Bộ ba, kẻ cử nhân, người kỹ sư “hú” nhau bỏ việc về trồng nấm
Ba chàng 8X, kẻ cử nhân, người kỹ sư đều đang có công việc ổn định ở khu vực nhà nước, doanh nghiệp đã “hú” nhau bỏ việc về cùng nhau trồng nấm. Đó là anh Nguyễn Trương Kiến Khương; Nguyễn Hữu Văn; Phạm Tuấn ạt ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Sau 10 năm đi làm, nhóm bạn 3 người bất ngờ cùng rủ nhau bỏ việc để thực hiện dự định đã ấp ủ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường đại học: trồng nấm.
Rủ nhau bỏ việc đi trồng nấm
Cuối năm 2016, khi đang có một công việc ổn định ở Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn (NN-PTNT), Nguyễn Trương Kiến Khương đột ngột xin nghỉ việc. Một quyết định bất ngờ đối với nhiều người nhưng lại “bình thường” đối với Khương. Chàng trai 32 tuổi xin nghỉ việc để thực hiện dự định ấp ủ thời sinh viên: trồng nấm.
Các anh Nguyễn Trương Kiến Khương (trái) và Nguyễn Hữu Văn bên trong khu nhà trồng nấm rơm…
Vốn là một sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học, vào năm cuối đại học, Khương bén duyên với nấm. “Lúc đó có thầy ở Viện Sinh học Tây nguyên tại à Lạt về trường giảng dạy chuyên ngành về nấm. Khi nghe thầy giảng thì mình mê mẩn với nấm. Do đó, mình cũng chọn bảo vệ luận văn về đề tài này và khăn gói lên à Lạt để làm đề tài”, Khương kể.
Cũng chính niềm đam mê đó, sau khi tốt nghiệp anh vào làm việc ở Phòng Vi sinh, Viện Sinh học Tây nguyên để tiếp tục được nghiên cứu về nấm. Tại đây, Khương nghiên cứu sâu về cách trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Sau gần 5 năm làm việc tại đây, đầu năm 2012, anh quyết định trở về quê và anh vào làm việc ở Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, niềm đam mê và dự định khởi nghiệp với nấm vẫn được Khương ấp ủ. Sau gần 5 năm công tác, anh xin nghỉ việc để thực hiện hoài bão của mình. “Cũng mạo hiểm khi từ bỏ công việc ổn định để bắt tay làm một công việc mới với không ít rủi ro. Tuy nhiên đã đam mê thì làm thôi”, anh cho hay.
Khương không phải là người duy nhất đưa ra quyết định khó khăn và mạo hiểm trong cuộc đời. Bởi ở thời điểm anh xin nghỉ việc, 2 người bạn đồng trang lứa khác của anh cũng xin nghỉ việc. Họ quyết định cùng nhau “làm cú lớn” trong đời như anh chia sẻ để đi trồng nấm.
Anh Nguyễn Hữu Văn, bằng tuổi với anh, cùng học chung chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng sau một khóa. Anh Văn cũng học chuyên ngành về nấm và cũng có chung niềm đam mê nấm như Khương. Bởi vậy, dù đang làm việc cho một công ty lớn chuyên về thực phẩm, Văn cũng không ngần ngại nộp đơn xin nghỉ khi nghe Khương “hú” về trồng nấm.
Khác ngành nhưng cùng chung đam mê, Phạm Tuấn ạt, một kỹ sư xây dựng cũng nhanh chóng gật đầu với đề nghị “bỏ việc” về trồng nấm với Khương, người bạn học chung thời cấp 3.
Sau khi bỏ việc, bộ ba phân công trách nhiệm rõ ràng trong lần thực hiện “cú chơi lớn” của họ. Các anh Khương, Văn phụ trách về kỹ thuật nuôi trồng nấm, ạt chuyên về thiết kế, xây dựng nhà xưởng.
Tháng 4-2017, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vinh Phúc ( HTX Vinh Phúc), xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu chuyên về nấm ra đời. 3 chàng thanh niên chính thức gia nhập cuộc chơi biến niềm đam mê với nấm thành công việc kiếm tiền.
Khó nhưng vui
Video đang HOT
Thừa nhận là khá liều khi khởi nghiệp nhưng Khương cho hay, gia đình có đất trồng tràm ở xã Thiện Tân nên về mặt bằng trồng nấm, nhóm giảm bớt được nhiều áp lực. “ất nhà nên không phải trả tiền mặt bằng hằng tháng nên cũng đỡ áp lực, nhất là giai đoạn đầu còn khó khăn. Ngoài ra, mình cũng có thể đầu tư nhà xưởng mạnh tay khi không lo bị đòi lại mặt bằng”, anh Khương cười nói.
Nhưng đó có lẽ chỉ là thuận lợi nhỏ nhoi khi bắt đầu khởi nghiệp của ba chàng trai. Vốn, có lẽ là khâu khó khăn nhất. em tất cả những gì tích cóp được sau gần 10 năm đi làm, 3 chàng trai đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích đất 6.000m2. Thiếu trước hụt sau nên họ tìm mọi cách giảm chi phí. “Phòng phối trộn nguyên liệu trồng nấm, chúng tôi mua một container cũ để giảm giá thành”, anh Khương cho hay.
Sau mỗi thất bại, Khương và Văn ngồi lại cùng nhau phân tích, hoàn thiện quy trình. Mãi đến đầu năm 2018, việc trồng nấm của họ mới đi vào ổn định.
Nấm rơm, loại nấm mà nhóm chọn trồng giờ đây đã có một quy trình hoàn chỉnh và đảm bảo thành công. Khác với cách trồng nấm rơm thông thường là ủ rơm và cấy nấm ngoài trời, anh Khương và 2 người bạn chọn cách ủ nguyên liệu, lên men và cấy nấm trong buồng kín với các thông số phù hợp. Cách làm này giúp cho nấm ít bị nhiễm bệnh, cho chất lượng tốt và năng suất ổn định hơn. Trại nấm mỗi ngày cho thu hoạch đều đặn khoảng 50kg. Nấm bán chạy nên anh Khương và các bạn cũng đỡ được áp lực đầu ra.
Mới đây, niềm vui tiếp tục đến với nhóm 3 chàng trai khởi nghiệp với nấm khi một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ nấm của HTX Vinh Phúc. “Khâu đầu ra gần như ổn nên chúng tôi đang dự định xây thêm nhà trồng nấm. Ngoài nấm rơm, chúng tôi cũng nghiên cứu để trồng thêm nấm bào ngư, nấm mèo”, anh Khương chia sẻ.
Ngoài nấm thương phẩm, Khương và các bạn còn bán giống cho người dân và trồng thêm rau hữu cơ để tận dụng nguồn nguyên liệu trồng nấm sau khi hết hạn sử dụng.
Sau hơn một năm thực hiện “cú chơi lớn” bỏ việc đi trồng nấm, anh Khương thừa nhận mình và các bạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Bởi giờ đây, với nguồn thu từ bán nấm, bán giống và bán rau, họ đã không còn phải bù lỗ. “Cũng còn khó khăn lắm nhưng chúng tôi hy vọng sản lượng được nâng lên, nhóm sẽ có lợi nhuận. Quan trọng hơn, chúng tôi vẫn đang có nhiều dự định để tiếp tục có thể sống với niềm đam mê của mình”, anh Khương khẳng định.
Theo Phạm Tùng (Báo Lao động Đồng Nai)
"Đột nhập" trang trại trồng nấm bào ngư lớn nhất huyện đảo Phú Quốc
Đó là mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình bà Nguyễn Hồng Thoa, ngụ khu phố 10, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang).
Gia đình bà Thoa trồng nấm bào ngư khoảng 10 năm trước. Những năm gần đây, bà Thoa tiếp tục mở rộng diện tích trồng nấm bào ngư trên phần đất vườn của gia đình, với tổng diện tích trồng nấm hiện nay trên 500 mét vuông, ươm trồng khoảng 50.000 bịch phôi nấm giống.
Tưới phôi nấm bào ngư giống.
Thu hoạch nấm bào ngư.
Để xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư được như ngày hôm nay, gia đình bà Thoa làm từng công đoạn, dần mở rộng diện tích và quy mô trồng nấm hàng năm. Tổng số tiền bà Thoa đầu tư cho việc trồng nấm như: làm kệ cố định bịch phôi nấm, hệ thống tưới nước, làm mát không khí, giữ ẩm... tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tái đầu tư nguồn phôi nấm giống mỗi năm khoảng trên 200 triệu đồng.
Khi tai nấm có đường kính từ 3 - 5cm là có thể thu hoạch. Hái cả cụm nấm, vặn sát gốc, nếu để gốc lại dễ gây nhiễm bệnh cho bịch phôi nấm.
Nấm bào ngư mọc ra từ bịch phôi nấm.
Kiểm tra sự phát triển của nấm bào ngư. Thông thường, khi nấm con mọc ra từ bịch phôi khoảng 5 ngày sau sẽ cho thu hoạch.
Mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình bà Thoa hiện là một trong số ít mô hình trồng nấm bào ngư quy mô lớn nhất tại huyện đảo Phú Quốc. Bà cũng là người tiên phong trồng nấm bào ngư ở Phú Quốc. Nhờ áp dụng khá khoa học quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư, mô hình trồng nấm của gia đình bà Nguyễn Hồng Thoa đã và đang cho thu hoạch đều đặn hàng ngày, năng suất khá.
Hiện mỗi ngày, mô hình trồng nấm của gia đình bà Thoa cho thu hoạch khoảng 50 kg nấm.
Nấm bào ngư vừa được thu hoạch.
Hiện mỗi ngày, gia đình bà Thoa thu hoạch khoảng 50kg nấm bán cho thương lái và người dân trên địa bàn huyện Phú Quốc, giá mỗi kg nấm 35 nghìn đồng. Như vậy, mỗi ngày gia đình bà Thoa thu nhập trên 1,7 triệu đồng từ bán nấm. Làm phép tính nhân, mỗi năm gia đình bà Thoa thu nhập trên 500 triệu đồng. Đây là khoảng thu nhập lớn và mơ ước của rất nhiều hộ nông dân nơi vùng đất đảo này.
Vào mỗi buổi chiều hàng ngày, hoạt động thu hoạch nấm của gia đình bà Thoa diễn ra khá khẩn trương.
Cắt bỏ phần gốc nấm trước khi bán nấm thành phẩm.
Công đoạn cắt bỏ phần gốc nấm được thực hiện đơn giản và khá nhanh.
Một thương lái (đứng) đến chào mua nấm bào ngư của gia đình bà Thoa.
Cân nấm bán cho thương lái. Mỗi kg nấm có giá 35 nghìn đồng.
Những bịch phôi nấm giống không còn sản xuất (hết khả năng cho ra nấm) sẽ được thu gom và dùng làm phân bón lót để trồng cây xanh, hoa màu.
Nấm bào ngư là loại nấm tươi chứa nhiều dinh dưỡng và dược tính, nên được người dùng khá ưu chuộng.
Một người đàn ông chọn lại những tai nấm quá lứa không bán được, dùng để chế biến thức ăn.
Theo Hoàng Giám (NNVN)
Xin nghỉ hưu sớm về vườn trồng bưởi đặc sản quê mình Là người con của xứ bưởi Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), ông Nguyễn Anh Phương luôn tự hào vì xứ sở quê mình trồng được giống bưởi ngon nức tiếng xa gần. Vì mê cây bưởi, ông đã xin nghỉ hưu sớm để có thời gian thực hiện ước mơ trồng bưởi sạch. Mê giống bưởi quê...