Bộ ảnh ăn hỏi độc nhất đầu mùa cưới, gây chú ý hơn cả là “thái độ” của cô dâu đối với chú rể lúc “thuyền hoa” cập bờ
“Mọi người lạc quan lắm, cười bảo cưới thế này có cả thủy cả bộ. Ai cũng cười tận đến lúc ra về luôn… Đám này hài lắm luôn”, Huy Nguyễn chia sẻ.
Đám cưới – ngày trọng đại của đời mỗi người luôn được chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo để có giây phút đẹp đẽ, đáng nhớ nhất. Nhưng muốn là một chuyện, đôi khi người tính chẳng bằng trời tính.
Những hình ảnh đám cưới đặc biệt do 1 tài khoản facebook đăng tải trong group đông thành viên đã gây chú ý trên mạng xã hội. Điểm nổi bật được toát lên qua những tấm ảnh này chính là “cưới em mùa nước lũ”.
Từ họ hàng cho đến đội bê tráp, hay bản thân nhân vật chính là chú rể cũng ngồi thuyền để đến nhà cô dâu. Đây có lẽ là kỷ niệm khó có thể phai nhạt của họ hàng hai bên mỗi khi nhìn lại ảnh sau này.
Các bậc chú bác họ nhà trai cũng phải trèo thuyền sang nhà cô dâu
Bình thường con đường có thể đi lại, xe cộ đi lại nhưng hôm nay đã “hóa thành sông” rồi.
Chú rể từ từ tiến đến…
… vất vả di chuyển nhưng lấy được vợ nên rất tươi
Dàn bê tráp độc đáo
Khi chả có nam thanh niên nào được đi giày
Video đang HOT
Tuy khó khăn vất vả là vậy nhưng mọi người đều nở nụ cười rõ tươi. Có lẽ, đám cưới này là một điều đặc biệt, hiếm có. Sau này, khi nhìn lại những tấm hình này thì họ hàng hai bên chắc chắn sẽ thấy gợi lại rất nhiều kỷ niệm.
“Trèo nhanh đi bác, nhà bao việc!”
Khó khăn đấy nhưng ai cũng vui tươi
Liên hệ với người thực hiện bộ ảnh, anh Huy cho biết đám hỏi này vừa được tổ chức sáng nay ở gần chợ Vó Ngựa, Thái Nguyên.
Ngồi thuyền thì đi chân đất, khi lên bờ thì mọi người mới đi giày dép tử tế để chụp một bức hình kỷ niệm. Điều này cũng khiến nhiều người cảm thấy rất thích thú. Một số dân mạng than thở hộ chú rể: “Khổ sở quá nhưng mà vui thật”.
“Bình thường đoạn đó là đường đi nhưng mưa to gây ngập lụt quá. Chỗ đó là chỗ trũng nên nước sông dâng to lên bị ngập, hai bên là ruộng nên buộc phải đi thuyền mới vào được. Số thuyền đó là do nhà cô dâu chuẩn bị khi phát hiện bị ngập lụt”, anh Huy thực hiện bộ ảnh chia sẻ.
“Khi nhìn thấy cảnh ngập lụt không thể tiến vào thì mình cũng bất ngờ quá tại lần đầu tiên chứng kiến. Nhà trai được thông báo trước là phải đi thuyền nhưng cũng không nghĩ ngập to vậy. Mọi người lạc quan lắm, cười bảo cưới thế này có cả thủy cả bộ. Ai cũng cười tận đến lúc ra về luôn. Nhà gái thì cực kỳ nhiệt tình. Lúc ra về còn có mấy bác xắn quần đẩy thuyền giúp nhà trai nữa.”, anh Huy cho biết thêm.
“Cô dâu chú rể vui tính và chụp ảnh rất tự nhiên, thấy cảnh ngập lụt cả hai cũng cười nói rồi hỏi han mọi người. Đám cưới thế này vất vả mà hài và vui lắm”, anh Huy nói thêm. Được biết, đám cưới sẽ được tổ chức vào sáng ngày mai (12/9).
Bình thường, khi thực hiện những đám cưới ai cũng muốn ngày vui đó được tổ chức theo cách đặc biệt, gây ấn tượng nhiều nhất. Như cặp đôi này, dù cưới vào ngày nước lớn, phải di chuyển bằng thuyền nhưng họ đã có một buổi lễ ăn hỏi thật sự thành công khi ai cũng cảm thấy vui vẻ. Những bức ảnh này sẽ được giữ gìn mãi, nó là minh chứng cho một ngày lễ đặc biệt, không vì thời tiết và hoàn cảnh mà giảm đi ý nghĩa của nó.
Photo: Nguyễn Huy
Theo Helino
Chuyện phong bì: Lúc bạn cưới tôi mừng 1 triệu, lúc tôi cưới bạn gửi có 200k, còn dắt theo 3 người lấy cả mâm cỗ mang về!
Một câu chuyện không mới thế nhưng luôn thu hút được sự quan tâm và bình luận của số đông, nhất là vào mùa cưới hàng năm.
Mừng cưới bao nhiêu cho hợp lý có lẽ là một câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Chiếc phong bì này sẽ thay lời bạn chúc mừng, thể hiện tình cảm yêu quý dành cho cô dâu, chú rể vì thế, phải thật cân nhắc để đẹp ý đôi bên. Cũng có những trường hợp nhiều vị khách "có qua mà không có lại" hoặc "có lại mà chẳng toại ý nhau" khiến chủ nhân của đám cưới chỉ còn biết cười trừ.
Vấn đề tưởng chừng đơn giản này những thật ra lại cực kì tế nhị khi động chạm đến "trả nợ miệng".
Như là mới đây, một chú rể đã "than trời" vì những vị khách không ý tứ trong đám cưới của mình khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao.
Câu chuyện về tiền mừng cưới tưởng cũ mà chưa bao giờ là cũ mỗi khi mùa cưới đến. Ảnh chụp màn hình
Chú rể này chia sẻ:
"Tính mình vốn cũng rộng rãi tiền nong, nhất là tiền mừng, lễ lạc các kiểu. Mình quan niệm sống không tính toán thì người ta sẽ quý mà biết điều. Văn phòng mình có mấy người thôi, nên mỗi lần có đình đám, mình đều góp mặt. Mọi người ai cũng rất ý thức và hiểu, trừ anh T - ngồi đối diện bàn mình.
Ông này phải cái tính quý tiền hơn quý người, lúc nào cũng tiền, tiền, tiền. Cơm văn phòng trên 35k là ông thà nhịn chứ không ăn, đồ dùng bình thường như áo mưa, mũ bảo hiểm ông ấy cũng nhặt nhạnh đâu đấy từ mấy cái để quên trong công ty chứ không mua. Trà đá, trà chanh thì phải bao thì ông mới đi, không thì còn lâu vì "tốn thời gian, anh không thích xã giao lê lết".
Ông này lại còn kiểu tính toán, kiểu như miễn phí thì không sao, nhưng bỏ tiền ra thì luôn mồm đòi xịn, sang chảnh mặc dù tiền ít. Trước mình rủ ông ấy đi ăn bún bò Huế ở quán mới, đầu tiên mình định trả, nhưng ai dè quên ví, thế là ông này nhăn nhó trả tiền. Chỉ 60k thôi mà về ông ta cứ cằn nhằn: "30k một bát mà cho có tí thịt, cọng hành úa lặt ra, không đáng tiền".
Đỉnh điểm là đám cưới mình hôm chủ nhật vừa rồi, ông này lôi cả vợ và đứa con trai 3 tuổi đến để ăn cỗ. Gia đình đấy chiếm mất nửa mâm cỗ vị trí đẹp nhất, ăn uống cực nhiệt tình, thậm chí còn xin túi bóng cầm mấy đĩa gà, tôm mang về. Chuyện không có gì để nói đến khi mình check phong bì, thấy ông này mừng 200k. Trong khi trước đây mình đi cưới ông 1 triệu lận, mà chỉ một mình mình đến ăn thôi.
Đến giờ thì mình không thể hiểu được nữa, tại sao người nhôm nhựa đến thế vẫn còn sống? Mà, có nên nhắc nhở khéo ông ấy không? Nhắc thì kiểu gì cho thâm mà hợp lý? Hay có phải mình đang tính toán quá không nhỉ?".
Chiếc phong bì mừng cưới 200 ngàn
Còn đây là lời nhắn sau khi cùng vợ con dự đám cỗ về.
Câu chuyện tưởng cũ mà vẫn mới này ngay sau khi đăng tải đã nhận về hàng trăm lượt bình luận, chia sẻ từ rất đông người dùng mạng. Người thì cho rằng, mừng cưới là từ cái tâm khách đến dự. Tùy vào tình hình kinh tế mà người ta mừng cưới, chú rể, cô dâu không nên cưỡng cầu khiến việc cả đời mất vui đi.
"Theo quan điểm của mình, cưới xin người ta đến dự mừng hạnh phúc mình là vui lắm rồi. Mình chả quan trọng mình mừng họ thế nào thì họ phải mừng trả như thế.
Cả đời mới cưới 1 lần, có tốn 1 lần cũg chả sao, so sánh thiệt hơn làm gì cho mệt, nhất là xác định đi đám cưới thì sẽ toàn người thân mà. Tại sao phải tính toán với người thân như vậy. Bớt tính toán đi sẽ nhẹ nhàng hơn mà", tài khoản V.Đ viết.
Còn bạn H.H thì cho rằng: "Đám cưới là việc của mình, người ta bỏ công bỏ việc cả vợ cả con đến là mừng rồi. Còn chuyện lỗ lãi là việc của mình, cỗ cưới là đãi khách chứ có phải kinh doanh đâu mà lỗ lãi. Còn sợ lỗ thì không mời ai hết, hoặc không bày cỗ mà chỉ mời đến uống nước thôi. Còn nếu biết tính như vậy rồi thì coi như lần này cạch hẳn ra, ngưng chơi cùng".
Tuy nhiên, số đông khác lại cho rằng, vị khách mời này quá "kém duyên" và kẹt sỉ. Bởi việc dẫn cả 3 người đi ăn rồi "đáp lễ" lại 200 nghìn thì thật sự là... hơi quá! Trong khi đó trước kia đã nhận được 1 triệu tiền mừng của chú rể.
Bạn P.A thở dài: "May là chỉ có 1 người như anh này chứ cỡ mà gặp 10 người như này thì mệt phải biết. Người đâu vừa bủn xỉn vừa kém duyên thế không biết! Anh trai mình ngày xưa cưới lỗ 30 triệu, nghe xong hết muốn làm đám cưới luôn".
"Bạn bè bình thường làm đám cưới ở quê tôi cũng phải đi 300-500k vì vật giá rẻ hơn. Bạn thân thì phải tiền triệu. Dẫn theo bạn gái hay vợ con thì cũng phải bỏ thêm chứ làm sao mà đi mấy đồng như vậy được, chưa kể người ta còn mừng cưới mình rồi. Qua lại còn lâu dài đâu có thểmất quan hệ chỉ vì một cái đám cưới được, vị khách này cư xử chán thật", nickname T.Đ bày tỏ.
Còn số khác thì đưa ra lời gợi ý cho chú rể "đáp trả" người bạn kém duyên kia: "Bạn cứ nhắn tin lại cho anh ta rằng: "Em cũng muốn thêm vài mâm mà sợ lỗ bác ạ. Thời buổi kinh tế khó khăn, đấy, tôm nhảy bây giờ cũng 300k/kg. Cái đĩa tôm bác xin về cũng hơn 200k rôi", xem anh ta nói gì".
"Viết phong bì nhét 300 nghìn nữa vào đấy bảo là "gửi quà cảm ơn vì được cả gia đình anh tới ăn hết hộ nửa mâm cỗ nhà em", viết thế đi bạn", nickname H.V.P hài hước gợi ý.
Sau câu chuyện này, một số người cho rằng mặc dù không tính toán kinh tế nhưng nếu ai cũng hành xử như vậy thì sau đám cưới chắc hẳn các cặp vợ chồng sẽ phải "méo mặt".
Hơn nữa "của đau, con xót", ai cũng sẽ cảm thấy tiếc khi cho đi mà không nhận về xứng đáng.
Có lẽ, câu chuyện tiền mừng chắc hẳn cứ thế mà không hồi kết. Mỗi người, mỗi quan niệm nhưng sao cho tiệc cưới đầy ắp kỉ niệm, vui tươi là mới là điều cặp dâu rể nào cũng mong muốn nhất.
Theo Helino
Đám cưới #livegreen dễ thương hết sức ở Lâm Đồng: Cô dâu chú rể nói không với túi nilon và chai nhựa, chuẩn bị sẵn túi vải cho khách Đám cưới ở Lâm Đồng này được dân mạng khen ngợi hết lời vì có được ý tưởng vừa hay ho lại vừa đậm chất #livegreen, thân thiện với môi trường. Người lên ý tưởng cho đám cưới chia sẻ, dù khá mất công tổ chức và giải thích cho khách mời nhưng đây là kỷ niệm đáng nhớ đối với anh và...