BMW X5 bán lại ngang giá Honda SH 2020, ODO ‘khủng’ là chi tiết đáng chú ý
Chiếc BMW X5 được đăng ký lần đầu vào năm 2005.
Việc những chiếc xe sang Đức xuống giá thê thảm sau nhiều năm gần đây đã trở thành một định lý quen thuộc trên thị trường ô tô đã qua sử dụng. Từng là mẫu SUV khiến nhiều đại gia Việt ưa chuộng bởi thiết kế đồ sộ, nay chiếc BMW X5 đời 2004 xuất hiện trong bài viết dưới đây khiến nhiều người phải xót xa bởi giá bán của mình. Mức ODO của chiếc xe đang dừng ở khoảng 200.000km.
Trong những năm đầu của thập niên 2000, khó có mẫu SUV nào cạnh tranh được với BMW X5, kể cả đối thủ “nặng ký” Mercedes-Benz ML 500.
Chiếc BMW X5 được đăng ký lần đầu năm 2005. BMW X5 2004 sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.666 x 1.872 x 1.714 (mm), trục cơ sở đạt 2.819mm. Lớp sơn đen đã được spa kỹ lưỡng. Chóa đèn trước đã có phần ngả màu. Chiếc BMW X5 được trang bị bộ mâm 5 chấu đơn kích thước 17 inch.
Video đang HOT
Chiếc BMW X5 được đề cập trong bài viết thuộc phiên bản xDrive 30i sử dụng động cơ I6, dung tích 3.0L sản sinh công suất tối đa 225 mã lực tại 5.900 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 290Nm từ tua máy 3.500 vòng/phút. Đến nay, sức mạnh của BMW X5 2004 vẫn nhỉnh hơn một số mẫu SUV/Crossover cỡ nhỏ thế hệ mới như Mercedes-Benz GLC 200 4Matic (197 mã lực) hay người đàn em BMW X3 xDrive20i (184 mã lực).
Bên trong, toàn bộ khoang nội thất của chiếc BMW X5 đã xuống cấp đáng kể sau quãng đường 200.000km. Hàng ghế da đã xỉn màu, xuất hiện nhiều vết nhăn và không còn giữ được độ căng phồng. Phần da trên vô-lăng 4 chấu đã nhẵn bóng và bong tróc. Màn hình LCD trung tâm đã ngả màu rõ rệt và không còn giữ được độ sắc nét vốn có.
Những trang bị tiện nghi tiêu biểu bên trong BMW X5 bao gồm ghế lái chỉnh điện 8 hướng, tích hợp sưởi ấm. Thêm vào đó là màn hình LCD trung tâm tương thích bluetooth, kết hợp với hệ thống âm thanh 10 loa.
Chiếc BMW X5 2004 đang được chào bán với giá 280 triệu đồng, tương đương với mức giá đề xuất của mẫu Honda SH 300i 2020 bản ABS (279 triệu). Tuy có thể sở hữu một chiếc SUV hạng sang với giá “rẻ như cho”, chủ nhân tiếp theo sẽ phải chấp nhận việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên. Chưa kể, mức tiêu hao nhiên liệu lớn của một khối động cơ cũ cũng là một trong những vấn đề đáng lưu tâm.
BMW thừa nhận đối mặt với khoản thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2009
Tập đoàn sản xuất ô tô hạng sang BMW của Đức thừa nhận đối mặt với khoản thua lỗ đầu tiên kể từ năm 2009 trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến doanh số bán xe giảm mạnh.
Loạt xe X1 của thương hiệu xe sang Đức BMW. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong quý II vừa qua, lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) của công ty có trụ sở ở Munich này là 666 triệu euro (787,6 triệu USD), giảm mạnh so với EBIT cùng kỳ năm ngoái là 2,1 tỷ euro (2,49 tỷ USD), sau khi lượng xe bán ra giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tập đoàn này đã ghi nhận khoản lỗ ròng 212 triệu euro (251 triệu USD), một phần do thiệt hại được giảm nhẹ nhờ mảng kinh doanh cho thuê xe có phần khởi sắc.
Trong khi đó, EBIT của phân khúc ô tô, bao gồm các thương hiệu Mini và Rolls-Royce, trong cùng quý là 1,55 tỷ euro, nhích nhẹ so với con số 1,47 tỷ euro trong cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành BMW Oliver Zipse cho biết: "Chúng tôi hiện đang hướng tới giai đoạn 6 tháng cuối năm với sự lạc quan thận trọng và tiếp tục nhắm mục tiêu EBIT cho phân khúc ô tô năm nay nằm trong khoảng từ 0 đến 3%".
BMW vẫn giữ nguyên hướng dẫn năm 2020, với một số cảnh báo quan trọng bao gồm tác động tiềm tàng của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai và khả năng các nước tái áp đặt các biện pháp phong tỏa hay đợt suy thoái sâu hơn tại các thị trường trọng điểm.
"Gã khổng lồ" nước Đức cũng cho biết hướng dẫn này được xây dựng dựa trên giả định nhu cầu tại tất cả các thị trường trọng yếu sẽ sụt giảm đáng kể do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Ngoài ra, hãng cũng sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch đầu tư hơn 30 tỷ euro vào công tác nghiên cứu và phát triển. BMW đã đặt mục tiêu cắt giảm ít nhất 1/3 lượng khí thải CO2 trên mỗi chiếc xe vào năm 2030 so với mức 2019.
Cùng ngày, tập đoàn bảo hiểm khổng lồ Allianz của Đức cũng thông báo lợi nhuận sụt giảm trong quý II do số hồ sơ yêu cầu bồi thường tăng cao vì các thảm họa tự nhiên và đại dịchCOVID-19.
Cụ thể, trong giai đoạn từ tháng 4 tới tháng 6, thu nhập ròng của Allianz đã giảm xuống còn 1,53 tỷ euro (1,81 tỷ USD), giảm 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái. EBIT của hãng giảm còn 2,57 tỷ euro (3,04 tỷ USD), giảm 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái do các khoản lỗ liên quan đến COVID-19, cũng như kết quả đầu tư không mấy khả quan.
Trong khi đó, cũng trong cùng giai đoạn, tổng doanh thu của Allianz đã giảm 6,8% xuống còn 30,9 tỷ euro (36,5 tỷ USD), chủ yếu do sự sụt giảm mạnh thu nhập trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và y tế. Allianz còn phải thừa nhận không thể đưa ra triển vọng lợi nhuận hoạt động cho năm 2020 do "những bất ổn vẫn còn tiếp diễn".
Mặc dù vây, Allianz cho biết chính nhờ "danh mục đầu tư kinh doanh đa dạng và bảng cân đối kế toán vững mạnh" đã giúp hãng vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại.
Giám đốc điều hành Oliver Baete đánh giá khả năng phục hồi của hãng được thể hiện qua các kết quả kinh doanh cho tới nay là yếu tố khiến ban lãnh đạo tin tưởng vào hoạt động tài chính vững chắc trong nửa cuối năm nay./.
Geely Preface - ôtô Trung Quốc thách đấu xe sang Đức Geely thể hiện giấc mơ đấu xe sang Đức bằng cách để Preface lần lượt vượt qua BMW M4, Mercedes-AMG C63 Coupe và Porsche Panamera, trong một video quảng cáo. Hồi tháng 4/2019, Geely ra mắt Preface concept, một chiếc sedan thể thao cá tính dựa trên kết cấu CMA (Compact Modular Architecture) được liên doanh phát triển với Volvo. Preface hiện đã...