Bỏ 23 triệu đồng mua máy rửa bát, bà nội trợ thấy tiếc vì đã quá tin lời con trai
Cả đêm anh con trai trằn trọc, cằn nhằn rồi sáng hôm sau, chính anh dậy trước để chạy ra nhòm máy rửa bát xem nó “có ra cái gì không”.
Máy rửa bát là một khoản đầu tư không hề nhỏ, trong khi còn khá mới mẻ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhiều người cảm thấy đắn đo, e dè khi phải bỏ ra số tiền quá lớn để mua máy rửa bát trong khi hiệu quả thực tế thì họ chưa được kiểm chứng.
Một số những bình luận nghi ngờ hoặc phản đối máy rửa bát
Bên cạnh đó, nếu tham khảo trên mạng xã hội thì sẽ gặp rất nhiều ý kiến chê bai, phản đối, nhận xét tiêu cực từ những người sẵn sàng nói không với máy rửa bát dù chưa sử dụng, hay thậm chí có cả những người đã từng dùng máy rửa bát “Nhật bãi” nhưng thất vọng với hiệu quả của nó nên đâm ra có ác cảm với các loại máy rửa bát nói chung.
Câu chuyện có thật dưới đây là một minh chứng thú vị về quan điểm con người có thể thay đổi đến thế nào khi được trực tiếp trải nghiệm những cái mới. Những hình ảnh sử dụng trong bài này do chính các thành viên trong gia đình cung cấp với yêu cầu không để lộ mặt:
Cô Đan nấu bếp, chú Khánh rửa bát – ảnh chụp năm 2013
Gia đình cô Đan chú Khánh ở Hà Nội có ba thế hệ sinh sống gồm cô chú, con gái và gia đình con trai cùng 2 con nhỏ – có thể gọi là tam đại đồng đường với tổng cộng 07 người. Cô Đan đam mê nấu nướng, thích bày biện các món cầu kỳ nên lượng bát đũa cần rửa trong một ngày không ít. Chú Khánh đã về hưu nên nhiều thời gian rảnh rỗi và đảm nhiệm việc rửa đống bát đĩa sau mỗi bữa ăn.
Gia đình tam đại đồng đường gồm 07 thành viên – ảnh chụp năm 2018
Đầu năm 2020, cháu (con gái chị ruột) của cô Đan có mua một chiếc máy rửa bát và kể cho cô nghe sự tiện lợi mà chiếc máy rửa bát đó đem lại như tiết kiệm thời gian, giải phóng sức lao động, khả năng làm sạch vượt trội…
Căn bếp của cháu cô Đan với chiếc máy rửa bát màu vàng – ảnh chụp năm 2020
Cô Đan cảm thấy rất thích và nói với con trai cô rằng hãy thử tìm hiểu và đặt mua một chiếc máy rửa bát như thế. Anh con trai phản đối, rồi đưa ra một số lý do mà anh cho là máy rửa bát sẽ không phù hợp với gia đình bởi:
1. Máy rửa làm sao sạch được như người rửa?
2. Khó có thể nhét được đống bát đĩa đủ loại, đủ kiểu vào trong cùng một chiếc máy.
3. Tây người ta dùng thìa, dùng dĩa nhiều nên máy rửa bát mới phù hợp, chứ nhà cô chú toàn bát với nồi, chảo thì máy nào chịu nổi?
4. Cô Đan hay nấu các món chiên xào, nhiều mỡ. Lắm lúc rửa tay với nước nóng còn khó sạch thì máy rửa bát chắc là sẽ đầu hàng thôi.
5. Bỏ ra cả đống tiền mua máy rửa bát về mà nó không hiệu quả, thao tác phức tạp thì sẽ cãi nhau suốt ngày.
Chú Khánh chồng cô cũng không ủng hộ việc mua máy rửa bát bởi chú vẫn khỏe mạnh, lại chẳng bao giờ nề hà việc rửa bát đũa nên sẽ rất thừa thãi và tốn kém khi mua máy rửa bát.
Khu vực bếp nhà cô Đan trước khi lắp máy rửa bát – ảnh chụp năm 2021
Cô Đan đành dẹp bỏ ý định mua máy rửa bát, và mọi chuyện lại vẫn như xưa cho đến cuối tháng 9 năm 2021, gia đình con trai cô Đan ra ở riêng. Trước đó, vợ anh con trai (tức con dâu cô Đan) đã được các chị em ở văn phòng tư vấn và truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm sắm sửa đồ đạc và chuẩn bị cho cuộc sống tự lập – trong đó có việc tối quan trọng là phải mua ngay máy rửa bát để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Chị vợ đứng giám sát anh thợ lắp máy rửa bát
Ban đầu anh chồng cũng gạt phăng cái ý tưởng mua máy rửa bát cũng bởi những lý do nêu trên, nhưng vợ anh nhất quyết sắm cho bằng được. Sau nhiều lần tranh luận to tiếng nảy lửa, thậm chí tưởng như tan vỡ đến nơi thì anh chấp nhận mặc kệ vợ muốn mua gì thì mua, anh sẽ không can thiệp nữa, còn một khi đã mua về mà chán thì tự chịu trách nhiệm, đừng có kêu than.
Chị vợ loay hoay lắp lọc nước cho máy rửa bát…
Thế là chị vợ tự mình loay hoay kéo dây điện, lắp lọc nước đầu vào để chờ máy rửa bát. Chị kể, mình tham khảo trong các hội nhóm máy rửa bát thấy nhiều người gặp vấn đề do nguồn nước đầu vào bẩn, nhiều tạp chất nên phải lắp lọc nước. Cả nhà chỉ có cái máy bằng mấy tháng lương là giá trị nhất nên chăm chút cho nó cũng chính là đang bảo vệ túi tiền của mình.
… và thành quả lao động
Một ngày tháng 7, chị vợ khuân về chiếc máy rửa bát. Do không bố trí được chỗ lắp trong bếp nên máy phải để ngoài logia bên cạnh chiếc máy giặt.
Lắp máy rửa bát tại nhà của con dâu cô Đan
Chiếc máy rửa bát để bên ngoài logia gần máy giặt
Sau 5 tháng chiếc máy rửa bát vẫn ở đó và hoạt động tốt
Lần đầu tiên rửa bát thì máy báo thời gian hoàn thành những 3 tiếng 15 phút khiến anh chồng nóng mặt, còn chị vợ – vì đã được đồng nghiệp truyền cho kinh nghiệm từ trước – nên chỉ tủm tỉm cười rồi đi ngủ. Cả đêm anh chồng trằn trọc, cằn nhằn rồi sáng hôm sau, chính anh dậy trước để chạy ra nhòm cái máy rửa bát xem “có ra cái gì không”.
Mẻ bát đầu tiên – ảnh do anh chồng chụp lúc 6h11 phút sáng
Chị vợ kể rằng chưa bao giờ thấy chồng chị tỏ ra kinh ngạc như thế khi anh cầm từng cái bát, cái cốc bóng loáng lên xem, rồi mân mê những chiếc nồi được máy rửa sạch sẽ và sáng choang.
Nước bắn mạnh làm bong sơn chiếc bình giữ nhiệt của anh chồng nhưng anh không hề tức giận mà lại rất thích thú…
Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, bây giờ chị vợ chẳng cần phải giải thích gì nữa.
Các bạn đã thấy chiếc bình giữ nhiệt chuyên dùng để uống chè nhiều năm nào mà sạch bong như thế này chưa?
Cứ xong bữa tối là chồng chị gom hết đống bát đũa trong bồn rửa ra sắp xếp vào máy, còn bật máy và bấm nút khởi động thì giao cho 2 đứa nhỏ vì chúng thấy thích thú với việc đó.
Hai nhóc 5 tuổi cũng biết vận hành máy rửa bát
Sau khi tự mình trải nghiệm máy rửa bát được 1 tháng và bị nó thuyết phục hoàn toàn thì cuối tháng 10 năm 2021, anh con trai gọi hãng để đặt mua một chiếc máy rửa bát về cho bên ông bà nội.
Anh này còn khuân đồ nghề, máy khoan về nhà nội để đục đẽo, lắp đặt hệ thống lọc nước đầu vào cho máy rửa bát. Do nước sinh hoạt bên khu nhà cô Đan rất bẩn nên anh con trai lắp hẳn bộ lọc 3 cấp như của máy lọc nước RO cho an tâm.
Nước sinh hoạt nhà cô Đan sau khi mở van khóa nước
Lắp hẳn 3 cốc lọc
Xả nước lần đầu mà đã đen sì cốc lọc số 1
Nhờ việc tự chuẩn bị điện nước chờ, cũng như khả năng đàm phán mà anh mua được máy rửa bát cho mẹ với giá khá hời – giảm 1 triệu so với giá niêm yết trên web của cửa hàng, và có lẽ cũng là giá thấp nhất thị trường tại thời điểm bấy giờ.
Bác thợ lắp máy đang tháo các miếng xốp khỏi máy rửa bát
Chú Khánh ngồi xem lắp máy và rất đăm chiêu – ảnh chụp ngày 28/10/2021
Cũng giống với anh con trai, chú Khánh đã hoàn toàn bị chinh phục sau mẻ rửa đầu tiên. Những vết ố xỉn trên chiếc ấm pha chè có thâm niên (dù hàng ngày được cọ rửa bằng tay nhưng không hết) nay đã bị đánh bay, còn chiếc nồi ủ cô mua cách đây hơn chục năm thì giờ sáng bóng như mới.
Ảnh chụp lúc 02h sáng ngày 30/10/2021 – mẻ rửa thứ 2
Chiếc nồi ủ 18 tuổi giờ được làm bóng tinh tươm
Cặp lồng inox sáng bóng
Bát đũa trong ngày được cô gom lại, bỏ vào chậu nhựa và chờ đến cuối ngày mới cho vào máy để rửa. Những ngày đầu, chú Khánh vẫn quen nếp cũ, thấy bát đũa bẩn là rửa ngay khiến cho sau bữa tối không đủ “mẻ”. Chú bảo rằng việc sắp xếp bát đũa vào máy đối với chú là quá phức tạp nên cứ rửa tay cho nhanh. Nhắc chú mấy lần không được nên cô Đan đã “sa thải” chú, rồi giao việc “xếp bát đũa bẩn vào máy, lấy bát đũa sạch ra” cho con gái.
Con gái cô Đan đang xếp bát vào máy
Cô Đan cho biết mình thực sự thấy tiếc quãng thời gian hơn 1 năm qua đã không mua máy rửa bát sớm hơn vì nghe lời “bàn lùi” của chồng và con trai. Nếu mua ngay từ sớm thì có phải nhàn đi bao nhiêu rồi không.
Mẻ rửa bát tối mùng 1 Tết năm 2022 của nhà cô Đan
Đấy là chưa kể đến khoản tiền điện, tiền nước tiết kiệm được bởi máy rửa bát chỉ dùng hết có đâu đó dưới 10 lít nước và 01 số điện cho mỗi lần rửa. Rửa bát của cả một ngày trời mà chỉ tốn có 1 số điện và 10 lít nước nhưng sạch sẽ tinh tươm thì không bàn tay con người nào có thể bằng được.
Lắp máy rửa bát nhà cô Đan chú Khánh – video do anh con trai quay
Tổng kết
Xin được nhắc lại: Đúng là “trăm nghe không bằng một thấy”, các cụ ngày xưa đúc kết quả không sai. Câu chuyện về chiếc máy rửa bát ngày nay cũng giống với chiếc máy giặt hồi mới thâm nhập thị trường Việt Nam. Còn nhớ hồi đó mọi người cũng tranh luận không ngừng rằng giặt tay hay giặt máy tốt hơn, cái nào tiết kiệm hơn, nhanh hơn… và rồi thì ai cũng biết độ phổ biến của máy giặt. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu máy rửa bát có chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam như những chiếc máy giặt đã làm được hay không nhé!
Dọn dẹp nhà bếp chưa bao giờ lại nhanh chóng và dễ dàng đến thế nếu bạn thực hiện theo các bước sau
Việc dọn dẹp nhà bếp chưa bao giờ là thú vị nhưng nhờ vào những hướng dẫn dưới đây, căn bếp của gia đình bạn sẽ được làm sạch nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1. Vứt hết thức ăn thừa và đồ đã dùng hết
Trước khi bắt đầu làm sạch chi tiết, bạn nên loại bỏ tất cả những gì đã dùng hết, như lon nước rỗng, vỏ túi và bao bì các loại. Đây cũng là lúc để bạn dọn bỏ hết đi phần thức ăn còn thừa. Sau khi hoàn tất việc này, bạn có thể thoải mái làm sạch nhà bếp mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
2. Xếp đầy máy rửa bát
Sau khi đã loại bỏ đồ thừa thì chỉ còn lại những chiếc xoong, chảo và đĩa bẩn để bạn xử lý. Lúc này, bạn nên bỏ mọi thứ có thể vào máy rửa bát. Đây là cách siêu tiết kiệm thời gian để làm sạch hết bát đĩa, xoong nồi, đồng thời cũng loại bỏ sự bừa bộn bên trong nhà bếp.
Tuy nhiên, nếu nhà bạn không có máy rửa bát thì hãy để đống đồ bẩn bên cạnh bồn rửa và chuyển sang bước tiếp theo.
3. Rửa sạch bát đĩa và đồ không thể dùng trong máy rửa bát
Đây có lẽ là bước ít người yêu thích nhất, rửa sạch sẽ tất cả những món đồ bẩn có trong nhà bếp, bao gồm có xoong nồi, chảo, đĩa sứ... Tất cả những gì bạn cần lúc này chính là một miếng bọt biển và ít nước rửa chén.
Một số món đồ có thể khá khó rửa nên chúng ta cần ngâm chúng trong nước xà phòng ấm một lúc trước khi có thể rửa sạch như cách làm thông thường. Những món đồ đã được rửa sạch, hãy đặt ở một bên để chúng khô tự nhiên.
Việc rửa sạch tất cả các vật dụng nấu nướng bẩn để lại không gian trống cho bạn dễ dàng lau chùi bề mặt bếp và các thiết bị.
4. Làm sạch các thiết bị nhỏ
Có khá nhiều các thiết bị có trong căn bếp gia đình của bạn, đó là lò vi sóng, máy nướng bánh mì, lò nướng điện và bất kỳ thiết bị nào có trên mặt bàn. Việc này không nên và không cần mất quá nhiều thời gian nhưng sẽ đảm bảo không gian bếp của bạn trông thật lung linh, sạch sẽ vào cuối ngày.
Thêm vào đó, đây là cách tốt để đảm bảo rằng chúng không bao giờ quá bẩn mỗi khi sử dụng. Chỉ cần lau sạch bên ngoài của từng thiết bị bằng cách sử dụng một miếng khăn lau ẩm với một bình xịt khử trùng là đủ rồi.
5. Lau sạch bề mặt
Hãy sử dụng khăn và chất khử trùng để lau sạch bề mặt bàn, phủi đi những mảnh thức ăn vụn vào thùng rác. Việc này khá đơn giản và bạn có thể hoàn thành bước này nhanh chóng mà không tốn nhiều thời gian đâu.
6. Khử trùng bồn rửa
Sau khi bạn đã dành thời gian để cọ rửa sạch sẽ những món đồ bẩn có trong bếp thì giờ là lúc bạn làm sạch bồn rửa. Việc làm sạch bồn rửa dễ dàng hơn nhiều so với tưởng tượng. Bồn rửa có thể rất bẩn suốt cả ngày, vì vậy việc khử trùng bồn rửa thực sự rất quan trọng.
Bạn hãy đổ đầy nước ấm vào bồn rửa và thêm chất khử trùng đã pha loãng. Dùng một miếng khăn để lau sạch toàn bộ các khu vực bồn rửa, bao gồm cả vòi nước nữa nhé.
7. Cất đồ sạch và khô
Bây giờ những món đồ được rửa sạch đã khô và bạn nên xếp chúng vào kệ hoặc trong tủ bếp. Hãy luôn nhớ đặt mọi thứ đúng vị trí của chúng để giữ cho căn bếp của bạn luôn gọn gàng, ngăn nắp mọi lúc.
8. Làm sạch sàn nhà
Bàn bếp, bồn rửa, thiết bị và bát đĩa đều đã xong, công việc tiếp theo chính là quét và lau sạch sàn nhà. Đầu tiên, bạn hãy quét bằng chổi để gom tất cả các loại rác lớn nhỏ lại một chỗ. Tiếp theo là lau thật kỹ sàn nhà để loại bỏ hết tất cả bụi bẩn còn bám lại.
9. Làm sạch cửa sổ, cửa ra vào và tay nắm cửa
Tiếp theo, chúng ta sẽ giải quyết những khu vực thường bị bỏ quên trong không gian nhà bếp mỗi khi dọn dẹp, chẳng hạn như cửa sổ, công tác đèn, nắm cửa. Bạn cần dùng một miếng bọt biển sạch, nước xà phòng và một miếng khăn để lau khô. Cho dung dịch xà phòng vào nơi cần lau chùi rồi chà nhẹ tay và lau lại bằng vải khô, thế là mọi việc đã hoàn thành.
Sau khi hoàn tất việc làm sạch những khu vực này, căn bếp trông sạch sẽ hơn nhiều và chắc chắn rằng mọi milimet bên trong nhà bếp đều đảm bảo vệ sinh.
10. Khử trùng miếng bọt biển và khăn lau
Bạn đã dùng miếng bọt biển và khăn lau trong cả quá trình lau dọn căn bếp gia đình và giờ thì đừng quên làm sạch chúng nhé. Bởi vì, chúng có thể chứa rất nhiều chất bẩn nên tốt nhất, bạn nên ngâm chúng qua đêm trong dung dịch có chứa chất khử trùng.
11. Đổ rác
Bước cuối cùng của việc dọn dẹp nhà bếp chính là đổ rác. Chắc chắn rằng lúc này thùng rác của bạn đã được chất kín bởi thức ăn thừa, chai lọ rỗng và đủ loại đồ bỏ đi rồi.
Kết thúc việc dọn dẹp nhà bếp bằng cách mang túi rác đi vứt. Sau đó rửa sạch và khử trùng thùng rác, đảm bảo rằng nó sạch vi khuẩn và không có mùi. Cuối cùng là thay thế bằng một túi rác mới.
5 mẹo làm sạch phản tác dụng mà chị em vẫn rỉ tai nhau hàng ngày, mẹo cho máy rửa bát là phổ biến nhất Thời nào rồi mà còn dùng những mẹo làm sạch này hả chị em ơi. Các thói quen vệ sinh nhanh, gọn, có hiệu quả vẫn được chị em truyền tai nhau hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều mẹo trong số này đã "lỗi thời" và có khi còn phản tác dụng. 1. Không dùng xà phòng để rửa đồ gang Một vài giọt...