Bỏ 10 triệu đồng mua củ cải khủng: Vợ đảm chế đủ món ăn cho cả nhà
Củ cải Nhật Bản rất to và nặng, có củ nặng đến 2kg với giá bán lên tới 500.000 đồng. Loại củ cải này đang được giới nhà giàu Việt đặt mua về ăn, thậm chí có khách còn đặt mua tới 20 củ liền một lúc với giá 10 triệu đồng.
Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội) vào bếp chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Ngồi gọt củ cải, chị khoe: “Củ cải Nhật, thịt lợn giun quế để làm món thịt kho tàu ăn mùa này là hợp nhất vì thời tiết Hà Nội bắt đầu mát mẻ rồi”.
Chỉ vào chỗ củ cải vừa được cắt ra thành từng miếng nhỏ, chị Linh cho biết, thịt lợn làm món kho tàu này chỉ hết 70.000 đồng, nhưng củ cải thì hết tới 150.000 đồng vì chúng là củ cải chị đặt mua từ Nhật về.
Củ cải Nhật đang được giới nhà giàu Việt chuộng mua về ăn dù giá lên tới 250.000 đồng/kg (ảnh: Khuc Ngoc Anh).
Hàng Nhật Bản giá rất đắt đỏ, thường gấp cả chục lần, thậm chí cả trăm lần so với giá hàng cùng loại tại Việt Nam. Song, đổi lại hàng Nhật lại có chất lượng tốt và độ an toàn cao hơn nên chị hay chọn mua về cho gia đình ăn.
“Như củ cải này, ở chợ cũng bán nhiều lắm, giá lại rẻ nữa. Nhưng ra chợ thì không phân biệt được đâu là củ cải Trung Quốc hay củ cải Việt Nam. Đó là lý do tôi hay chọn mua hàng Nhật”. Theo chị Linh, củ cải Nhật rất to, loại củ chị mua thường nặng khoảng gần 2kg, khá giống với loại củ cải khổng lồ bán tại chợ. Tuy nhiên, khi ăn sẽ thấy củ cải Nhật rất chắc, vị ngọt khá hấp dẫn.
“Loại hàng này thì chỉ dân bán hàng xách tay mới có. Thế nên, lần nào mua chị cũng phải đặt trước và nhờ họ mua đúng loại mình thích”, chị Linh nói. Hiện mua hàng xách tay Nhật thì chỉ phải chờ 2-3 ngày, không lâu như trước nữa, song giá bán thì khá đắt đỏ.
Video đang HOT
Như củ cải Nhật này, giá tuỳ vào thời điểm nhưng thường là 250.000 đồng/kg. Một củ nặng 2kg chị phải trả 500.000 đồng mua về chia ăn được 3 bữa, chị chia sẻ.
Củ cải Nhật trọng lượng 2kg giá có thể lên tới 0,5 triệu đồng (ảnh: Khuc Ngoc Anh).
Chị Khúc Ngọc Anh ở Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) thừa nhận, dù giá khá đắt đỏ nhưng củ cải Nhật vẫn được nhiều người đặt mua.
Trên thực tế, cửa hàng của chị chủ yếu bán các loại hoa quả, bánh kẹo Nhật Bản và Đài Loan, thêm một vài loại thực phẩm cao cấp nữa. Còn củ cải không phải là mặt chính, chị chỉ nhập về bán vì có khách quen đặt hàng. Thế nhưng, thời gian gần đây khá nhiều người đặt mua củ cải Nhật Bản, thành ra lần nào cũng bán hết veo vài chục cân.
Như hôm vừa rồi, có khách đặt mua đúng 20 củ cải về ăn, loại 2 kg/củ. Tính ra đơn hàng lên tới 10 triệu đồng tiền củ cải.
Theo chị Ngọc Anh, củ cải Nhật có rất nhiều loại, trong đó loại chị nhập về trọng lượng thường từ 1-2 kg/củ tuỳ loại.
Ghi nhận của PV.VietNamNet, tại thị trường hàng xách tay, củ cải Nhật đang có giá khá cao, dao động 250.000-300.000 đồng/kg. Với mức giá này, củ cải Nhật đắt gấp 10-12 lần giá củ cải Việt Nam. Song, các chủ hàng tiết lộ, dù giá thuộc diện khá đắt đỏ, nhưng củ cải Nhật vẫn được dân nhà giàu rất chuộng mua về ăn. Nhờ đó, có đầu mối bán cả tạ củ cải loại này mỗi tuần
Theo Châu Giang (Vietnamnet)
Ngọn lửa cá cơm sáng lên, người dân tranh thủ nhặt tiền
Tia lửa đỏ hồng vừa sáng lên, cũng là lúc hàng trăm lao động vùng nông thôn lao mình vào làm cá và công việc này diễn ra theo mùa.
Làng cá xã Cà Ná và Phước Diêm, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đã được nhiều người biết đến với nghề hấp cá nổi tiếng nhất của tỉnh. Cá hấp này đã thú khá nhiều lao động vùng nông thôn từ trẻ em, phụ nữ, thanh niên... cho đến những người lớn tuổi. Công việc được chia ra nhiều công đoạn rõ ràng, người nào có sức khỏe, cần cù, chịu khó thì người đó sẽ đút tiền vào túi nhiều.
Nghề hấp, phơi cá đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn có thu nhập
Có mặt từ sáng sớm tinh mơ mới thấy hết không khí làm việc của những người lao động thôn quê nghèo, không khí diễn ra sôi nổi không khác gì ngày hội mỗi khi có cá. Người dân địa phương cho biết, cứ vào mùa cá cơm hàng trăm lao động từ các xã khác tập trung về đây làm việc. Đối với những thanh niên trai tráng đứng lò hấp cá, vận chuyển, bốc vác cá. Còn riêng những phụ nữ, trẻ em và người già phơi cá và đóng gói.
Nghề hấp cá mỗi năm người dân thường làm 2 đợt, gần Tết và vụ cá nam
Anh Nguyễn Văn Tình (xã Phước Hữu) chia sẻ, mặc dù công đoạn hấp cá cơm đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng làm được mà đòi hỏi làm quen tay. Bởi người hấp cá canh giờ cho chuẩn xác, nếu quá thời gian cá sẽ bị nát và ngược lại đem ra sớm thì cá bị tanh.
Muốn làm cho cá ngon, ngọt thì người hấp phải canh cá chín vừa tới. Sau khi hấp xong chuyển ra ngoài phơi nắng, công đoạn cuối cùng đóng gói đem xuất bán. Nhờ nghề này mà gia đình tôi có thu nhập trung bình 350.000 đồng/ngày, những đợt Tết kiếm gần 800.000 đồng/ngày- anh Tình cho hay.
Khi ngọn lửa đỏ lên, cũng là lúc người lao động lao mình vào làm cá
Ông Lê Lúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cà Ná thông tin, toàn xã có trên 15 lò hấp cá, những năm gần đây nghề hấp cá đã có bước khởi sắc đáng kể. Mỗi lò hấp giải quyết từ 40 - 50 lao động, thu nhập dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/người, thậm chí có những ngày trên 500.000 đồng.
Cá cơm tươi được người dân đánh bắt đưa từ dưới biển lên, sau khi xử lý rồi cho vào lò hấp
Các chủ lò hấp cá hoạt động chia thành 2 đợt, đợt gần Tết và vụ cá nam. Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, TP.Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ...Mấy ngày nay, cá bắt đầu xuất hiện trên biển, người dân cũng phấn khởi có thêm nguồn thu nhập từ nghề hấp cá.
Rời làng cá, chúng tôi vẫn còn nghe đâu đó mùi thơm ngào ngạt, vị mặn từ những con cá cơm được xem là đặc sản do người dân vùng ven biển tự đánh bắt và chế biến để cung cấp ra thị trường.
Theo Danviet
"Đột nhập vương quốc" sâm tiền tỷ của nông dân chân đất Hà Văn Đại Xuât phat tư con sô 0 va cung chưa tưng trai qua môt trương lơp đao tao nao, thê nhưng anh nông dân chân đât Ha Văn Đai (38 tuôi, xa Đăk Long, huyên Kon Plông, Kon Tum) hiên đang sơ hưu môt trang trai sâm trên nui cao, tri gia hơn 3 ty đông. Phai mât gân 1 tiêng đông hô, chung...