BMW thiết kế tàu điện ngầm cho Kuala Lumpur
Dự kiến hệ thống tàu điện ngầm mới ở Kuala Lumpur sẽ hoạt động vào năm 2017 với 58 đoàn tàu.
Thủ đô của Malaysia là Kuala Lumpur và khu vựng Klang Valley có dân số khoảng 4 triệu người và không ngừng gia tăng, với lượng dân đông đúc như vậy thì vấn đề về việc đi lại ở khu vực này sớm sẽ trở thành một vấn đề lớn nếu hầu hết mọi người đều sở hữu phương tiện cá nhân. Chính vì vậy mà Kuala Lumpur đã tính đến phương án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm tại khu vực này.
Hiện tại, một hệ thống đường tàu điện ngầm đang được xây dựng bởi tập đoàn Mass Rapid Transit Corporation Sdn Bhd, dự kiến khi khi đi vào hoạt động vào năm 2017, hệ thống đường ngầm này sẽ phục vụ cho khoảng 58 con tàu điện đi khắp khu vực với tần suất là cứ 3,5 phút sẽ có một chuyến tàu vào giờ cao điểm. Mỗi con tàu điện sẽ có bốn toa với thiết kế rộng rãi và có sức chứa lên đến 1.200 hành khách.
Hệ thống tàu được sử dụng ở Kuala Lumpur là tàu không người lái Metro Inspiro, được sản xuất bởi Siemens và được thiết kế bởi văn phòng Designworks USA thuộc tập đoàn BMW.
Hệ thống tàu của Kuala Lumpur được thiết kế theo chủ đề “Ánh sáng dẫn đường”, lấy cảm hứng từ di sản của thành phố, phần đèn của tàu được thiết kế với họa tiết mang đúng đặc điểm kiến trúc của thủ đô.
Video đang HOT
Bên trong con tàu được trang bị công nghệ chiếu sáng LED và có màu sắc rất sống động với màu xanh. Phần cửa xe được sơn các tông màu tương phản nhằm giúp hành khách dễ dàng nhận biết lúc lên hoặc xuống tàu.
Các nhà thiết kế cũng đã nghĩ đến nhu cầu đi tàu điện ngầm của những người khuyết tật. Mỗi con tàu sẽ có 6 khu vực riêng được trang bị tay vịn thay cho ghế để người khuyết tật có thể ngồi luôn ở trên xe lăn. Ngoài ra ở mỗi cửa ra đều được trang bị đèn báo và loa cảnh báo nhằm giúp người khuyết tật biết lúc nào cửa tàu đóng hoặc mở.
Hệ thống tàu này sẽ có vòng đời là 30 năm, khi hết vòng đời, 95% con tàu sẽ được tái chế để có thể sử dụng vào mục đích khác. Số tàu này được làm bằng thép có khối lượng nhẹ nhằm tối ưu hóa việc giảm trọng lượng cho tàu. Thêm vào đó, hệ thống điều hòa và chiếu sáng có khả năng tiết kiệm điện rất tốt, giúp giảm chi phí vận hành cho hệ thống. So với thế hệ tàu cũ, thế hệ tàu mới được thiết kế bởi DesignworksUSD có hệ thống bám đường và kiểm soát tốt, bánh xe lớn hơn giúp tàu di chuyển nhanh và yên tĩnh hơn so với người tiền nhiệm.
Theo Autopro
Dự án tàu điện Hà Nội bị đòi bồi thường 3 triệu Euro
Dự án tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội chậm tiến độ nên Tư vấn Systra (Pháp) kiến nghị điều chỉnh giá trị hợp đồng và bồi thường gần 3 triệu Euro.
Sau nhiều năm khởi công, dự án đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội (Nhổn - Ga Hà Nội) liên tục chậm tiến độ khiến thời gian dự kiến hoàn thành kéo dài đến cuối năm 2017. Tuy nhiên, cả chủ đầu tư và Tư vấn Systra (Pháp) đều tính toán thời gian sẽ phải kéo dài đến tháng 11/2018.
Một trong số các vướng mắc hiện nay là việc giải phóng mặt bằng và thi công chậm chạp tại các gói thầu chính. Huyện Từ Liêm mới phê duyệt được 42/143 phương án đền bù tại đường dẫn Depot thuộc gói thầu số 1. Tương tự, 13% diện tích của gói thầu số 4 - hạ tầng kỹ thuật Depot chưa được giải phóng mặt bằng.
Ngoài ra, gói thầu số 2 - xây dựng các ga trên cao đang đình trệ thi công do thiếu đơn vị tư vấn giám sát bởi Systra đã hết hạn hợp đồng.
Khu Depot (nhà điều hành trung tâm, sửa chữa) ở Nhổn vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng. Ảnh: Bá Đô
Theo ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (đại diện chủ đầu tư), hợp đồng với Systra hết hạn từ ngày 10/11/2013, với giá trị hợp đồng hơn 22 triệu Euro trong thời gian 68 tháng.
Do dự án kéo dài nên tư vấn đã kiến nghị điều chỉnh giá trị hợp đồng và bồi hoàn gần 3 triệu Euro, song các cơ quan chức năng đã thẩm tra, điều chỉnh giá trị hợp đồng trọn gói tăng khoảng 1,3 triệu Euro. Chủ đầu tư cũng phải thương thảo với Systra để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, hai bên chưa đồng thuận bởi mức giá hợp đồng Systra đưa ra lên đến hơn 43 triệu Euro, tăng thêm 9 triệu Euro so với mức đã được thành phố phê duyệt.
Tại cuộc họp sáng 24/2, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, rất khó hoàn thành tuyến đường sắt số 3 Nhổn - Ga Hà Nội vào cuối năm 2017 nên đã phải gia hạn tiến độ thêm một năm. Song, thời hạn này vẫn là thách thức.
Ông Thảo nhìn nhận, nguyên nhân khách quan do đây là tuyến thí điểm của thành phố nên thiếu kinh nghiệm triển khai, song nguyên nhân chủ quan là sự chỉ đạo và phối hợp thiếu quyết liệt, chặt chẽ, nhất là quan hệ với tư vấn nước ngoài.
"Các anh cứ ngồi đấy mà cãi nhau, tiền thì đằng nào cũng phải trả. Dự án không thể để chậm hơn nữa, đã đến lúc đột phá, đẩy nhanh tiến độ. Tại sao thấy TP HCM làm tàu điện nhanh thế mà mình không học theo", ông Thảo bức xúc.
Chủ tịch thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị đầu tháng 3 tới phải ký kết gia hạn hợp đồng với tư vấn Systra để triển khai dự án theo quy định, nhất là phải chấn chỉnh đội ngũ để làm việc tốt với đối tác. Nếu dự án tiếp tục bị đình trệ, thành phố sẽ thanh tra công vụ tại các đơn vị liên quan. Còn UBND huyện Từ Liêm chậm nhất 30/4 hoàn thành giải phóng mặt bằng khu vực Depot.
Với tổng chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm, tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đi qua huyện Từ Liêm và các quận Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.180 triệu Euro tương đương gần 33.000 tỷ đồng, được khởi công xây dựng từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017.
Đoàn Loan
Theo VNE
Hệ thống đường hầm ngầm Moscow che giấu những bí mật gì? Nhiều người dân thủ đô Nga không hề biết rằng ở độ sâu vài mét, nghĩa là ngay dưới chân họ có một Moscow khác. Mạng lưới đường hầm khổng lồ này vươn trải hàng trăm, cũng có thể hàng ngàn cây số. Không ai biết các đường ngầm đó dẫn đến đâu và có bao nhiêu điều bí mật được ẩn chứa....