Bộ ảnh macro về côn trùng “đẹp lạ” tới đứng hình
Nhiếp ảnh gia Nicky Bay đã đặt chân tới nhiều nơi trên thế giới để ghi lại những hình ảnh cận cảnh, chân thực nhất về các loài côn trùng, nhện và nấm lạ.
So với những bộ ảnh macro thông thường, các tác phẩm của nhiếp ảnh gia sống tại Singapore Nicky Bay thường gây ấn tượng mạnh nhờ phong cách chụp xông xáo và cốt lõi là những mẫu vật kỳ quái, đẹp đến đứng tim.
Bọ cánh cứng ký sinh Cicadae hay còn có tên khoa học là Rhipiceridae.
Không đi sâu vào những loài hoa hay động vật thường gặp trong cuộc sống thường ngày, Nicky sẵn sàng thám hiểm tới những nơi xa xôi trên thế giới để đổi lấy những shoot hình về các loài côn trùng, lớp nhện hay nấm kỳ lạ. Dưới góc nhìn của Nicky, những sinh vật mà anh khám phá ra kỳ quái chẳng khác nào những sinh vật phù du tuyệt đẹp bay lượn trong bộ phim 3D “Avatar” đình đám.
Đối với những sinh vật có khả năng phát sáng, để chúng phát ra dạ quang, Nicky phải tập làm quen với cách sử dụng ánh sáng cực tím khi tác nghiệp.
Bọ cánh cứng sừng dài.
Nhện thợ săn.
Nhện cành cây.
Ấu trùng Archduke.
Sâu bướm.
Video đang HOT
Nhện nhảy rụng lông.
Chôm chôm phát sáng.
Bọ chét cây.
Ong cúc cu.
Nấm phát quang.
TheoThy Thy / Trí Thức Trẻ
Dừng hình trước khoảnh khắc đẹp kỳ ảo của sứa biển
Dưới góc chụp của nhiếp ảnh gia Alexander Semenov, loài sứa xuất hiện trong ý nghĩ của con người như những sinh vật ngoài hành tinh đẹp kỳ ảo.
Nổi tiếng với các bức ảnh sinh vật biển chân thực và sống động tới từng pixel, nhà sinh vật học hàng hải kiêm nhiếp ảnh gia người Nga Alexander Semenov luôn đem đến cho người xem cảm giác mới lạ hơn về thế giới đại dương bao la. Mới đây, anh đã quay trở lại với loạt ảnh mới về các loàisứa biển được mệnh danh là sinh vật ngoài hành tinh.
Loài sứa dường như đẹp hơn dưới góc chụp của nhiếp ảnh gia Alexander Semenov.
Hiện anh Alexander đang là trưởng nhóm của đoàn viễn chinh Aquatilis - một dự án khoa học kéo dài 3 năm chuyên sâu vào nghiên cứu thế giới đại dương. Mục đích của dự án này nhằm mở ra bức màn bí mật về loài sứa biển sống ẩn sâu ở dưới đáy đại dương.
Thân mình của loài sứa có thể tan ra nếu gặp phải dù chỉ là một cái chạm nhẹ của con người nên các nhà khoa học không thể nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cũng như công viên thủy sinh. Vì vậy, họ buộc phải sử dụng các thiết bị tân tiến, thậm chí cả robot để ghi lại được hình ảnh của loài sứa.
Những hình ảnh đẹp hút hồn khác trong bộ sưu tập:
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Côn trùng "lạ" cắn người hoành hành dọc QL1A Ba tuần nay, người dân sống dọc trên quốc lộ 1A, phường Tam Bình, Q.Thủ Đức, TP HCM đã bị một loại "côn trùng lạ" cắn gây ngứa. Theo mô tả của người dân, loại côn trùng lạ này rất nhỏ chỉ bằng nửa hạt kê, có chân và cánh nhưng không bay được nhưng bật rất xa. Bị diệt xong, chúng lại...