Bộ ảnh đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường
Để ghi nhận hiện trạng đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường cá chết hàng loạt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức những đợt lặn xuống vùng biển nguy hiểm này. Kết quả cho thấy, nhiều khu vực của bốn tỉnh, hệ sinh thái bị hủy diệt.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát tại đáy biển ở cả 4 tỉnh Bắc trung bộ xảy ra sự cố. Cùng Tiền phong xem bộ ảnh đáy biển miền Trung bị hủy diệt. Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 06/05/2016). Ở Mũi Ròn Mạ, san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng. Ở Hòn Sơn Dương San hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%. cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.
Quảng Bình, khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) – Vũng Chùa ngày 07/05/2016. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước tập đoạn nhỏ. Độ phủ thấp, dưới 10%. Có hiện tượng san hô chết rải rác trên cạn. Vắng bóng các đối tượng các kinh tế và các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô. Tương tự Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.
Quảng Trị, địa điểm khảo sát là Cửa Tùng. Ở đây các nhà khoa học bắt gặp phát hiện thấy hầu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra còn khá nhiều vỏ hầu nằm rải rác trên nền đáy.
Video đang HOT
Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn.
San hô bị chết trắng tại Hòn Sơn Chà
San hô bị chết trắng tại rạn san hô Bãi Chuối
Trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màng màu vàng – nâu sậm
Ghẹ bị chết trong hốc san hô tại Bãi Chuối
Cá Vẩu (Caranx ignobilis) chết trôi tại rạn san hô Bãi Chuối
Các nhà khoa học thu mẫu cá Vẩu để lấy mẫu dịch màng bám ngoài da.
Theo Nguyễn Hoài
Tiền Phong
Quảng Bình lập hội đồng đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển
Sáng 4/7, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức cuộc họp bàn đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra và bàn các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung và giải pháp khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường, phương án đền bù cho ngư dân vùng ảnh hưởng, vào ngày 3/7, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển và tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra những giải pháp tổng thể để khắc phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương trong tỉnh.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, chủ trì cuộc họp đánh giá thiệt hại sau sự cố môi trường biển.
Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo các sở ngành và địa phương bị ảnh hưởng đã báo cáo tình hình thiệt hại trên các lĩnh vực. Cụ thể, ước tính thiệt hại của lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, kinh doanh thủy sản và nghề muối tính đến tháng 6 năm 2016 là trên 1.255 tỷ đồng và dự kiến đến hết năm 2016 là 2.300 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, với bờ biển dài 116km và ngư trường và vùng đặc quyền kinh tế hơn 20.000km2 nên thiệt hại về môi trường và nguồn lợi thủy sản hết sức to lớn, trong đó môi trường sống của các loại thủy hải sản bị phá hủy, có một số loại thủy sản gần như tuyệt chủng và sản lượng khai thác thủy sản giảm từ 40 đến 60%.
Cùng với đó, sau sự số môi trường biển, ước tính đến tháng 6/2016, thiệt hại về du lịch gần 1.393 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là 1.670 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại ước tính đến hết tháng 6 của toàn tỉnh là 2.662 tỷ đồng và đến hết năm 2016 là khoảng 4.000 tỷ đồng.
Tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty Formosa gây ra
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển của tỉnh đã tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến về một số vấn đề liên quan đến việc đánh giá chính xác giá trị thiệt hại, và các giải pháp hỗ trợ kịp thời, công bằng và cho các đối tượng bị ảnh hưởng như: cần xác định và đặt ra tiêu chí thiệt hại theo từng lĩnh vực để có đánh giá chính xác, công bằng; phải thành lập tổ giúp việc cho Hội đồng để việc đánh giá sát thực tế; số liệu thống kê thiệt hại cần chi tiết, chính xác và cụ thể theo từng lĩnh vực...
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, sự cố môi trường biển do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng và sâu rộng đến đời sống, tâm lý của từng người dân trong tỉnh. Đặc biệt, ngành nông nghiệp và du lịch đã bị tác động khủng khiếp, nhất là ngành du lịch của tỉnh đã thực sự bị đình trệ.
Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương cần triển khai thực hiện việc đánh giá thiệt hại theo nguyên tắc đảm bảo chính xác, đúng luật và công bằng cho người dân; việc đánh giá thiệt hại không chỉ đến cuối năm 2016 mà cần đánh giá đến cả những năm tiếp theo và lâu dài.
Hội đồng đánh giá cần tham khảo hướng dẫn các tiêu chí đánh giá của các Bộ, ngành Trung ương và 3 tỉnh bị ảnh hưởng để có sự thống nhất chung; việc đánh giá phải đầy đủ, không bỏ sót và các tiêu chí đánh giá thiệt hại phải thống nhất theo từng lĩnh vực và từ tỉnh đến cơ sở.
Đồng thời, các huyện, thị xã, thành phố chủ động đánh giá, tổng hợp đến ngày 10/7/2016 để báo cáo với tỉnh và ngày 15/7/2016 tỉnh sẽ hoàn thành số liệu để báo cáo Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương.
Đặng Tài
Theo Dantri
Vụ Formosa: Điều quan trọng nhất là khắc phục môi trường biển Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TS khoa học Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, trong vụ Formosa xả độc tố làm cá chết hàng loạt, điều quan trọng nhất là phải tăng cường các giải pháp để khắc phục môi trường biển,...