Bỏ 60 triệu đồng chỉ để craft huy hiệu Steam
Người vui mừng nhất chắc chắn vẫn là Valve với hệ thống Steam. Từ “đống” sử dụng ở đây sẽ hoàn toàn chính xác theo nghĩa đen nếu như chúng ta quy đổi số tiền mà người dùng với nickname PalmDesert đã tiêu vào việc mua huy hiệu (Badge) trên Steam ra tiền Việt. Cụ thể trong vòng khoảng 1 tuần trong thời gian kì nghỉ lễ Giáng Sinh, anh này đã chi hơn 3.000 USD (~ 60 triệu VNĐ) để thu thập tất cả 100 thẻ trong bộ Snow Globe 2013, thu về 100.000 EXP cho tài khoản Steam.
Để sở hữu loạt huy hiệu Snow Globe 2013, người dùng cần phải mua game trên cửa hàng trực tuyến này vào dịp giảm giá trong mùa nghỉ lễ vừa qua để nhận được các Trading Card. Có tất cả 10 huy hiệu trong series Snow Globe, mỗi series lại yêu cầu 10 thẻ để craft được và chưa kể chúng còn có thể… lên level.
Ngoài việc nhận được thẻ từ việc mua game chắc chắn PalmDesert đã phải giao dịch trên chợ để có thể thu thập đủ hết bởi Trading Card còn có nguy cơ bị trùng lặp khi drop ra từ hệ thống.
Sự “điên rồ” của gamer này không chỉ dừng lại ở đó vì nếu truy cập vào profile PalmDesert, người xem sẽ dễ dàng bị choáng bởi thư viện trò chơi khổng lồ mà anh chàng này sở hữu: 2.086 tựa game cùng với 2.058 bản DLC. Tuy nhiên cũng theo thống kê của Steam, có tới 1462 trò chơi chưa hề được đụng đến, đồng nghĩa với việc chúng chỉ được mua với mục đích sưu tầm Trading Card.
Video đang HOT
PalmDesert là một gamer 32 tuổi đến từ thành phố Tokyo, Nhật Bản – đất nước nơi việc sưu tầm các vật phẩm liên quan tới game đã không còn là điều gì lạ lẫm. Nhưng trong khi đa số các “đồng bào” của mình đầu tư thời gian và tiền bạc vào hình nộm nhân vật truyện tranh, Gundam, băng đĩa anime… thì PalmDesert lại quyết định tiến vào lĩnh vực khá mới mẻ là Steam Trading Card.
Nhiều người có thể cho rằng gamer Nhật Bản này gặp phải vấn đề về đầu óc, nhưng công bằng mà nói thì nỗ lực sưu tầm của anh ta cũng rất đáng nể đấy chứ. Không rõ liệu khi nảy ra ý tưởng về loại Trading Card này, Valve đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ có người nướng vào đó 3.000 USD hay chưa?
Theo VNE
Mánh "dìm" đối thủ mua game online của NPH Việt Nam
Không ít những game online đang trên đường về với dải đất hình chữ S đã và đang được cùng lúc nhiều nhà phát hành đàm phán một cách độc lập với đơn vị sở hữu bản quyền phát hành tại nước sở tại.
Làng game Việt từ trước tới nay luôn là nơi những chiêu thức thậm chí là "mánh khóe" cạnh tranh của các nhà phát hành để có được lợi thế cũng như lợi nhuận cao hơn so với đối thủ được dịp tha hồ "tỏa sáng".
Trước đây chúng ta đã có những bài viết phân tích những mánh cạnh tranh không đẹp đẽ lắm của các NPH, từ việc sử dụng những cái tên sốc, độc, đôi khi có phần phản cảm, hay mua quảng cáo trên adword để game thủ bị nhầm lẫn lúc tìm kiếm thông tin về một tựa game, thu hút nhân tài của đối thủ, đến cả việc... mạo danh nhà phát hành khác để đàm phán mua game online tại thị trường nước ngoài...
Trong thời điểm game online tại Việt Nam đã chính thức có những chế tài quản lý việc phát hành, cũng là lúc các nhà phát hành game online trong nước bắt đầu dám để ý tới những game online có chất lượng tại các thị trường nước ngoài (thường thì vẫn là Trung Quốc), thay vì phải chịu quẩn quanh với những webgame nhàm chán và dễ khiến game thủ bội thực, từ đó có cái nhìn khác về NPH.
Chính vì thế một hình thái cạnh tranh khác của một số nhà phát hành trong nước cũng dần hình thành. Trong những bài viết trước đây mà GameK có đề cập, không ít những game online đang trên đường về với dải đất hình chữ S đã và đang được cùng lúc nhiều nhà phát hành đàm phán một cách độc lập với đơn vị sở hữu bản quyền phát hành tại nước sở tại.
Điều này có nghĩa là, một tựa game đôi khi (có vẻ như đã) trở thành mục tiêu của nhiều NPH, tất cả (lại có vẻ như) đều muốn đưa tựa game này về mái nhà của chính mình bằng mọi giá. Thế nhưng liệu có đôi chút phi lý, khi số lượng những game online được đánh giá tích cực tại thị trường Trung Quốc là không hề nhỏ, thế nhưng vì sao các nhà phát hành lại cố gắng giành giật với nhau một tựa game online?
Kỳ thực, theo đại diện một số NPH game Việt, đây là một chiêu thức "dìm" đối thủ mới của một bộ phận những cái tên đã trở nên quen thuộc trên bản đồ MMO Việt. Thông thường, sau khi "đánh hơi" thấy mục tiêu mà một nhà phát hành đối thủ đang nhắm tới, một số nhà phát hành Việt Nam cũng sẽ bước vào một cuộc đua ảo mà chính họ đã tạo nên.
Họ vẫn sẽ ngồi vào bàn đàm phán với đơn vị nắm giữ bản quyền, phía đối tác. Tuy nhiên mục đích của những nhà phát hành này hoàn toàn không phải để nẫng tay trên tựa game đầy hứa hẹn nọ, mà đơn thuần chỉ là gây khó khăn cho nhà phát hành thực sự mong muốn phát hành sản phẩm này.
Việc cùng lúc phải đàm phán với nhiều bên chắc chắn sẽ khiến quá trình đạt được thỏa thuận hợp tác giữa hai phía, với một bên là nhà phát hành game online Việt Nam bị đình trệ. Chưa dừng lại ở đó, việc đàm phán cũng vô tình tạo ra tình trạng khi đơn vị sở hữu bản quyền luôn muốn bán tựa game cho bất kỳ bên nào sẵn sàng trả cái giá cao nhất để sở hữu tựa game của mình.
Ở một chừng mực nhất định, cạnh tranh là chất xúc tác hoàn hảo để thúc đẩy thị trường phát triển. Thế nhưng quá chú tâm vào việc gây khó dễ đối thủ, không chừng hệ quả sẽ là gậy ông đập lưng ông. Hãy nhớ rằng, trong "cuộc chạt đua ảo" mà tôi đề cập ở trên, chỉ có nhà phát hành Việt Nam ngồi vào bàn đàm phán với bên Trung Quốc.
Vì tựa game sẽ được bán cho phía trả giá cao nhất, vì thế các nhà phát hành game online Trung Quốc sẽ chẳng ngại ngần gì mà không ép giá các NPH Việt chúng ta. Từ đó những kẻ hưởng lợi hoàn toàn không phải là các nhà phát hành "phá game", mà đó chính là những người Trung Quốc. Hãy nhớ có một dịp, chúng ta đã bàn về vấn đề một tựa game khi bán cho thị trường Thái Lan với mức giá chênh lệch rẻ hơn gấp nhiều lần khi bán cho NPH Việt chúng ta.
Rõ ràng chiêu bài "dìm dập" đối thủ này của một số nhà phát hành game online Việt Nam lại dấy lên những lo ngại về những chiêu trò cạnh tranh mang tính lợi bất cập hại hiện nay. Hệ quả của chúng đôi khi khá giống với việc sử dụng những teaser 18 chẳng hạn, khi sẽ chỉ có làng game Việt nói chung phải chịu thiệt hại nặng nề.
Theo VNE
Game Trung Quốc nói thách giá gấp 5 lần khi bán sang Việt Nam Thách giá cực cao là tình trạng chung mà dân chuyên mua bán game Trung Quốc về Việt Nam vẫn biết, tuy vậy không phải NPH nào cũng sáng suốt khi trả giá cho đối tác. Mua game là câu chuyện muôn thuở với thị trường Việt Nam khi mà suốt 1 thập kỷ qua chúng ta chủ yếu nhập game Trung Quốc....