Bộ ảnh chú chó corgi luôn ở bên người mẹ trong hành trình sinh con
Ngắm loạt ảnh ghi lại quá trình sinh nở của mình, Brooke đã không kìm được xúc động khi nhận ra rằng chú chó Ranger ở bên cạnh cô mọi lúc mọi nơi.
Brooke nhớ lần đầu tiên cô làm mẹ là lúc sinh cậu con trai Boyd. Khi đó, chú chó corgi tên Ryder đã luôn ngọt ngào, kề bên cô, để cho cô ôm khi cảm thấy đau đớn vì những cơn co thắt.
Ryder chăm chú quan sát khi Brooke trở dạ, ân cần đến bên để an ủi bà mẹ sắp sinh con.
Lần “ vượt cạn” này của cô, Ryder không thể kề bên, nhưng “em trai” nó – Ranger – đã thay “người bạn 4 chân” làm việc đó. Sau khi chạy ra cửa đón chào nhiếp ảnh gia đến nhà, chú corgi nhanh chóng trở vào trong, bên cạnh Brooke, để cô vuốt ve như một sự quan tâm, khích lệ.
Ranger rất háo hức, dường như nó cũng cảm nhận được điều kỳ diệu sắp xảy ra. Chú chó nhảy lên giường và nhẹ nhàng đặt nụ hôn lên tóc người mẹ. Ánh mắt của nó có vẻ khá lo lắng khi thấy chủ nhân đang vật lộn với cơn đau.
Video đang HOT
Khi nhìn thấy Brooke nắm chặt tay chồng mình, Ranger cảm nhận được sức mạnh của tình thương yêu, nó tiến đến bên và dành cho cô một nụ hôn ngọt ngào.
Lần sinh này với Brooke không giống với lần trước. Nhiều cơn đau, cơn co thắt khiến cô khó khăn hơn để vượt qua. Sau khi quan sát tình hình, chú corgi quay ra nằm trên chiếc sofa cạnh đó, kiên nhẫn chờ đợi.
Ranger háo hức chào đón thành viên mới của gia đình. Cô chủ nhỏ mới ra đời sẽ là người bạn mà chú chó cần chăm sóc.
Loạt ảnh đáng yêu của Ranger khiến chúng ta càng thêm quý mến thú cưng trong gia đình. Không chỉ trung thành, đó còn là những vật nuôi sống rất tình cảm.
Theo Zing
5 nỗi kinh hoàng của các mẹ khi đi sinh, các mẹ bầu tập 1 nên đọc ngay
Bên cạnh việc bị cơn đau chuyển dạ hành hạ liên tục suốt nhiều tiếng đồng hồ, sinh con còn bao gồm rất nhiều nỗi khổ khác mà các bà mẹ lần đầu thường bị ám ảnh. Dưới đây là 5 nỗi khổ mà hầu như ai cũng từng trải qua
Mang thai, sinh con là niềm hạnh phúc đối với mỗi người mẹ vậy nhưng trong thời điểm vượt cạn, chị em sẽ phải trải qua không ít "nỗi kinh hoàng". Đó không chỉ là cơn đau chuyển dạ kéo dài hàng tiếng đồng hồ mà còn là những vấn đề khiến ai trải qua rồi cũng ám ảnh.
Khám trong
Khám âm đạo (hay còn gọi là khám trong) là thủ thuật thường được thực hiện với bà bầu đã xuất hiện cơn co chuyển dạ hoặc với những trường hợp quá ngày dự sinh. Để thực hiện khám âm đạo, bác sỹ đeo găng tay vô trùng và đưa tay vào bên trong âm đạo kiểm tra cổ tử cung đã mở được bao nhiêu phân.
Dù đây là quá trình thăm khám bắt buộc nhưng cũng khiến nhiều sản phụ "ngượng chín mặt", nhất là khi được thăm khám bởi bác sỹ nam.
Đi vệ sinh không tự chủ
Khi em bé di chuyển sâu xuống kênh sinh, đầu sẽ gây áp lực trực tiếp lên trực tràng, khiến mẹ dễ thấy buồn tiểu tiện hoặc đại tiện.
Khi đang trong quá trình sinh nở, mẹ cũng khó có thể tập trung kiểm soát vấn đề này nên việc vô tình "xả chất thải" trên bàn sinh không phải chuyện hiếm gặp.
"Phô bày" cơ thể
Một vấn đề khác khiến các chị em, đặc biệt là người sinh con lần đầu lo lắng khi chuẩn bị sinh là việc phải "phô bày" thân thể trước sự chứng kiến của các y bác sĩ. Nếu sinh thường, mẹ sẽ được mặc áo còn sinh mổ thì sẽ được khỏa thân hoàn toàn.
La hét mất hết hình ảnh
Khi đang "hưởng thụ" cơn đau đẻ trong truyền thuyết, nhiều mẹ sẽ không kiềm chế được mà la hét, mắng chửi, thậm chí là đánh chồng. Lúc đó chắc hẳn mẹ cũng không quan tâm nhưng sau khi sinh nghĩ lại thì có thể cảm thấy ngượng ngùng vì mất hết hình tượng.
Một nghiên cứu ở Anh đã tiết lộ rằng những người phụ nữ mang nặng nỗi sợ hãi chuyện sinh nở trong suốt thời gian mang thai có thể phải đối mặt với tình huống mổ lấy thai khẩn cấp hoặc nếu sinh qua ngả âm đạo thì cũng phải sử dụng các thiết bị hộ sinh khác.
Để giảm bớt cơn đau đẻ, mẹ bầu cần được thư giãn tuyệt đối, tìm hiểu kỹ càng về quá trình sinh con, chuẩn bị tâm lý thật tốt và cùng bàn bạc mọi điều với ông xã của mình.
Ngoài ra, chúng ta có thể chế ngự nỗi sợ hãi bằng sự hiểu biết. Thế thì trước khi sinh hãy tìm hiểu xem bạn sẽ đối mặt với những nỗi lo nào và cách vượt qua nỗi sợ hãi ấy như thế nào nhé!
Đặt ống thông tiểu
Trước khi mổ lấy thai, để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra trong khi phẫu thuật, phụ nữ sẽ được bác sĩ đặt ống thông tiểu vào niệu đạo. Ban đầu, mẹ sẽ cảm thấy ngứa ran và sau đó là khó chịu vì có dị vật trong người. 24 giờ sau sinh, mẹ sẽ được tháo ống thông tiểu. Tuy nhiên, nếu sau sinh mẹ vẫn bị khó đi tiểu thì cần duy trì ống thông thêm một thời gian nữa.
Theo www.phunutoday.vn
"Ai ngủ ở giường xếp thì cứ việc, em sẽ ngủ ở giường của bệnh viện" Tôi vừa nuốt xong miếng cháo, mặt gần như biến sắc, vì tức giận. Tôi tự hỏi trong lòng, chồng nghĩ gì khi có thể cho tôi nằm trên giường xếp, sau cơn vượt cạn như chết đi sống lại. Tôi lặng thinh, chồng có vẻ không hài lòng. Không biết có ai đi đẻ mà khổ sở như tôi không? Gia đình...