BMW ngừng sản xuất và xuất khẩu ôtô sang Nga
BMW cho biết sẽ ngừng xuất khẩu xe sang Nga và ngừng các hoạt động sản xuất xe tại nước này cho đến khi có thông báo mới.
BMW là cái tên mới nhất trong danh sách các nhà sản xuất ôtô thông báo ngừng sản xuất tại Nga. “Việc hợp tác với Avtotor để lắp ráp ôtô SKD ( xe lắp ráp trong nước có một số linh kiện đã được nội địa hoá) phải dừng lại đột ngột do tình hình chính trị hiện nay”, đại diện BMW trả lời Reuters.
Cũng với lý do trên, thương hiệu xe sang này cũng đã ngừng xuất khẩu ôtô sang Nga cho đến khi có thông báo mới. “Sự việc đang diễn ra khiến tắc nghẽn sản xuất tại các nhà máy khác bên ngoài Nga, do một số nhà cung cấp có trụ sở tại Ukraine đã bị tàn phá”, đại diện truyền thông của BMW nói với The Wall Street Journal.
BMW tạm dừng sản xuất và xuất khẩu xe sang Nga cho đến khi có thông báo mới.
Quyết định của BMW về việc ngừng sản xuất ôtô ở Nga chỉ diễn ra vài tuần sau khi hãng xe Đức gia hạn mối quan hệ đối tác với Avtotor (nhà phân phối BMW ở Nga) đến năm 2028. Nhà máy của hãng được đặt ở Kaliningrad sẽ được nâng cấp để đáp ứng cho kỳ sản xuất đầy đủ dòng xe thay vì chỉ sản xuất xe SKD như 5-Series, X5, X6 và X7.
Video đang HOT
Việc tiếp tục hợp tác giữa BMW và Avtotor được thông báo vào giữa tháng 2, với khoản đầu tư ít nhất 32 tỷ rub, tương đương 414 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị đồng rub đã giảm mạnh trong những ngày gần đây sau lệnh trừng phạt do Liên minh châu Âu EU áp dụng, khiến mức đầu tư 32 tỷ rub chỉ còn giá trị khoảng 300 triệu USD.
Avtotor không chỉ phân phối BMW, hãng này còn phân phối xe Kia và Hyundai sau khi chấm dứt các thỏa thuận trước đó với Chery Automobile và General Motors. Nhà máy tại Kaliningrad từng sản xuất các mẫu Cadillac Escalade và Hummer H2, trước khi GM ngừng hợp tác với Avtotor vào năm 2015.
Mercedes GLC 250 sau 6 năm sử dụng có giá 'dễ mua' hơn
Rất nhiều khách hàng không có khả năng sở hữu Mercedes-Benz GLC mới tinh, họ có thể cân nhắc các lựa chọn xe cũ hiện nay đã có giá bán dễ chịu hơn nhiều so với thời điểm mới ra mắt.
Chiếc Mercedes-Benz GLC 250 đời 2016, vận hành khoảng 50.000 km được rao bán khoảng 1,3 tỉ đồng chưa qua thương lượng. Mức giá này chỉ ngang tầm với một chiếc VinFast Lux SA2.0 mới, và rẻ hơn nhiều so với giá trị thấp nhất của dòng GLC hiện tại có giá khởi điểm tận 1,8 tỉ đồng, chưa gồm phí lăn bánh.
Merecdes-Benz GLC 250 đời 2016 có giá tương đương VinFast Lux SA2.0 mới
Trước đây, để mua được chiếc Mercedes-Benz GLC 250 này, người dùng sẽ bỏ ra số tiền khoảng 2 tỉ đồng cho toàn bộ chi phí lăn bánh chiếc xe. Đây là mức chi phí khá cao nên nhiều khách hàng dù yêu thích thương hiệu xe sang nhưng cũng không có khả năng mua được. Đến nay, GLC 2016 là dòng xe SUV hạng sang được chú ý trên thị trường xe cũ nhờ mức giá dễ tiếp cận hơn.
GLC 250 được xem là chiếc xe "đời đầu" của dòng xe này tại thị trường Việt Nam. Nó còn có một biến thể cao cấp hơn nữa là GLC 300 AMG cũng có giá bán lại khoảng trên 1,4 tỉ đồng trên thị trường xe cũ. Nhờ kích thước lý tưởng, GLC trở thành mẫu SUV hạng sang phổ biến tại Việt Nam.
Với 1,3 tỉ đồng, ngoài GLC cũ, người dùng còn có thể cân nhắc Hyundai SantaFe mới
Mercedes-Benz GLC 2016 trông mềm mại hơn so với dòng tiền nhiệm GLK. Kích thước tổng thể của xe lần lượt là 4.656 x 1.890 x 1.644 mm, chiều dài cơ sở đạt 2.873 mm.
Sau 6 năm sử dụng, vô lăng trên chiếc GLC 250 này có dấu hiệu xuống cấp khi người dùng có thể nhìn thấy độ bóng của mặt da. Các khu vực bọc da khác cũng không còn được căng như xe mới. Tuy nhiên, khách hàng có thể cá nhân hóa lại những chi tiết này như mới.
Tại Việt Nam, GLC được trang bị động cơ I4 2.0L sản sinh 211 mã lực trên GLC 250 4MATIC và 245 mã lực trên GLC 300 AMG 4MATIC. Hộp số tự động 9 cấp 9G-TRONIC đi kèm hệ dẫn động 4MATIC. Đặc biệt, mô-men xoắn cực đại 350 và 370 Nm trên cả hai động cơ đều đạt được ngay từ vòng tua máy 1.200 vòng/phút, giúp xe bứt tốc nhanh chóng dù là một chiếc SUV hạng trung, chạm mốc 100 km/h chỉ trong 6,5 giây (GLC 300 AMG 4MATIC). Mercedes GLC 250 4MATIC có mức tiêu hao nhiên liệu trung bình ở mức 6.5L/100 km.
Các chi tiết bọc da trên Mercedes-Benz GLC 2016 đã xuống cấp sau 6 năm sử dụng
Đi kèm với khối động cơ này, Mercedes trang bị cho GLC 5 chế độ lái khác nhau là "Comfort", "ECO", "Sport", "Sport " và "Individual". Đặc biệt, GLC còn được trang bị gói hỗ trợ vượt địa hình chuyên nghiệp (Off-Road Engineering Package) với chức năng hỗ trợ xuống dốc DSR & 4 chế độ vận hành: "Slippery", "Off-road", "Trailer" và "Incline".
Tại Việt Nam, đối thủ của Mercedes-Benz GLC là các dòng xe như Audi Q5, BMW X3. Tuy nhiên, cả hai mẫu xe này đều không thể cạnh tranh về mặt doanh số với GLC vì là xe nhập khẩu, giá bán cao hơn đáng kể.
Chiến lược xe điện trong thông điệp đầu năm của Chủ tịch Thaco Chủ tịch Trần Bá Dương đề ra mục tiêu sản lượng bán xe, kế hoạch phát triển xe điện và doanh thu mảng dịch vụ phụ tùng năm nay của tập đoàn. Ngày 12/2/2022, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco gửi thông điệp năm mới đến toàn thể cán bộ nhân viên công ty, chia sẻ mục tiêu mà Thaco hướng...