BMP-1: xe chiến đấu bộ binh huyền thoại?
Thiết kế mang tính cách mạng, thành công trên chiến trường, số lượng chế tạo có lẽ là những yếu tố đưa BMP-1 trở thành huyền thoại.
Một chiếc BMP-1 với cấu hình trang bị tiêu chuẩn.
BMP-1 là mẫu xe chiến đấu bộ binh do Liên Xô thiết kế và chế tạo. Đây được xem như là mẫu xe chiến đấu bộ binh đầu tiên trên thế giới, với việc được trang bị khả năng hỏa lực mạnh có khả năng chuyển quân cơ động và được thiết kế để có thể lội nước.
Với những tính năng trên, BMP-1 ngay từ khi mới xuất hiện nó đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của Phương Tây trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Tháng 7/1967,trong đội hình cơ giới tiến vào Quảng trưởng Đỏ tại buổi lễ duyệt binh kỉ niệm 50 năm Cách mạng tháng 10 Nga, BMP-1 bất ngờ xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến buổi lễ.
Với thiết kế giống như một mẫu xe tăng hạng nhẹ nhưng lại được vũ trang tốt hơn cùng với khả năng chuyển quân, các tướng lĩnh Liên Xô lúc đó đã mở ra một khái niệm mới cho lực lượng tăng thiết giáp lúc bấy giờ.
Trước đó, không chỉ mình Liên Xô mà các nước Phương Tây cũng nung nấu ý định về việc chế tạo ra một mẫu xe chiến đấu mới dành cho lực lượng bộ binh mặt đất thay thế cho xe thiết giáp đã lỗi thời và yếu ớt lúc đó. Tuy nhiên, việc chế tạo ra một loại vũ khí vừa có thể chuyển quân vừa được trang bị khả năng hỏa lực mạnh là điều không hề dễ dàng.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, các mẫu xe bọc thép là lực lượng nòng cốt giúp vận chuyển binh lính ra chiến trường trên bộ trước nguy cơ tấn công từ kẻ thù, nhưng chúng thường được trang bị hỏa lực hạn chế (thường là súng máy hạng nhẹ). Nên việc có thể hỗ trợ hay đáp trả các đợt tấn công của kẻ thù cho lực lượng bộ binh đi kèm là điều rất hạn chế.
Với khả năng của mình, BMP-1 có thể giúp bảo vệ an toàn binh sĩ bên trong xe trước các đợt tấn công từ bên ngoài.
Còn đối với lực lượng tăng chiến đấu chủ lực thì lại quá hạn chế về mặt chuyển quân cũng như khả năng tác chiến cơ động khiến nó khó có thể đóng vai trò hỗ trợ hỏa lực cơ động trên chiến trường lúc bấy giờ.
Sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2, với việc chạy đua vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hóa học giữa các quốc gia, thì việc chế tạo một mẫu xe bộ binh đa năng có thể đáp ứng được những yêu cầu như trên trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Với việc trình làng mẫu xe chiến đấu bộ binh cuối những năm 1960, Liên Xô đã chính thức giải được bài toán mà các nước khác đang tìm câu trả lời trên.
Video đang HOT
BMP-1 có khả năng chở theo 11 lính bộ binh (bao gồm cả tổ lái) và thiết kế cửa đổ bộ ở phía sau xe đã biến nó thành một boong ke trên chiến trường lúc đó, và sau này kiểu thiết kế trên cũng được sử dụng rộng rãi cho nhiều mẫu xe trên thế giới.
Các tính năng của BMP-1 vượt trội hoàn toàn so với các thiết kế của các nước Phương Tây lúc đó. BMP-1 được trang bị một tháp pháo 2A28 Grom 73mm nòng trơn bán tự động, cùng 4 tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây dẫn 9M14 Malyutka (AT-3) đạt tầm bắn hiệu quả từ 500m đến 3000m.
Với trang bị trên, BMP-1 có thể dễ dàng hạ gục các xe tăng chiến đấu chủ lực như M60 (Mỹ), Leopard (Tây Đức), AMX-30B (Pháp) và Chieftain (Anh) hay các công sự kiên cố.
Với thiết kế có thể hoạt động trong mọi điều kiện môi trường, BMP-1 có thể tham gia vào bất kỳ cuộc chiến nào trên thế giới.
BMP-1 được trang bị một động cơ diesel UTD-20 có công suất 300 mã lực, tốc độ di chuyển tối đa 65km/h trên đường nhựa và 45km/h với địa hình xấu và di chuyển với tốc độ 7km/h trên mặt nước. Phạm vi hoạt động hiệu quả BMP-1 từ 500 – 600km, tổng trọng lượng của nó hơn 13 tấn và dài gần 7m.
BMP-1 có thể miễn nhiễm hoàn toàn với các loại đạn xuyên giáp 7,62mm và phần giáp phía trước có thể chống được đạn 23mm. Nó còn được trang bị hệ thống lọc không khí giúp bảo vệ an toàn cho binh lính và kíp lái trước nguy cơ từ bụi phóng xạ và vũ khí hóa học.
Sự kết hợp các tính năng trên vào trong một chiếc xe chiến đấu bộ binh và sử dụng chúng hỗ trợ tấn công phía sau cho lực lượng tăng chiến đấu chủ lực tạo thành một nắm đấm thực sự trên chiến trường. Chính vì vậy, sau này đa số các quốc gia sở hữu lực lượng tăng thiết giáp mạnh đều sở hữu cho mình một số lượng lớn các dòng xe chiến đấu bộ binh cơ bản.
Một chiếc BMP-1 được phe chính phủ sử dụng trong Nội chiến Syria.
Trận chiến đầu tiên của BMP-1 là vào năm 1973 trong Chiến tranh Yom Kippur, được sử dụng bởi Quân đội Ai Cập và Syria với hàng trăm đơn vị. Nhưng do được huấn luyện chiến thuật kém của các nước này nên trong giai đoạn đầu đã chịu tổn thất nặng nề trước sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp của Quân đội Israel.
Đến năm 1982, trong Chiến tranh Lebanon, lực lượng thiết giáp của Quân đội Syria đã sử dụng hiệu quả BMP-1 hơn nhiều so với trước đây. Trong một cuộc phục kích, trung đội trưởng tình báo Syria là Mazin Fauri sử dụng BMP-1 đã tiêu diệt một chiếc tăng chiến đấu chủ lực M60A1 của Israel bằng pháo chính 73mm và sau đó loại khỏi chiến trường thêm một chiếc Merkava bằng tên lửa chống tăng 9M14 Malyutka. Mazin Fauri còn sử dụng chiếc BMP-1 của mình bắt sống 2 phi công Israel điều khiển chiếc F-4 Phantom sau khi nó bị bắn hạ.
BMP-1 đã tham gia vào hàng chục cuộc xung đột và chiến tranh trên toàn thế giới, thậm chí nó còn được 2 bên tham chiến sử dụng chống lại nhau như trong Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988. Nó đã chứng minh được khả năng đáng tin cậy và dễ sử dụng của mình trên chiến trường, mặc dù còn nhiều thiếu sót.
Phiên bản nâng BMP-1 của Ba Lan với hệ thống pháo tự động 30mm của Elbit Systems.
Các cựu chiến binh Liên Xô và Nga hiện nay từng tham gia vào các cuộc xung đột như Afghanistan và Chechnya đánh giá, BMP-1 thiếu khả năng bảo vệ bên thân thân xe trước các loại vũ khí bộ binh thông thường và các vũ khí của nó không hiệu quả trong môi trường tác chiến rừng núi hay đô thị.
Trong suốt thời gian hoạt động của mình, BMP-1 đã được sản xuất hơn 20.000 chiếc và sử dụng ở 50 quốc gia. Chính điều này đã biến BMP-1 trở thành dòng xe chiến đấu bộ binh thành công nhất trong lịch sử.
Ngày nay, tuy đã lỗi thời nhưng BMP-1 vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của quân đội các nước thông qua các chương trình nâng cấp, giúp nó có thể sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại ngày nay.
Theo Kiến Thức
10 xe bọc thép được xếp hạng nhất thế giới
Patria AMV, Piranha V, LAV III là những xe bọc thép hàng đầu nằm trong bảng xếp hạng của Tân Hoa Xã.
Xe bọc thép đa năng Patria AMV là một trong những sản phẩm quốc phòng do hãng Patria của Phần Lan chế tạo, với vũ khí cơ bản là súng máy 12,7 mm và lựu pháo 40 mm. Patria AMV được đánh giá là một trong những xe bọc thép có khả năng chống mìn tốt nhất thế giới. Khung xe có thể chịu được sức công phá của 10 kg thuốc nổ TNT. Ảnh: news.cn/mil.
Xe bọc thép Piranha V do hãng MOWAG, Thụy Sĩ sản xuất là một xe chiến đấu bộ binh, được bọc lớp giáp dày 25 mm và bánh xe có thể chịu được 10 kg mìn chống tăng. Ảnh: news.cn/mil.
Trang bị hỏa lực chính của xe bọc thép LAV III là pháo 25 mm, súng máy 7,62 mm và 5,56 mm. Với tốc độ di chuyển tối đa 100 km/giờ. Dự trữ hành trình của LAV III đạt 450 km. Xe bọc thép chở quân này có thể chở theo 7 binh sĩ với đầy đủ trang bị (không kể 3 thành viên của tổ lái) trong khoang. Ảnh: news.cn/mil.
Alex Delaware của Singapore được xem là xe bọc thép mới nhất, tiên tiến nhất, được trang bị lớp giáp dày 14,5 mm, có thể chịu được 12 kg chất nổ TNT. Ngoài ra, loại xe này còn được trang bị súng phóng lựu điều khiển từ xa 40 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Ảnh: news.cn/mil.
Boxer là mẫu xe bọc thép chở quân do Đức sản xuất nhằm thay thế dòng M113. Xe có trọng lượng 32 tấn, dài 7,9m, rộng 2,99 m, cao 2,4 m, kíp xe có 3 người. Boxer có khả năng chở 11 lính. Việc đổ quân được tiến hành qua cửa đuôi xe. Xe trang bị động cơ diesel, công suất 625 mã lực cho phép đạt tốc độ 103km/h, tầm hoạt động 1.100 km, vượt vật cản nước sâu 0,8m. Nhà sản xuất đã phát triển Boxer thành nhiều biến thể, gồm: xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh (trang bị pháo 30mm), xe chỉ huy, xe cứu kéo, quân y, diệt tăng tự hành... Ảnh: news.cn/mil.
Xe bọc thép Stryker do hãng General Dynamics Land Systems (Mỹ) nghiên cứu phát triển dựa trên dòng xe Piranha, Thụy Điển. Stryker có nhiều biến thể, tuy nhiên chúng đều có chung khung thân với động cơ, hệ thống truyền động. Hệ thống dẫn động 8 bánh riêng biệt góp phần giúp chiếc xe dễ dàng kiểm soát trên những địa hình hiểm trở hay bùn lầy. Hệ thống điều chỉnh áp lực lốp xe CTIS có thể thay đổi độ căng của lốp xe ngay từ bên trong, giúp nó linh hoạt hơn rất nhiều. Khi cần tăng tốc, nó sẽ tăng áp lực làm lốp căng và khi vượt địa hình, nó sẽ làm lốp xẹp để bám đường tốt hơn. Stryker có thể đạt tốc độ tối đa 105 km/h. Bình chứa nhiên liệu dung tích 200 lít giúp chiếc xe có thể đi một quãng đường dài 530 km. Ảnh: news.cn/mil.
Xe bọc thép bánh lốp Pandur II do hãng Steyr-Daimler-Puch (Áo) nghiên cứu phát triển. Nhờ thiết kế theo module nên xe có thể thay đổi dễ dàng hệ thống vũ khí phù hợp với tác chiến trên chiến trường. Pandur II nặng 22 tấn, dài 7,02 m, rộng 2,67 m, cao 1,85 m. Với biến thể chở quân, Pandur II có thể chở 10-12 binh lính với đầy đủ vũ khí trang bị. Hệ thống vũ khí có đại liên 12,7 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và súng phóng lựu tự động 40 mm. Ảnh: news.cn/mil.
Xe bọc thép AV8 (Thổ Nhĩ Kỳ) có lớp áo giáp phía trước dày 14,5 mm và vòng giáp xung quanh dày 7,62 mm. AV8 được trang bị pháo 30 mm và súng máy đồng trục 7,62 mm. Một số phiên bản AV8 còn được trang bị bệ phóng tên lửa chống tăng. Ảnh: news.cn/mil.
BTR-4 là loại xe bọc thép chở quân đầu tiên của Ukraine, do Viện Thiết kế Chế tạo máy Kharkov mang tên A.A. Morozov (KhKBM) phát triển vào đầu những năm 2000 dùng để vận chuyển binh sĩ các đơn vị bộ binh cơ giới và chi viện hoả lực. BTR-4 được trang bị động cơ công suất 500 mã lực và an toàn về sinh thái, tương ứng với tiêu chuẩn Euro-3, điều khiển tiện lợi, có hộp số tự động, tốc độ tối đa trên địa hình nông thôn đạt 110 km/h. Ảnh: news.cn/mil.
Xe bọc thép BTR-82 được nâng cấp từ BTR-80 88. BTR-82 được trang bị súng máy 14,5 mm và phiên bản BTR-82 A còn có pháo 30 mm. Tuy nhiên, do thiết kế cửa nên binh sĩ dễ bị thương khi xuống xe trên chiến trường. Ảnh: news.cn/mil.
Theo Trithuc
Vũ khí "nguy hiểm" của Hải quân Đánh bộ Nga Siêu tàu đệm khí Zubr và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 là 2 vũ khí được đánh giá "đặc biệt nguy hiểm" của Hải quân Đánh bộ Nga. Hải quân Đánh bộ Nga (biệt danh "cái chết đen") là lực lượng tác chiến nằm trong biên chế Hải quân Nga, và thường được huy động để thực hiện các nhiệm vụ chiến...