Bộ 3 ‘diều hâu’ ép Tổng thống Trump cứng rắn hơn với Iran
Tổng thống Trump theo đuổi đường lối chính sách cứng rắn với Iran, nhưng một số cố vấn thân cận buộc ông phải cứng rắn hơn nữa.
Tháng 5/2018, Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran. Kế đó, ông áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với ngành năng lượng và tài chính của quốc gia Trung Đông. Cách đây 2 tháng, nhà lãnh đạo Mỹ liệt Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào danh sách khủng bố.
Thế nhưng với bộ 3 John Bolton, Mike Pompeo, Lindsey Graham chừng đó là chưa đủ.
Trong bối cảnh Lầu Năm Góc vắng bóng ông chủ thực sự kể từ sau quyết định từ chức đột ngột của ông Mattis tháng 12/2018, đặc biệt, khi quyền bộ trưởng quốc phòng Patrick Shanahan quyết định sẽ không tiếp tục tham gia quá trình phê chuẩn, bộ 3 này liên tục gây những sức ép lên Tổng thống, thúc ép ông theo đuổi chính sách cứng rắn hơn nữa với Tehran.
Cố vấn an ninh Quốc gia John Bolton
Gần như tất cả các tranh cãi của Washington với Cuba, Iraq, Triều Tiên và mới nhất là Iran đều phảng phất bóng dáng hoặc ít hoặc nhiều của vị Cố vấn an ninh Quốc gia theo quan điểm hiếu chiến của Mỹ.
Năm 2018, ông Bolton cảnh báo Washington sẽ “gây áp lực tối đa với Iran, vượt ra ngoài các biện pháp trừng phạt kinh tế” nếu Iran không không kiềm chế các hành động gây hấn của mình. Ông ca ngợi quyết định rút khỏi thỏa thuận Iran của Tổng thống Trump, gọi đó là quyết định tuyệt vời. Cuối tháng 5, ông tuyên bố Mỹ sẽ có “hành động đáp trả mạnh mẽ” nếu Iran có bất kỳ hành động nào tấn công vào lợi ích của Washignton và đồng minh tại Vịnh Persian.
Cố vấn an ninh Quốc gia John Bolton. (Ảnh: AP)
Vài ngày trước đó, ông khẳng định “gần như chắc chắn” Iran đứng sau các cuộc tấn công vào 4 tàu chở dầu ngoài khơi Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE).
Video đang HOT
Quan điểm quá mức cứng rắn của ông Bolton có vẻ vượt quá sức chịu đựng của Tổng thống Trump.
Hồi đầu tháng 5, khi được hỏi về mức độ hài lòng với Cố vấn an ninh Quốc gia, ông Trump thừa nhận rằng cấp dưới của mình rất giỏi với những quan điểm mạnh mẽ.
“Nhưng tôi thực sự đã phải tiết chế John. Tôi có những phụ tá khác ôn hòa hơn ông ấy và tôi là người ra quyết định cuối cùng”, ông Trump nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mike Pompeo
Ông Pompeo chính thức tiếp nhận chiếc ghế mà người tiền nhiệm Rex Tillerson để lại vào đầu tháng 5/2018. Một tuần sau, Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt với Tehran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo. (Ảnh: Getty)
Nhà lãnh đạo Mỹ từng khẳng định ông không muốn chiến tranh với Iran, nhưng các chuyên gia cho rằng Ngoại trưởng của ông không bằng lòng với đường lối kiềm chế đó. Thay vào đó, ông Pompeo ủng hộ các chính sách gây hấn nhằm chống lại và cô lập quốc gia châu Á này.
Khi còn là một nghị sỹ, năm 2004, ông Pompeo kêu gọi Washington và các đồng minh xem xét triển khai các cuộc tấn công phá hủy năng lực hạt nhân của Iran.
Hồi tháng 5, Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu các nhân viên ngoại giao không làm nhiệm vụ khẩn cấp sơ tán khỏi đại sứ quán Baghdad bởi các mối đe dọa từ các nhóm dân quân liên kết với Iran. Ngay sau đó, ông Pompeo nói rằng chính quyền đã quyết định bán vũ khí cho Ả-rập Xê-út nhằm ngăn chặn “sự xâm lược của Iran”.
Sau khi Mỹ tuyên bố điều thêm 1.000 quân tới Trung Đông, Pompeo nói ông rất mong “đạt được các mục tiêu chiến lược” do Trump đề ra.
“Nhưng chúng tôi không thể làm điều đó mà không đảm bảo rằng chúng tôi có khả năng đáp trả nếu Iran đưa ra quyết định tồi tệ như tấn công các lợi ích của Mỹ”, ông Pompeo khẳng định.
Lindsey Graham
Không nhiều nghị sỹ Mỹ có tác động tới chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, và Graham, cựu binh không quân Mỹ, là một trong số ít đó.
Nghị sỹ Lindsey Graham. (Ảnh: Reuters)
Vị thượng nghị sỹ với từ Nam Carolina thường xuyên đề cập tới các lằn ranh đỏ nghiêm ngặt với Iran, nói bóng gió hôm 19/6 rằng Mỹ nên đánh bật hải quân, ném bom vào các nhà máy lọc dầu ở Iran nếu Tehran làm gián đoạn việc vận chuyển dầu ở eo biển Hormuz.
Hôm 20/6, ông cảnh báo giới chức lãnh đạo Iran nên chuẩn bị cho nỗi đau dữ dội sau khi chỉ trích vụ tấn công ở eo biển Hormuz và vụ bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ.
“Tổng thống Trump đang cố gắng tránh xung đột. Nhưng thực sự là thời điểm xác định đối với ông ấy. Nếu Mỹ không sẵn sàng đối đầu với kẻ thù này, bạn sẽ hối hận”, ông nói.
(Nguồn: Straitstimes)
SONG HY
Người khiến Triều Tiên, Iran phải dè chừng nhất không phải Trump
Nhưng nếu đúng như vậy thì khả năng xảy ra chiến tranh giữa Mỹ với Iran và Triều Tiên còn không thực tế bằng khả năng chính ông Bolton sẽ bị ông Trump sa thải. Ông Trump sẽ không chứa chấp cộng sự bất đồng quan điểm đến mức như thế ở xung quanh mình.
Kể từ sau cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Hà Nội hồi cuối tháng 2 vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton bị nhìn nhận là một trong những người ở phía Mỹ với quan điểm thái độ rất cứng rắn đối với Triều Tiên tác động tới ông Trump đến mức làm cho cuộc thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên thứ hai trong lịch sử không được thành công.
Mới đây, ông Bolton công khai cho rằng việc Triều Tiên lại phóng tên lửa đã vi phạm những nghị quyết của HDBA LHQ về trừng phạt Triều Tiên. Cáo buộc này rất nặng nề cả về chính trị an ninh thế giới lẫn luật pháp quốc tế bởi nếu đúng như thế thì không chỉ có nghĩa ông Kim Jong-un không thực hiện đúng những gì đã trao đổi với ông Trump mà còn tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên chẳng khác gì bị đẩy lùi trở về điểm xuất phát ban đầu. Tuy nhiên, ông Trump đang ở thăm Nhật Bản lại thể hiện quan điểm thái độ khác. Ông Trump cho biết bản thân không nghĩ và không nhìn nhận như ông Bolton và vẫn tin tưởng là phía Triều Tiên thực hiện những gì đã cam kết.
Liên quan đến quan hệ của Mỹ với Iran cũng thấy có tình trạng là ông Bolton làm rất găng, ráo riết thúc đẩy chuẩn bị chiến tranh với Iran trong khi ông Trump luôn quả quyết là không có ý định tiến hành chiến tranh với Iran. Việc ông Trump quyết định đưa thêm 1500 lính Mỹ đến khu vực vùng Vịnh chắc chắn cũng là kết quả tác động của ông Bolton. Nhưng cũng ở Nhật Bản, ông Trump lại một lần nữa xác nhận với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là bản thân không có ý định phát động chiến tranh với Iran. Vậy là trong nội bộ Mỹ có sự khác biệt quan điểm rõ nét và công khai. Câu hỏi đặt ra ở đây là thực sự như thế hay phía Mỹ hiện đang cố tình tỏ ra như thế.
Không phải mãi tận bây giờ trên cương vị hiện tại trong bộ máy chính quyền Mỹ, ông Bolton mới thể hiện thái độ thù địch Iran và Triều Tiên cũng như theo đuổi đường lối cứng rắn với hai đối tác này cũng như luôn cho rằng chỉ sử dụng chiến tranh thì Mỹ mới khuất phục được họ. Trước đấy, trên cương vị nào ông Bolton cũng không dấu diếm quan điểm thái độ và chủ ý ấy. Quan điểm của ông Trump là không mặn mà với việc phát động chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ. Người này tôn thờ và tin tưởng sức mạnh quân sự của nước Mỹ nhưng không nhìn nhận việc phát động chiến tranh là cách thức hiệu quả nhất để bảo vệ và thực hiện lợi ích chiến lược của nước Mỹ. Trong suy xét của ông Trump, "Nước Mỹ trước hết" và phát động chiến tranh ở bên ngoài nước Mỹ không phù hợp với nhau.
Cho nên ở đây chỉ có thể là một trong hai khả năng sau.
Thứ nhất, giữa ông Trump và ông Bolton nói riêng và trong nội bộ chính quyền của ông Trump nói chung có sự bất đồng quan điểm thật sự về sử dụng chiến tranh để xử lý quan hệ hiện tại của Mỹ với Iran và Triều Tiên. Ông Bolton xem ra cho rằng hiện tại không chỉ có điều kiện thuận lợi mà còn là cơ hội cuối cùng để thoả ước là phát động chiến tranh với Iran và Triều Tiên. Với ông Trump thì người này có thể làm được việc ấy chứ còn với tổng thống khác của nước Mỹ sẽ không thể nữa.
Nếu như vậy thì ông Bolton phải vội bởi thời gian không còn nhiều cho việc thực hiện chủ ý này.Thứ hai là khả năng có sự phân vai nhất định giữa ông Trump và cộng sự. Như kẻ tung, người hứng. Ông Trump để cho cộng sự leo thang căng thẳng, làm găng và gia tăng áp lực đối với Iran và Triều Tiên trong khi bản thân mình lại ôn hoà và kiềm chế. Khả năng này đưa lại cho ông Trump cái lợi là thực thi được sách lược "gia tăng áp lực tối đa"đối với Iran và Triều Tiên trong khi vẫn giúp ông Trump giữ cầu đối thoại trực tiếp với Iran và Triều Tiên. Ông Trump và cộng sự tận lợi ở đây cảm nhận chung của thế giới bên ngoài là để ý đến biểu lộ thái độ của ông Trump là chính, nhưng cũng lại không thể không phòng ngừa khả năng ông Trump bất ngờ thay đổi quan điểm và chịu nghe theo những cộng sự như ông Bolton. Duy trì tình trạng hư hư thực thực này luôn có lợi nhiều nhất cho ông Trump, luôn giúp người này dễ bề tiến thoái.
Xem ra, khả năng này sát gần sự thật hơn cả. Nó phù hợp với tính cách và mô thức mưu tính của ông Trump. Hơn nữa, ông Bolton và những người khác đều đủ thực tế và tỉnh táo để ý thức được rằng muốn tại vị lâu hơn thì không nên đối lập quan điểm với ông Trump.
Theo Danviet
Tin thế giới : Trump bất ngờ bật đèn xanh cho Iran "Không ai muốn những điều khủng khiếp xảy ra", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ quan điểm cho rằng Tehran "muốn đàm phán". Tổng thống Mỹ Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nếu Iran muốn bắt đầu cuộc đàm phán với Mỹ thì ông sẽ hoan nghênh đề xuất này. Tuyên bố này được nhà lãnh đạo Mỹ...