đình.
Vị trí của Jared Kushner tại Nhà Trắng cũng vấp phải nhiều sự chỉ trích không chỉ bởi thói gia đình trị mà còn vì người ta thấy xung đột lợi ích ở đây – khi ông có thể kiếm lợi từ các cơ hội kinh doanh.
Bản thân gia đình Kushner cũng công khai việc coi Tổng thống Israel Benjamin Netanyahu là người bạn của gia đình. Trong lần thăm Mỹ cách đây ít lâu, Netanyahu còn ghé qua nhà Kushner. Thậm chí, ông còn nói rằng nếu ngủ lại nhà Kushner, ông sẽ chọn phòng của Jared. Dù đảm nhận vai trò kiến tạo hòa bình Trung Đông, Jared Kushner cũng không tin vào khả năng điều hành một nhà nước của người Palestine. Trong một cuộc phỏng vấn trang Axios, Jared nói: “Hy vọng là một ngày nào đó họ có thể điều hành công việc của một chính quyền”.
Jason Greenblatt thăm khu định cư Nahal Oz phía ngoài Dải Gaza. Ảnh: Reuters
Jason Greenblatt, một luật sư về thương mại, thậm chí còn làm việc với Tổng thống Mỹ lâu hơn. Trong gần 2 thập kỷ Jason là phó Chủ tịch điều hành và cố vấn pháp lý của Tổ chức Trump. Năm 2016, Tổng thống Trump còn miêu tả Jason Greenblatt là “người yêu Israel thật sự”. Greenblatt tiếp cận thông tin về xung đột Israel – Palestine thông qua những bảng tóm tắt tin tức hàng ngày qua email, tin từ một nhóm vận động lợi ích của người Do Thái lớn tại Mỹ là Ủy ban Quan hệ công chúng Mỹ Israel và một chương trình phát thành tiếng Do Thái hàng tuần.
“Tôi từng nói rằng tôi có liên hệ với Chính phủ Israel ở mức độ cao và lắng nghe suy nghĩ của họ” Greenblatt nói. Jason Greenblatt cũng không giấu diếm việc ông không có bất cứ liên hệ nào với người Palestine từ rất lâu rồi, từ khi Jason còn là sinh viên Chủng viện Do Thái ở khu định cư Yeshivat Har Etzion 30 năm trước. Jason Greenblatt còn bày tỏ ác cảm với giải pháp hai nhà nước.
Trong một cuộc họp tại Hội đồng bảo an LHQ tháng trước, Greenblatt không ngần ngại gọi “sự ám ảnh” của cơ quan này đối với vấn đề khu định cư Do Thái là trò khôi hài. Jason thậm chí còn đổ lỗi cho Cơ quan về Người tị nạn Palestine của LHQ (UNRWA) là để kéo dài vấn đề người tị nạn Palestine. Và đó là cơ sở để Mỹ cắt khoản ngân sách 300 triệu USD cho UNRWA. Cuối cùng, Jason Greenblatt còn ví tiến trình hòa bình Trung Đông như một giao dịch làm ăn.
Phan Tùng
Theo baonghean
Mỹ có thể đầu tư hàng chục tỷ USD vào Bờ Tây và Dải Gaza
Theo truyền thông Mỹ, kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ có thể bao gồm việc đầu tư hàng chục tỷ USD vào các vùng lãnh thổ Palestine và các quốc gia khác tại khu vực.
Công nhân làm việc tại công trường xây dựng một trường học do tổ chức USAID (Mỹ) viện trợ tại làng Al-Jabaa, Palestine, ngày 22/1/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 27/2, tờ New York Times dẫn nguồn tin từ giới phân tích cho biết các gói đầu tư sẽ bao gồm khoảng 25 tỷ USD vào Bờ Tây và Dải Gaza và 40 tỷ USD vào các nước láng giềng của Israel là Ai Cập, Jordan và có thể cả Liban. Báo trên cũng cho hay những người đã trao đổi với Cố vấn Nhà Trắng Jared Kushner cho biết các con số này có thể không chính xác, nhưng khẳng định các khoản đầu tư sẽ lên tới hàng chục tỷ USD.
Mặc dù việc Mỹ sẽ huy động các khoản đầu tư trên từ đâu vẫn còn là câu hỏi, nhưng báo trên cho biết ông Kushner đã lên kế hoạch cho hầu hết nguồn vốn đầu tư này là đến từ các nước tại Trung Đông.
Ông Kushner và Đặc phái viên về Trung Đông của Mỹ Jason Greenblatt hiện đang có mặt tại khu vực và đã gặp lãnh đạo các nước Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Oman, Bahrain và Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về xung đột Israel-Palestine. Hai quan chức Mỹ được cho là cũng sẽ đến Saudi Arabia và Qatar trong những ngày tới.
Mỹ đã xây dựng Kế hoạch hòa bình Trung Đông trong hơn 2 năm qua, do ông Jared Kushner và ông Jason Greenblatt chủ trì. Tuy nhiên, Washington gần như không công bố chi tiết nhằm bảo đảm cơ hội thành công cho kế hoạch này. Tuần trước, ông Kushner cho biết Mỹ sẽ công bố Kế hoạch hòa bình Trung Đông sau khi Israel tiến hành bầu cử vào ngày 9/4 tới.
Theo ông, "có rất ít thay đổi trong suốt 25 năm qua" và nhóm soạn thảo của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nỗ lực làm việc để "tìm ra các giải pháp mang tính thực tế cho các vấn đề của năm 2019, các giải pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng đời sống". Cố vấn Kushner nhấn mạnh kế hoạch hòa bình sẽ "có tác động kinh tế trên diện rộng, không chỉ đối với Israel và Palestine mà còn đối với toàn khu vực".
Công Đồng (TTXVN)
Theo Infonet
Nga: Kế hoạch kinh tế của Mỹ cho Trung Đông không hiệu quả Bộ Ngoại giao Nga ngày 27/6 cho rằng kế hoạch kinh tế trị giá 50 tỷ USD của Mỹ cho Trung Đông là "không hiệu quả." Người dân Palestine biểu tình phản đối hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ tại thành phố Ramallah, Bờ Tây ngày 25/6. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bộ Ngoại giao Nga ngày 27/6 cho rằng kế hoạch kinh tế của...