Bố 9x kể hành trình cùng vợ chữa áp xe ngực – “ác mộng” của phụ nữ sau sinh và tiết lộ những kinh nghiệm quý báu
Sau 1 tháng ở bên vợ trong hành trình chữa áp xe ngực đầy gian nan, anh Sơn ở Hà Nội đã rút ra nhiều kinh nghiệm để chia sẻ cho mọi người cùng biết.
Chị Phương Anh – bà xã của anh Sơn đã sinh con được gần 2 tháng. Vì em bé được 40 tuần 4 ngày mà vẫn chưa chịu ra nên cả nhà sốt ruột và quyết định lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Sau sinh khoảng 2, 3 ngày thì chị Phương Anh đã có sữa rồi nhưng vì lúc đó chị bị căng sữa sinh lý nên cũng không cho ra đươc nhiều sữa. Đoán được điều đó nên trước khi sinh, chị đã xin sữa của một người bạn vừa sinh con được 1 tháng để cho con ăn chứ không cho bé ăn sữa ngoài.
Sau sinh 1 tháng thì chị Phương Anh sờ ngực và phát hiện cục cứng bất thường nên quyết định đi khám và phát hiện bị áp xe ngực.
Vậy là vợ chồng anh Sơn và chị Phương Anh bắt đầu công cuộc chữa áp xe đầy vất vả, kéo dài đằng đẵng suốt một tháng trời.
Vợ chồng anh Sơn – chị Phương Anh và bé Su.
Trước đó khi từ viện về chị Phương Anh cũng bị căng sữa nên có qua một phòng khám Đông y chuyên chữa tắc sữa, áp xe… khá nổi tiếng trên các hội nhóm Facebook. Thế nên khi vợ bị áp xe, anh Sơn lập tức liên hệ với bác sĩ này. Tuy nhiên sau đó anh mới biết phòng khám này chỉ là mở làm thêm và thực chất bác sĩ ở đây là bác sĩ siêu âm của một bệnh viện… tâm thần tuyến huyện.
Theo tìm hiểu của anh Sơn, chữa áp xe có nhiều các như chích, hút và uống thuốc (Đông y kết hợp kháng sinh). Vì chị Phương Anh rất sợ chích nên đã chọn cách uống thuốc Đông y, kháng sinh và thời gian uống kéo dài khoảng 25 ngày, một ngày đều đặn 3 lần uống thuốc và vắt sữa. Anh Sơn xin nghỉ phép 10 ngày để ở nhà giúp vợ vắt sữa, mấy ngày cao điểm, anh phải vắt khoảng 8 lần/ngày. Khi bị áp xe, thay vì vắt bằng máy thì mình phải vắt bằng tay, không được chạm vào chỗ áp xe, nếu áp xe mà bị vỡ mủ trong ngực thì còn nguy hiểm hơn.
Sau đó vì uống kháng sinh nên lượng sữa của chị Phương Anh giảm, tần suất hút ít đi. Tuy nhiên suốt bằng ấy thời gian, tình trạng của chị Phương Anh không có tiến triển gì nhiều.
Vợ chồng anh Sơn lại được một người quen giới thiệu đi khám ở một nơi khác và chữa theo phương pháp Tây y.
Anh Sơn luôn đồng hành cùng bà xã trong hành trình khó khăn.
Vì trước đó đã uống thuốc suốt một thời gian mà không đỡ nên vợ chồng anh Sơn bắt đầu nghĩ đến phương pháp chọc hút. Mất khoảng 30 phút suy nghĩ, chị Phương Anh quyết định thực hiện phương pháp này.
Video đang HOT
Sau 5 ngày thì mọi thứ khá ổn, chị đã hết áp xe và cho con bú ngon lành mà không đau đớn gì, em bé được bú mẹ hoàn toàn nên vui vẻ hơn và rất hay cười. Theo cảm nhận của anh Sơn, phương pháp chọc hút nhẹ nhàng hơn chích, rạch vì bác sĩ chỉ dùng ống xi lanh hút dịch ra ngoài.
Anh Sơn nhấn mạnh, bản thân anh không nói cách chữa nào tốt hơn bởi vì anh đi hỏi thì cũng có nhiều người chữa khỏi bằng Đông y. Dẫu vậy, khi anh đưa vợ đi hút thì có đến 5, 7 người đã dùng Đông y nhưng kết quả khá tệ, tệ hơn nữa là do sử dụng nhiều kháng sinh nên bác sĩ thực hiện chọc hút lúc đó cũng rất băn khoăn, không biết phải cho uống thuốc gì, có tiếp tục uống nữa hay thôi.
“Tiểu công chúa” nhà anh Sơn rất xinh xắn, đáng yêu và ngoan ngoãn.
Khi kể câu chuyện của mình, anh chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cho mọi người cùng biết. Ngoài ra, từ kinh nghiệm vốn có, anh Sơn dành lời khuyên cho mọi người rằng, trước khi bị áp xe thì ngực sẽ chuyển từ các giai đoạn: Tắc sữa – Viêm tuyến sữa – Áp xe. Bởi vậy nếu chưa bị áp xe thì chị em nên gọi người đến thông tia sữa ngay nếu như bản thân không biết cách đẩy sữa ra khỏi ngực. Nếu chỉ chườm nóng hay chiếu đèn mà không nặn, hút hết sữa ra thì sữa vẫn ở trong ngực.
Không chỉ đồng hành cùng vợ trong quá trình chữa áp xe ngực, anh Sơn còn là ông bố rất đảm đang, khéo léo. Từ ngày có con, anh cũng giảm thời gian tụ tập và tranh thủ về nhà sớm sau giờ làm để giúp vợ bế con, ru con ngủ, cho con ăn, vỗ ợ hay thay bỉm…
Anh tâm sự: “ Thực sự thì trước khi có em bé hiện tại, bà xã của mình đã bị thai lưu 1 bé lúc 11 tuần tuổi, thời khắc đó với mình và vợ thật kinh khủng. Ai đi cùng với những vợ trong giai đoạn này thì mới thấy vợ mình khó khăn thế nào, đau cả tinh thần lẫn thể xác, bởi vì thế không ngoa khi nói “một lần sa bằng ba lần đẻ”.
Khi bà xã tiếp tục có thai, mình đã đồng hành với vợ suốt trong thời gian cô ấy bầu bí. Vợ mình có tìm hiểu trên mạng để theo một bác sĩ ở tận Hưng Yên về giữ thai, nên 2 tuần/lần vợ chồng mình phải sang khám một lần.
Anh Sơn cho rằng trong khi vợ mang thai và sinh con thì vai trò của người chồng là vô cùng quan trọng.
Mỗi lần siêu âm với mình nó như một gánh nặng và nó chỉ được gỡ bỏ khi bác sỹ nói: “Con bình thường em nhé”.
Rồi suốt 9 tháng 10 ngày đó, hai vợ chồng cũng tìm hiểu về các loại thuốc bổ, ăn uống, đi lại… Mọi thứ có xáo trộn ít nhiều nhưng rồi cũng đến ngày bà xã sinh con. Với mình hiện tại tất cả đều khá tốt ngoại trừ việc bị áp xe ngực vừa rồi của vợ.
Em bé nhà mình là bé gái, trộm vía cháu rất ngoan, đợt mẹ bị áp xe, cũng may cháu không quấy khóc mà ăn ngon ngủ kỹ chứ không thì sợ mẹ cháu sẽ bị stress“.
Đồng hành cùng vợ trong quãng thời gian đó, anh Sơn nhận ra vai trò của người chồng trong khi vợ bầu bí, sinh con là vô cùng quan trọng. “ Mình không thể chia sẻ sự đau đớn, khó chịu, tâm sinh lý bất ổn của vợ khi mang thai cũng như sinh nở nhưng khi mình ở bên cạnh vợ, giúp cô ấy cái này, cái khác, phụ việc nọ việc kia thì cũng đủ làm vợ cảm thấy ổn và không bị stress sau sinh.
Có rất nhiều người đàn ông vô tâm thường nói: “Phụ nữ ai chả đẻ” và phó mặc mọi thứ cho vợ từ khi mang thai đến khi sinh con, mình dám cá nếu các anh có thể đẻ thì các anh chẳng thể nào mạnh mẽ được như phụ nữ đâu.
Bởi vậy mình nghĩ rằng, thiên chức của phụ nữ là sinh con thì thiên chức của đàn ông chính là luôn bên cạnh, đồng hành cùng với vợ mình”- ông bố trẻ nhấn mạnh thêm.
Theo afamily
Cặp song sinh dính liền sọ được tách đôi an toàn sau 50 giờ phẫu thuật
Safa và Marwa Ullah, 2 tuổi, sinh ra đã có có hộp sọ và các mạch máu hợp nhất với nhau.
Safa và Marwa Ullah, 2 tuổi, sinh ra tại Charsadda, Pakistan trước khi được phẫu thuật tách đầu tại bệnh viện Great Ormond Street
Cặp song sinh dính liền sọ hiếm hoi đã được tách ra sau 50 giờ phẫu thuật tại một bệnh viện ở London, Anh.
Cặp song sinh nữ 2 tuổi Safa và Marwa Ullah đã phải trải qua ba cuộc đại phẫu tại bệnh viện Great Ormond Street (GOS) để được tách đầu.
Ca phẫu thuật đầu tiên diễn ra vào tháng 10/2018. Lúc này hai bé gái đến từ Charsadda, Pakistan mới 19 tháng tuổi.
Hai bé cuối cùng cũng có được cơ thể độc lập sau khi phẫu thuật lần cuối vào ngày 11/2 năm nay.
Mẹ của hai bé, bà Zainab Bibi, 34 tuổi, cho biết: " Chúng tôi mang ơn bệnh viện và các y bác sĩ, chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những gì họ đã làm. Chúng tôi vui mừng tột cùng khi nghĩ đến tương lai".
Safa và Marwa rời bệnh viện GOS cùng mẹ Zainab Bibi và ông ngoại Mohammad Sadat sau khi được phẫu thuật tách đầu.
Cha của hai bé gái đã qua đời vì lên cơn đau tim khi các con ông vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Các bé vừa được cho xuất viện vào ngày 1/7.
Hiện hai bé đã chuyển về sống với mẹ, ông ngoại Mohammad Sadat Hussain, 57 tuổi - và chú, Mohammad tại London.
Hai bé gái được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ, là một cặp song sinh dính đầu, có hộp sọ và mạch máu hợp nhất với nhau.
Bệnh viện GOS từng tách thành công trường hợp tương tự vào năm 2006 và 2011.
Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra một mô hình giải phẫu sao y, giúp họ hình dung được cấu trúc hộp sọ cũng như cách bố trí não và các mạch máu.
Một nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các mô hình bằng nhựa mô phỏng đúng cấu trúc để luyện tập và hướng dẫn giải phẫu.
Trong quá trình phẫu thuật, trước tiên các bác sĩ tách phần mạch máu dính liền của 2 bé gái và cấy vào một miếng nhựa giữa 2 phần đầu nhằm giữ cho não và mạch máu của 2 cơ thể không dính vào nhau.
Safa và Marwa trước khi được phẫu thuật tách đầu.
Trong ca đại phẫu cuối, các y bác sĩ thực hiện nuôi cấy hộp sọ mới bằng xương của chính các bé.
Cuộc đại phẫu do doanh nhân người Pakistan - ông Murtaza Lakhani tài trợ, tuy thành công nhưng các bé gái vẫn phải trải qua nhiều quy trình trị liệu sau đó để có thể sống tốt bằng cơ thể của riêng mình.
Có đến 100 y bác sĩ và chuyên gia của bệnh viện GOS tham gia vào cuộc phẫu thuật dài tới hơn 50 tiếng này.
Bác sĩ giải phẫu thần kinh Noor ul Owase Jeelani và bác sĩ giải phẫu sọ não David Dunaway là người chỉ đạo phẫu thuật cho Safa và Marwa Ullah.
Safa và Marwa sau khi được phẫu thuật tách đầu.
Ông Jeelani, bác sĩ giải phẫu thần kinh, và Giáo sư Dunaway, trưởng khoa mặt - sọ não của bệnh viện, cho biết: " Chúng tôi vui mừng vì đã có thể giúp Safa, Marwa và gia đình 2 em. Đây là một hành trình dài và phức tạp đối cả bệnh nhân, gia đình và đội ngũ thực hiện.
Niềm tin và quyết tâm là điều rất quan trọng giúp họ vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt. Chúng tôi vô cùng tự hào về họ. Chúng tôi cũng vô cùng tự hào về đội ngũ chuyên gia của bệnh viện GOS chịu trách nhiệm điều trị và chăm sóc cho Safa, Marwa trong suốt 10 tháng qua".
Song sinh dính liền là rất hiếm - chỉ khoảng một trên 2,5 triệu ca sinh mắc phải trường hợp này trên thế giới.
Hồng Ngọc
Theo Independent/saostar
'Tiền mất, tật mang' vì chữa bệnh vảy nến theo truyền miệng Vảy nến là bệnh không thể khỏi hoàn toàn nên nhiều người bệnh đã tin theo những lời quảng cáo trên mạng và bỏ tiền mua sản phẩm. Kết quả, tiền thì mất mà bệnh nặng thêm. Mới đây, các bác sỹ BV Da liễu Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân bị ung thư da do tự ý sử dụng thuốc...