Bỏ án tử tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Nối giáo cho giặc!
Theo ghi nhận của PV, nhiều ý kiến cho rằng, đối với tội phạm làm thuốc giả, hàng giả thì việc bỏ hình phạt này chẳng khác gì “ nối giáo cho giặc” và tàn nhẫn với cộng đồng.
Những cái chết được báo trước
Hàng giả là loại hàng hóa nguy hiểm, nhưng thuốc và thực phẩm chức năng giả là những loại sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người thì lại càng nguy hiểm hơn bởi nó ảnh hưởng đến tính mạng con người. Bệnh nhân điều trị mua phải thuốc giả không những không thể chữa được bệnh mà còn làm nó diễn biến xấu đi, có thể gây tử vong. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng tại Việt Nam đã xảy ra không ít trường hợp ngộ độc do dùng phải thuốc giả, thuốc nhái. Đại diện cục Quản lý Dược (bộ Y tế) cho hay, chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm 2014, có tới 79 công ty dược và hơn 80 nhãn hàng dược, mỹ phẩm bị phát hiện vi phạm và xử phạt. Trong khi đó báo cáo năm 2014 của viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, cho thấy, qua công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, hệ thống kiểm nghiệm thuốc đã kiểm tra 40.711 mẫu thuốc, lấy và phát hiện 967 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng và 18 mẫu thuốc giả trong đó có 13 mẫu tân dược và 5 mẫu đông dược.
Thuốc giả ngày càng được sản xuất tinh vi, rất khó phân biệt và loại thuốc có sức tiêu thụ lớn trên thị trường, thường bị làm giả nhiều (trong đó, nhóm kháng sinh thông thường là phổ biến nhất). Các loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng đôi khi được “sản xuất” ra từ bột gạo có sử dụng chất bảo quản, phấn viết bảng, bê tông nghiền, thạch cao… nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh khi sử dụng. Những chất và hợp chất này không chỉ gây ra các phản ứng ngoài mong muốn mà trong trường hợp nặng có thể bị co giật, sốc phản vệ, thậm chí tử vong…
Các vụ án thuốc giả mà cơ quan chức năng đã bắt giữ và xử lý.
Những con số nhức nhối
Theo đánh giá của phòng CSĐT tội phạm về quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46), Công an TP. Hà Nội, tình hình sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả, kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ đang diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước. Trong thời gian ngắn gần đây, hàng loạt các vụ làm giả, nhái thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật… đã được phát hiện.
Như tin tức đã đưa trước đó, ngày 9/11/2014, PC46, Công an TP.Hà Nội đã bắt khẩn cấp đối tượng Bùi Văn Hiệp (SN 1985), Giám đốc công ty CP thương mại và thiết bị y tế H.T Hoa Kỳ và Nguyễn Anh Văn (SN 1982), Giám đốc công ty TNHH thương mại và đầu tư LV France về hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh giả dùng để chữa trị di chứng tai biến mạch máu não, tê nhức mỏi chân tay và điều trị bệnh thiếu kẽm ở trẻ em còi xương, chậm tăng trưởng, phụ nữ mang thai… Số lượng thuốc giả mà đối tượng khai nhận đã sản xuất, tung ra thị trường tiêu thụ lên đến hơn 3.000 sản phẩm.
Không chỉ thuốc tân dược mà gần đây nhất, ngày 8/6/2015, PC46, Công an TP.Hà Nội vừa triệt phá cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả quy mô lớn và thu giữ 20 tấn thực phẩm chức năng giả do công ty TNHH Đầu tư Phát triển Y tế và Hoá chất VQTech bán thực phẩm chức năng giả này tại trung tâm Hapulico (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Sự nguy hiểm ở chỗ rất khó phân biệt thật giả. Thực tế cho thấy, thị trường thuốc tân dược không chỉ bị làm giả ở trong nước, mà còn bị làm giả ở nước ngoài rồi nhập lậu vào Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là nếu bỏ tử hình đối với loại tội phạm làm giả, làm nhái thuốc chữa bệnh, liệu có làm cho loại tội phạm này diễn biến phức tạp và tinh vi hơn?
Kinh hoàng những vụ bắt hàng tấn tân dược giả
Video đang HOT
Điển hình như vụ bắt giữ 1,2 tấn thuốc tân dược giả nhãn mác, kém chất lượng,
không rõ nguồn gốc giấy tờ do Trung Quốc sản xuất của Nguyễn Thị Thu Hương (SN 1975, ngụ khu tập thể Nam Đồng, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội) phục vụ việc mở phòng khám tại Thanh Hóa. Mới đây, đêm 14/1/2015, cục Cảnh sát Kinh tế, bộ Công an phối hợp với Công an quận 7, TP.HCM đã khám phá và triệt xóa 3 cơ sở sản xuất nhiều loại thực phẩm chức năng giả với những nhãn hiệu nổi tiếng của cả Việt Nam và nước ngoài. Cả 3 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng giả này đều có địa chỉ tại quận 7, TP.HCM.
Bà Nguyễn Thị Bắc, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa XI: Phải tính toán kỹ trước khi bỏ tử hình với loại tội phạm này
“Về xu hướng giảm án tử hình là tốt, nhưng bỏ tội nào thì cần cân nhắc vào tình hình thực tế của mỗi nước và tình hình diễn biến tội phạm cụ thể. Ví dụ như ở Mỹ, có bang bỏ án tử hình nhưng nhiều bang vẫn để án tử hình. Riêng, tội phạm làm thuốc giả là rất nguy hiểm cho xã hội. Có khi giết người chỉ giết một người nhưng thuốc giả vô hình trung hậu quả có thể giết hàng loạt người. Hậu quả với con người có thể không chết ngay mà nó có thể sinh ra bệnh tật, làm đau khổ cho hàng loạt người dùng nó. Hậu quả của nó rất khó lường. Thực tiễn làm thuốc giả ở Việt Nam, rõ ràng là trong thời gian gần đây rất phức tạp. Xét về tình hình thực tế và nguy cơ, hậu quả của nó, thời gian này có nên bỏ án tử tội danh này không, rõ ràng phải tính kỹ. Tội danh này có khung tử hình nhưng khi xét xử là cả một quá trình. Không phải cứ tội này là án tử hình ngay. Khi đưa ra mức án cho tội phạm, người ta hướng tới hai mục đích răn đe và trừng trị. Hình phạt tử hình vừa là để trừng trị kẻ phạm tội nhưng cũng vừa có tính răn đe để phòng ngừa”.
Thượng tá Vi Văn Tiện, nguyên Đội trưởng đội điều tra án kinh tế, PC46, Công an tỉnh Thái Bình: Loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm
Tội phạm sản xuất kinh doanh thuốc giả là loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Thuốc là phương tiện cứu người mà lại làm giả không khác gì cố tình đẩy người ta vào con đường chết. Loại tội phạm này không chỉ đẩy một người mà có thể đẩy cả cộng đồng mà thậm chí cả một thế hệ vào nguy hiểm. Theo cá nhân tôi, không nên bỏ hình phạt tử hình với loại tội phạm này để có thể răn đe loại tội phạm này hoành hành. Nhất là trong giai đoạn hiện nay tình hình sản xuất, mua bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đang gây nhức nhối trong đời sống xã hội, làm người dân rất bất bình.
Luật sư Lê Văn Thiêm, Công ty luật Thái An: Cần nghiên cứu kỹ hồ sơ và có khung hình phạt hợp lý khi xét xử
“Hiện nay, xu hướng bỏ tử hình đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, việc bỏ một số hình phạt tử hình liên quan đến các tội phạm nguy hiểm cho xã hội cần cân nhắc kỹ. Việc bỏ án tử hình hay không không quan trọng bằng công tác thi hành án đủ sức răn đe. Riêng với loại tội phạm thuốc giả, thực phẩm giả, rõ ràng có nguy cơ gây nguy hiểm cho xã hội. Quá trình xét xử tội danh này cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ hồ sơ và áp dụng khung hình phạt hợp lý. Nếu công tác thi hành án đảm bảo công bằng, nghiêm minh của pháp luật, đủ sức răn đe cho loại tội phạm này thì không nhất thiết phải cách ly vĩnh viễn họ ra khỏi xã hội. Thời điểm này, loại tội phạm về thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang có nhiều diễn biến phức tạp thì cũng cần những nhà lập pháp cân nhắc kỹ để phù hợp với thực tế xã hội”.
Lại Cường – Đỗ Thơm
Theo_Người Đưa Tin
Lật tẩy trò đánh tráo xăng dầu
Lực lượng Công an TP.HCM vừa khám phá những bí mật về thiết kế, cải tạo của các xe bồn chuyên dùng đánh tráo dầu sạch bằng dầu kém chất lượng.
Tháng 4/2015, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận phúc đáp về số dầu kém chất lượng mà Công an Q.7 phát hiện trước đó là không có giá trị sử dụng, không được phép lưu hành trên thị trường.
Dầu FO có hơn 20% là nước
Cách đây hơn 1 năm, vào ngày 18/3/2014, lực lượng Công an Q.7 (TP.HCM) bắt giữ 3 xe bồn (mang BKS: 57L-5556, 57K-5858, 57K-7812) với mỗi xe chở 16.000 lít dầu FO (dầu mazut) lưu thông trên đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7) không có hóa đơn chứng từ. Cơ quan công an xác định 3 xe bồn này của Công ty TNHH MTV xăng dầu Hiệp Phát (gọi tắt là Công ty Hiệp Phát, do ông Nguyễn Hữu Danh làm giám đốc, có trụ sở ở đường Huỳnh Tấn Phát, H.Nhà Bè, TP.HCM) đang vận chuyển dầu của Công ty P. đi giao cho một công ty ở tỉnh Bình Dương.
Thủ thuật chia bồn để tráo xăng dầu (Ảnh: C.T.V)
Sau khi giám định, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 đã kết luận mẫu dầu trên xe 57K-5858 có hàm lượng nước: 24,4%; xe 57K-7812: 26,1%; xe 57L-5556: 21,2%. Trong khi đó, Công ty P. xuất trình chứng thư kiểm nghiệm số dầu xuất cho 3 xe bồn trên là dầu FO 3.OS, có hàm lượng nước là 0,2%.
Rút dầu sạch, bơm dầu bẩn
Vụ việc được chuyển cho Công an TP.HCM thụ lý điều tra. Theo lời khai của Trần Minh Hóa (tài xế xe 57K-7812), Đàm Đồng (tài xế xe 57K-5858), chiều 17/3/2014, ông Danh yêu cầu Hóa, Đồng, Trịnh Văn Hùng (tài xế xe 57L-5556) điều khiển 3 xe bồn vào kho của Công ty P. để nhận 16.000 lít dầu FO mỗi xe, rồi vận chuyển về bãi ở số 398B Nguyễn Bình (ấp 1, xã Nhơn Đức, H.Nhà Bè), do Công ty Hiệp Phát thuê, để đi giao vào sáng 18/3/2014.
Cũng theo lời khai trên, sau khi nhận đủ dầu đưa về bãi, ông Danh chỉ đạo tài xế sử dụng ống bơm hút lấy 12.000 lít dầu của 3 xe (4.000 lít dầu/xe) từ hầm chứa 10.000 lít của mỗi xe bồn, đổ vào bồn chứa của bãi xe; sau đó, bơm trở lại 4.000 lít dầu kém chất lượng cho mỗi xe. Sáng 18/3/2014, trên đường đi giao hàng, cả 3 xe bị Công an Q.7 bắt giữ.
Bên cạnh đó, Hùng khai nhận: Ngày 17/3/2014, trước khi đi nhận dầu từ Công ty PV Oil Sài Gòn để giao cho khách hàng ở Bình Dương, ông Danh điều Hùng lái xe bồn (BSK: 57K-5858) đến bãi xe (trên đường Đào Trí, P.Phú Thuận, Q.7) lấy 2.000 lít dầu mang về xả vào bồn ở bãi xe của Công ty Hiệp Phát. Sau buổi làm việc với công an, Hùng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú (hiện lực lượng công an đang truy tìm). Tuy nhiên, ông Danh không thừa nhận việc chỉ đạo tráo dầu như lời khai của các tài xế.
Cần thắng được chế thành van xả
Trong khi đó, lực lượng chức năng phát hiện cả 3 xe bị bắt giữ đều được cải tạo, thiết kế vách ngăn, van xả... bí mật để rút, tráo xăng dầu. Với thiết kế tinh vi, việc rút 4.000 lít xăng dầu sạch rồi bơm lại xăng dầu bẩn có thể thực hiện nhanh chóng.
Cụ thể, xe bồn 57K-5858 có 3 hầm (hầm 1 có dung tích 2.000 lít, hầm 2 có dung tích 10.000 lít, hầm 3 có dung tích 4.000 lít). Hầm 2 được thiết kế 1 vách ngăn chia làm 2 khoang 4.000 lít và 6.000 lít. Trên vách ngăn này có 1 van khóa để thông 2 khoang với nhau, được thiết kế gắn với 1 con ốc bu lông lắp đặt trên thành bồn; khi vặn ốc vô thì van mở cho 2 khoang thông nhau, vặn ốc ra, van đóng ngăn cách 2 khoang lại. Ở dưới gầm xe có một bu lông được thiết kế nối với van xả bí mật ở vị trí khoang 4.000 lít của hầm số 2 (nối với ống dẫn dầu) để xả dầu từ hầm ra ngoài. Khi vặn ốc vào thì mở van xả để lấy dầu ra và bơm dầu ngược lại vào bồn, khi vặn ốc ra thì đóng van lại. Với thủ thuật này, khi vào kho nhận hàng thì khoang 4.000 lít và 6.000 lít trong hầm số 2 sẽ được mở van, thông với nhau sẵn.
Vì thế, khi tráo dầu, Đồng vặn bu lông gắn trên thành bồn để ngăn cách 2 khoang của hầm số 2, rồi vặn bu lông ở sắt xi dưới gầm xe để mở van, hút dầu sạch từ khoang 4.000 lít xuống bồn chứa tại bãi xe. Sau đó, Đồng bơm 4.000 lít dầu kém chất lượng từ bồn chứa ở bãi xe vào khoang 4.000 lít trong hầm số 2 lại. Khi bơm xong, Đồng vặn bu lông ở sắt xi để khóa van lại. Đến khi giao hàng cho khách, Đồng sẽ vặn con ốc bu lông gắn trên thành bồn để 2 khoang trong hầm số 2 thông nhau (4.000 lít xăng dầu kém chất lượng pha trộn với 6.000 lít xăng dầu sạch) để bơm đủ giao cho khách.
Tinh vi hơn, xe bồn 57K-7812 cũng được thiết kế van (khóa, mở) thông nhau giữa 2 khoang trong hầm số 2 nhưng được nối với sợi dây cáp bí mật nằm phía trên thành bồn. Nếu kéo sợi dây cáp này, 2 khoang sẽ thông nhau, thả sợi dây cáp ra là ngăn cách nhau. Riêng van xả được thiết kế bằng cần thắng tay đúng theo thiết kế xe, ngay cạnh ghế tài xế... Còn cần thắng thật được chế lại nằm dưới vô lăng. Tương tự, với xe bồn 57L-5556, bên trong hầm số 2 có một vách ngăn chắn sóng bằng kim loại; trên vách ngăn có 1 lỗ thông dầu (đường kính 8 cm) dẫn từ hầm này sang hầm bí mật, tại lỗ thông dầu có bộ phận đóng mở bí mật.
Lộ mặt "nhà thiết kế"
Các xe bồn chở dầu bị bắt giữ (Ảnh: Đàm Huy)
Trong quá trình điều tra, lực lượng công an còn phát hiện người cải tạo một trong số 3 xe bồn nói trên là Lê Tiến Đạt (34 tuổi, ngụ Q.7, chủ gara sửa chữa xe bồn trên đường Đào Trí, P.Phú Thuận, Q.7). Theo lời khai của Đạt, cuối năm 2009, ông Nguyễn Văn Dũng (là em ruột của ông Nguyễn Hữu Danh) đưa xe bồn 57K-7812 vào gara của Đạt sửa chữa lại. Trước khi cải tạo, bồn nguyên thủy của xe bồn này có 4 hầm (hầm số 1: 2.000 lít, hầm số 2: 4.000 lít, hầm số 3: 6.000 lít, hầm số 4: 4.000 lít), mỗi hầm được ngăn cách với nhau bằng vách ngăn kín. Mỗi hầm có 1 lỗ bơm dầu vào ở trên (có nắp đậy) và 1 van để bơm dầu ra ở phía dưới.
Theo đơn "đặt hàng", Đạt cải tạo thành 3 hầm (hầm số 1: 2.000 lít, hầm số 2: 10.000 lít (chia thành 2 khoang: 4.000 lít và 6.000 lít), hầm số 3: 4.000 lít). Đạt cắt bỏ 1 nắp ở khoang 4.000 lít của hầm số 2, hàn kín lỗ bơm dầu vào và cắt bỏ van xả dầu ở khoang này. Đồng thời Đạt cắt lỗ trên vách ngăn giữa 2 khoang ở hầm số 2, làm thành vách chắn sóng trong hầm này. Sau đó, Đạt mang xe đi kiểm định, đo lường bồn, rồi chạy về lại gara. Đạt còn hàn 1 van vào phía dưới vách ngăn giữa 2 khoang hầm số 2, nối với 1 sợi dây cáp kéo lên thành bồn phía trên. Đồng thời, Đạt lắp 1 van ở đáy khoang 4.000 lít của hầm số 2, bí mật nối vào bơm xả dầu của xe và lắp ráp dây cáp nối với thắng tay... Tổng chi phí cải tạo trên là 20 triệu đồng. Đạt khai trong quá trình sửa chữa cải tạo xe bồn, từng gặp ông Danh vài lần đi cùng ông Dũng đến kiểm tra việc sửa chữa./.
Theo Đàm Huy
Theo_VOV
Thu 20 tấn thực phẩm chức năng làm đẹp nghi hàng giả Trong kho của Công ty VQTech, cảnh sát thu 20 tấn thực phẩm chức năng sữa ong chúa, nhau thai cừu... nghi hàng giả. Ngày 8/6, Phòng cảnh sát kinh tế Hà Nội cho biết đang tạm giữ Trần Như Quỳnh, 28 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Y tế và hoá chất VQTech. Trưa 5/6, Đội Chống...