Bỏ 30 tỷ đầu tư lò giết mổ tập trung, DN lỗ nặng, bán đất sau 1 năm
Hưởng ứng lời kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Sóc Trăng, một số doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng các lò giết mổ tập trung. Nhưng việc thực hiện quy hoạch bị buông lỏng khiến một doanh nghiệp “chào thua”.
Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Vựa heo Tý. Chồng chủ doanh nghiệp này là ông Lý Minh Chánh đã quyết định treo bảng bán đất sau khi không thể cạnh tranh với những lò giết mổ không chịu thực hiện cam kết quy hoạch.
Theo lời ông Chánh, vợ chồng ông đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để xây dựng lò giết mổ lớn nhất ĐBSCL, với dây chuyền trang thiết bị hiện đại có công suất giết mổ 800 con heo, 300 trâu bò/ngày. Sở dĩ ông mạnh dạn đầu tư số tiền lớn như vậy để xây dựng vì tin rằng đề án quy hoạch lò giết mổ tập trung của UBND tỉnh Sóc Trăng sẽ phát huy hiệu quả tốt.
Tháng 8/2014, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định 841, quy hoạch các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
Quyết định này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh trên sản phẩm động vật, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, an toàn dịch tễ và sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, đến cuối 2015 sẽ chấm dứt hoạt động 48 điểm giết mổ nhỏ lẻ, 3 cơ sở giết mổ tập trung nằm trong khu dân cư, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y; di dời và hạ công suất nhiều lò mổ khác. Ngoài ra, đến năm 2020 sẽ chấm dứt toàn bộ các điểm giết mổ nhỏ lẻ.
Sau một năm đầu tư, ông Chánh treo bảng bán đất vì không chịu nổi thua lỗ
Tuy nhiên, một số lò mổ nhỏ lẻ đã không thực hiện đúng cam kết quy hoạch mà vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn nâng công suất giết mổ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, họ còn hạ giá thành khiến những lò mổ được đầu tư công phu không thể cạnh tranh.
Ông Chánh rất nhiều lần kiến nghị ngành thú y, nông nghiệp, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm quyết định của UBND tỉnh Sóc Trăng nhưng không có kết quả.
Điều đáng nói là Sở NN&PTNT, UBND huyện Mỹ Xuyên thậm chí còn gửi văn bản lên UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh lại quy hoạch theo hướng có lợi cho một số lò mổ hoặc gia hạn hoạt động trong thời gian dài cho lò mổ bị buộc di dời, hạ công suất giết mổ chậm nhất đến cuối năm 2015.
Chiều cùng ngày, PV phản ánh tình trạng doanh nghiệp gặp khó qua điện thoại với ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng. Bí thư Thể nói, hãy kêu doanh nghiệp viết đơn gửi cho ông để ông nắm, chuyển cho UBND tỉnh giải quyết.
Hồ Linh
Theo_Người Đưa Tin
Bất cập trong quản lý kiểm dịch vệ sinh thực phẩm trong dịp tết
Nhiều thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc được Quảng Ninh phát hiện trong những ngày cận tết. Sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.
Thời gian gần Tết, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát hiện các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn... Điều đáng lo ngại là ngay trong quy trình quản lý của ngành Thú y từ lâu nay bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ thực phẩm bẩn trà trộn tại các chợ là khó tránh khỏi.
5h sáng tại lò mổ Thái Hòa, đây là thời điểm lợn sau khi mổ sẽ được chuyển ra chợ. Từ khoảng 3h sáng đã có từ 2, 3 cán bộ thú y của các phường trên địa bàn thành phố tới làm nhiệm vụ kiểm tra và lăn dấu kiểm dịch thú y. Thái Hòa là cơ sở giết mổ tập trung duy nhất tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chủ cơ sở cho biết, mỗi ngày tại đây giết, mổ hơn 100 con lợn.
Lợn được các tiểu thương tập trung tại lò mồ tự phát gây mất vệ sinh - Ảnh tại một lò mổ tự phát phường Mông Dương - Cẩm Phả.
Cách đó không xa, ngay ở lối vào cơ sở giết mổ đã được cấp phép vẫn tồn tại một điểm giết mổ tự do, rất mất vệ sinh. Lò mổ này không được các đơn vị chức năng phê duyệt và cấp giấy phép và tất nhiên lợn khi mổ tại cơ sở tự do này sẽ không được kiểm dịch và lăn dấu kiểm dịch.
Ông Lê Văn Đạo, chủ cơ sở giết mổ tự phát này cho biết: "Phường và khu cũng kiến nghị chúng tôi chuyển sang giết muộn. Chúng tôi làm vệ sinh sạch sẽ, tối đa nhưng vẫn không tránh được mùi. Hàng ngày, họ đi bắt lợn lúc nào tôi cũng không biết".
Như vậy, đồng nghĩa với việc, hàng ngày có rất nhiều thực phẩm không rõ nguồn góc được đưa ra thị trường. Cho dù các cơ quan quản lí đã nhắc nhở, nhưng những gì mà ông chủ lò mổ tự phát cho biết thì cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.
Thông tin từ Trạm thú y Cẩm Phả, mỗi ngày cả thành phố tiêu thụ khoảng 400 con lợn. Nhưng số con được kiểm dịch chỉ là một nửa. Như vậy sẽ có khoảng 200 con không được kiểm dịch.
Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn có tình trạng các xe vận chuyển lợn từ các địa phương khác tới không có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy kiểm dịch của thú y. Việc kiểm soát số hàng này tại Quảng Ninh cũng chỉ là làm cho qua.
Bà Nguyễn Thị Soi, Trạm trưởng trạm thú y Cẩm Phả cho biết: "Hiện chúng tôi đang tiến hành đưa vào lò mổ tập trung nên khuyến khích họ và chỉ nhắc nhỏ các chủ xe và không lập biên bản. Các phường khác giết mổ nhỏ lẻ không thể có lực lượng kiểm dịch được. Do vậy, chúng tôi yêu cầu cán bộ thú y phường ra chợ kiểm tra vệ sinh thú y".
Trong đợt kiểm tra cuối năm 2015, Chi Cục thú y Quảng Ninh đã tổ chức lấy 36 mẫu thịt ở các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn. Sau kiểm tra, phát hiện 3 mẫu có hàm lượng chất tạo nạc là Sabu tamol và Clen - Buterol vượt 3 lần mức cho phép.
Những mẫu thịt này cũng được xác định là từ tỉnh ngoài mang vào Quảng Ninh tiêu thụ. Tuy nhiên điều đáng nói là hiện nay, Quảng Ninh phải nhập 60% lượng thịt lợn từ tỉnh ngoài, trong khi việc truy xuất nguồn gốc từ lượng thịt lợn này lại đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều bất cập đã tồn tại từ lâu.
Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 28 khu giết mổ tập trung. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Quảng Ninh mới chỉ xây dựng được 4 cơ sở giết mổ tập trung và còn tồn tại gần 900 cơ sở, điểm giết mổ tại các khu dân cư không có giấy phép.
Theo quy định, việc kiểm dịch chỉ được các cán thú y của các trạm thú y hoặc của các xã, phường thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung có giấy phép. Như vậy gần 900 cơ sở giết mổ tại các khu dân cư không phép sẽ không được kiểm dịch.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nếu có thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát bằng mắt thường sẽ không phát hiện ra các chất cấm trong chăn nuôi: "Chúng tôi phải sử dụng máy phân tích, thời gian từ 2 đến 3 ngày, với giá 1 triệu đồng/mẫu. Ngoài ra, chúng tôi còn cảnh báo họ đừng vì trục lợi mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân".
Giải pháp để quản lý tốt nhất kiểm dịch chính là việc phải xây dựng những cơ sở giết mổ tập trung. Tuy nhiên trong khi chờ những cơ sở này ra đời thì địa phương bó tay ngồi chờ. Bởi theo ông Quách Chí Lâm, Trưởng phỏng Kinh tế, TP Cẩm Phả lĩnh vực này lại do một cơ quan chức năng khác quản lí: "Khó đầu tiên là mình chưa có điểm để di dời họ vào. Khi đưa vào điểm thì chi phí của người ta lại tăng cao hơn. Ví du một cơ sở đang tồn tại, bản chất là vẫn phải tồn tại nhưng cho đầu tư thì lại không được. Dân mình mà cho đầu tư sau này lại di chuyển thì rất khó. Vì cấp phép xây dựng bên mình có quản lý đâu, bên quản lý đô thị cấp phép cơ mà".
Với muôn vàn khó khăn từ cơ quan quản lí đã đưa ra như vậy, câu chuyện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ lò mổ vẫn còn kéo dài và người dân vẫn phải chơi trò may rủi với sức khỏe của mình./.
Hoàng Trình
Theo_VOV
Triển khai tổ chức "Tuần lễ Hàng Hà Nội tại Mátxcơva 2016" Ngày 11-5, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư TTTM Hà Nội - Mátxcơva (INCENTRA) tổ chức Hội nghị phổ biến và triển khai kế hoạch tổ chức đoàn doanh nghiệp TP Hà Nội tham gia "Tuần lễ Hàng Hà Nội tại Mátxcơva 2016". Hội nghị là dịp...