Bộ ảnh kỷ yếu ‘hiếm có khó đạo nhái’ của học sinh Nghệ An
Loạt ảnh kỷ yếu giá trị như thế này không phải lớp học nào cũng có cơ hội thực hiện!
Cứ đến độ tháng 5 hàng năm, các bạn học sinh cuối cấp lại rục rịch chuẩn bị chụp ảnh kỷ yếu, đánh dấu hành trình trưởng thành của mình. Từ ý tưởng chụp như thế nào, chuẩn bị những gì, thuê trang phục ra sao… đều được các thành viên trong lớp nghiên cứu và đưa ra phương án tốt nhất. Và đương nhiên, lớp học nào cũng mong muốn bộ ảnh kỷ yếu của mình là độc đáo nhất, ấn tượng nhất. Thế nhưng, trong lúc thực hiện sẽ có những tình huống xảy đến bất ngờ như học sinh lớp 12D, trường THPT Đô Lương 4, Nghệ An.
Mới đây, trên mạng xã hội có chia sẻ loạt ảnh kỷ yếu của lớp 12D khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú. Trong ảnh, các bạn học sinh mặc trang phục áo cử nhân đang vội vàng cào thóc được phơi dưới lòng đường giúp người dân.
Video đang HOT
Anh Thế Trường, người chụp bộ ảnh này cho biết, ban đầu lớp chụp bộ ảnh khác nhưng lúc này bầu trời bắt đầu xuất hiện cơn mưa nên tất cả đã cùng nhau thu gom thóc hộ bà con quanh đó. Ai cũng hối hả, người xúc, người cào… dù mệt nhưng các bạn đều vô cùng vui vẻ và cố gắng hết sức.
“Lúc đó, mình đang chụp ảnh thì mây đen kéo đến, trời lắc rắc đôi hạt mưa, bỗng một nhóm nam sinh chạy ùa ra, dùng vật dụng sẵn có ở đó vun lúa lại. Phần lớn các bạn là con nhà nông, tôi nghĩ tình huống ngoài kịch bản này cũng khá hay, nó nhắc các em biết quý trọng thành quả lao động của bố mẹ nên bấm vài kiểu ghi lại khoảnh khắc ấy”, anh Trường cho hay.
Không quá cầu kỳ nhưng bộ ảnh kỷ yếu cào thóc “chạy mưa” giúp dân này đã nhận về rất nhiều lời khen của cộng đồng mạng bởi sự độc đáo, ấn tượng và vô cùng đặc biệt. Từ một khoảnh khắc rất thật với hành động ý nghĩa, các bạn học sinh đã có những bức ảnh vô cùng giá trị mà không phải lớp học nào cũng có cơ hội thực hiện.
Sau khi đăng tải, loạt ảnh này đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác của cộng đồng mạng.
“Bức ảnh giá trị quá”, “Có lẽ những khoảnh khắc như thế này rất khó để quên, tuổi học trò trôi qua nhanh lắm các em ạ. Hãy cứ tận hưởng khi còn có thể”, “Hành động ý nghĩa quá, cảm ơn các em”, “Bức ảnh đẹp đâu cần quá cầu kỳ nhỉ?”… là một số bình luận của dân mạng.
Nam sinh thuyết trình xong để lại một câu "chí mạng" trên màn hình, tụi bạn hay lăm le phản biện, tranh luận chắc tức lắm!
Thế này thì còn ai dám đứng dậy đòi đặt câu hỏi nữa?
Thuyết trình là một trong những hoạt động mà ai cũng đều quen thuộc thời còn đi học. Đến sau này, khi đi làm, việc thuyết trình còn quan trọng hơn nữa. Nghe "thuyết trình", tưởng là chỉ cần soạn đầy đủ tư liệu, thiết kế slide đẹp đẽ, nói thật trôi chảy và đúng bài thế là hết. Nhưng không, công việc này còn bao gồm cả lắng nghe ý kiến nhận xét của người khác, nhận câu hỏi, thắc mắc rồi sau đó trả lời, cố gắng bảo vệ quan điểm cho bài làm của mình giữa "búa rìu"dư luận,...
Nghe những điều trên mới thấy áp lực của việc thuyết trình như thế nào. Bởi thế, mới đây, một anh chàng học sinh cũng có buổi trình bày phần bài tập nhóm của mình thông qua phần mềm trình chiếu. Như đoán được sau phần nói của mình sẽ có rất nhiều cánh tay giơ lên đòi tranh luận, thế nên anh chàng nhanh chóng chặn họng bằng một slide có nội dung: "If you have any questions, please keep it for yourself. I'm not Google" (Tạm dịch: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy giữ nó cho riêng mình. Tôi không phải là Google).
Ảnh: Internet
Quả thực, ở phần tranh luận, nhiều học sinh lém lỉnh dùng khoảng thời gian này để "chặt chém" bạn học hơn là để xây dựng nội dung cho bài tập. May mắn thì nhóm nhận về ít câu hỏi hoặc chỉ là những lời nhận xét qua loa, còn ngược lại thì là một cơn mưa những màn phát hiện lỗ hổng trong bài, từ phần kiến thức hay đến lỗi chính tả đều nằm trong tầm ngắm. Và không phải ai cũng đủ bình tĩnh, tỉnh táo để giải quyết hết đống "chất vấn" từ trên trời rơi xuống này.
Tất nhiên, với những đóng góp mang tính xây dựng thì đều được đón nhận nhưng học trò nào cũng mong được cả lớp "nương tay" sau mỗi phần thuyết trình của mình. Vậy, trong các buổi thuyết trình thì nên phản biện, tranh luận thế nào cho sang và văn minh?
Trước tiên, đừng tranh luận vô cớ, đưa ra những lý lẽ cụt ngủn hay không có tính logic và nhất là không liên quan tới các nội dung nằm trong bài nói của người thuyết trình. Cũng đừng dùng những giây phút này để "đánh trả" bạn bè vì những xích mích trước đó hay chỉ vì muốn "troll", vì như thế rõ ràng thể hiện bạn không phải là một người chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy luôn giữ sự tôn trọng thầy cô, bạn bè và người nói bằng thái độ điềm tĩnh, khách quan,...
Nam sinh tỏ tình giữa chốn đông người, nhận cái kết buồn thiu nhưng giật spotlight lại là 1 câu nói đắt giá của cô gái Dù tỏ tình nhưng nam sinh cũng chẳng thể buồn lâu khi nghe câu nói này của bạn nữ. Ảnh minh họa Đi qua tuổi học trò, có đến 90% học sinh đều từng cảm nắng một ai đó. Đó là cảm giác nhớ nhung, thầm mỉm cười khi nghĩ đến cậu bạn hay cô nàng cùng trường, cùng lớp... Dù đã thành...