Bộ ảnh khác lạ về lính Mỹ ở Việt Nam
Bộ ảnh của Charlie Haughey về lính Mỹ ở Việt Nam khác biệt so với những bộ ảnh cùng loại, vì tác giả của nó không phải là phóng viên chiến trường. Ông chụp từ góc nhìn của một người lính với nhiều khoảnh khắc rất đời thường.
Ở tuổi 24, Charlie Haughey gia nhập quân đội Mỹ vào tháng 10/1967 khi đang theo học trường cao đẳng Michigan. Vì hết tiền học tiếp, Charlie bỏ học đi làm, rồi sau đó nhập ngũ.
Sau 63 ngày phục vụ trong một đơn vị ở Việt Nam, Charlie được cấp trên giao nhiệm vụ chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc về chiến tranh và đời sống của lính Mỹ.
Charlie Haughey chụp được gần 2.000 bức ảnh trong thời gian từ tháng 3/1968 – 5/1969 trước khi về nước. 45 năm trôi qua, những bức ảnh đó được số hoá, nhưng tác giả của chúng lại không còn nhớ nhiều về ý nghĩa chi tiết từng bức ảnh cũng như các nhân vật trong ảnh giờ ra sao. Điều đó khiến Charlie mất ngủ nhiều ngày vì trằn trọc.
Một nhóm tình nguyện đã giúp Charlie chọn ra 28 bức tiêu biểu nhất, khác lạ nhất về
Charlie được giao nhiệm vụ chụp ảnh không phải để phục vụ mục đích chính trị mà chỉ nhằm nói lên tinh thần của cuộc chiến.
cuộc chiến tranh để trưng bày tại cuộc triển lãm với nhan đề: “Một chốn đi về”. Cuộc triển lãm sẽ mở cửa vào ngày 5/4 tại phòng tranh nghệ thuật ADX ở Portland, Oregon.
Khó khăn của việc bảo quản ảnh sau chừng ấy thời gian đã khiến những dòng ghi chú sau ảnh phai mờ. 28 bức hình về những con người mà chính tác giả cũng không biết, tại những nơi đã bị quên lãng và vào những khoảng thời gian không còn xác định được nữa. Tác giả hi vọng bằng việc mở cuộc triển lãm này, ông có cơ hội liên hệ lại với những nhân vật mà có khi ông mới gặp một lần trong đời.
Dưới đây là một số bức ảnh được lựa chọn từ tập ảnh về lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam của Charlie Haughe:
Gục đầu trong thùng xe tải. Giây phút hiếm hoi bắt gặp người mệt mỏi gục đầu, tay vẫn giương súng cảnh giác
Nghỉ ngơi bên những nòng súng lớn: Nhóm lính Mỹ thư giãn trong xe tải và ngồi đọc thư. Họ sẽ đốt cháy hoặc xé vụn những bức thư này sau đó vì quân đội Hoa Kỳ không muốn binh lính mang theo thông tin cá nhân. Nếu vi phạm, họ sẽ bị bắt giữ và kỷ luật nặng
Thủ trưởng William N. Parish HHC và nhóm tân binh ở gần Củ Chi
Lính Mỹ trên chiếc Bell UH-1. Bức ảnh trông giống tác phẩm hội hoạ, mang lại cảm giác thanh bình của những giây phút “không có tiếng súng”
2 lính thông tin và 1 chỉ huy lên chiếc Huey. Bức ảnh đã hỏng phần nào vì phải chịu nhiệt độ 100 độ C trong con tàu container Conex khi tác giả trên đường về nước
Video đang HOT
Dồn bao cát để phục vụ trong các cuộc đấu súng. Tên và ngày không rõ
Một lính mang súng trường luồn qua bụi tre để tìm khẩu súng máy của trung đội. Chỉ vài giây sau khi Haughey chụp bức ảnh này, khẩu súng máy bắt đầu khai hỏa và quay tròn khiến anh lính này suýt chết
Hướng dẫn phi công điều chỉnh máy bay vận chuyển vũ khí và đồ tiếp tế, gần cứ điểm Dầu Tiếng
Trung sĩ Edgar D. Bledsos đang bế một bé sơ sinh người Việt Nam bị ốm nặng. Em bé đã được đưa về căn cứ để chữa trị
Khai hỏa quả pháo cối, loại vũ khí mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới II và chiến tranh Triều Tiên
Một hạ sĩ quỳ gối trên nền ướt nhoẹt để kiểm tra khẩu M16
Lính thông tin giữ vai trò liên lạc không thể thiếu giữa bộ binh và máy bay lên thẳng
Những chiếc trực thăng có thể chở tới 50 người. Trong bức ảnh là 5/9 chiếc Huey đầu tiên vừa thả lính xuống trong vụ càn quét gần Dầu Tiếng
Căn hầm của bộ đội Việt Nam bị phát hiện, một lính Mỹ vào hệ thống hầm ngầm để tìm vũ khí, tài liệu còn sót lại… Hệ thống hầm này sau đó bị phá hủy bằng chất nổ. Tên, ngày, địa chỉ không rõ
Dừng chân nghỉ vì khẩu M60 quá nặng và dải đạn trên vai. Tất cả thành viên của tiểu đội phải mang những vũ khí cần thiết như đạn dược, súng ngắn…
Một chiếc xe bọc sắt được mệnh danh là “rồng phun lửa” đang dọn những chỗ có thể bị mai phục bên đường
Các sĩ quan bộ binh quan sát và định hướng cho trận chiến
Một lính Mỹ đang chuẩn bị đạn dược cho cuộc chiến
Dừng chân hút thuốc
Trực thăng hạ cánh ở căn cứ Dầu Tiếng
Thu nhặt vũ khí ở gần Dầu Tiếng
Tiểu đội súng máy M60
Tranh cãi với mấy phụ nữ người Việt. Tên, ngày, địa điểm không rõ
Tiểu đội giải cứu Chinook hạ cánh xuống đồng lúa gần Trảng Bảng, tháng 1/1969
Chữa vết thương cho một cụ già Việt Nam
Mệt mỏi vì bị thương
Lính cứu thương tắm cho nhóm trẻ Việt nam. Tên, ngày, địa điểm không rõ
Tác giả của bộ ảnh, Charlie Haughey chụp ảnh cùng nhóm trẻ em học sinh Việt Nam
Nhân viên y tế của chương trình y tế dân sự (MEDCAP) đang chữa bệnh cho một em bé người Việt Nam. Không rõ tên, thời gian và địa điểm
Theo 24h
Đề nghị hồ Dầu Tiếng ngưng xả để giảm ngập TP HCM
Trước cảnh báo đợt triều cường lên cao giữa tháng 10 có khả năng gây ngập nặng, UBND TP HCM đã đề nghị giảm lưu lượng xả tràn hồ thủy lợi Dầu Tiếng để giảm ngập cho địa bàn thành phố.
UBND TP HCM đã đề nghị Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy lợi chỉ đạo công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa giảm lưu lượng xả tràn dưới mức 100 m3/giây từ 13 - 15/10 và ngưng xả ngày 16-19/10 để giảm nguy cơ ngập úng trên diện rộng vì triều cường kết hợp việc xả tràn.
UBND TP HCM đề nghị ngưng xả tràn hồ Dầu Tiếng từ 16-19/10 để giảm nguy cơ ngập nặng tại TP HCM. Ảnh: H.C.
Trước đó, ngày 31/7, hồ Dầu Tiếng bắt đầu xả tràn để đảm bảo an toàn cho công trình . Ngày 10/10, do mực nước lên cao, công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa đã nâng lưu lượng xả tràn từ 150 m3 lên 200 m3/giây.
Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 16 - 18/10 đợt triều cường lớn có khả năng gây ngập địa bàn TP HCM trên diện rộng vì nước các sông Nam bộ đang ở mức cao kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về.
Dự báo, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ đạt 1,5 m (ngày 15/10), những ngày tiếp theo đỉnh triều sẽ vượt mức báo động 3 với mực nước dự báo là 1,53 m (17h ngày 16/10) 1,55 m (17h30 ngày 17/10) và 1,53 m (18h30 ngày 18/10). Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cảnh báo, với đỉnh triều vượt mức báo động 3, nếu kết hợp với mưa lớn, TP HCM lại có nguy cơ ngập nặng như đợt triều cường đầu tháng 10 vừa qua.
Theo VNE
Phá rừng phòng hộ làm nhà máy xi măng Rừng phòng hộ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có ý nghĩa rất quan trọng về sinh thái và môi trường không chỉ cho Tây Ninh mà còn nhiều địa phương khác như: TP.HCM, Long An, Bình Dương... Thế nhưng, nó đang từng ngày bị "xẻ thịt". Vào năm 2006, có 238 ha rừng phòng hộ Dầu Tiếng đã phải "hy sinh" cho Nhà máy...