Bluetooth 4.0: “Chìa khóa” cho nhà thông minh và Internet of things
Nhờ khắc phục được những nhược điểm của các “đời” Bluetooth trước đây, Bluetooth 4.0 đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành “chìa khóa” kết nối của thế hệ nhà thông minh và internet of things.
Bluetooth Low Energy (viết tắt là BLE) hay còn gọi Bluetooth 4.0, là công nghệ mới nhất hiện nay của Bluetooth, một món công nghệ ngon bổ rẻ, vốn tưởng chừng bị bỏ quên.
Trước đây, một trong những lý do khiến người ta ngại bật bluetooth là vì nó đốt pin khá nhiều, lại gây nóng máy nếu hoạt động liên tục. Tuy nhiên, Bluetooth 4.0 đã khắc phục được nhược điểm này. Một trong những cải thiện vượt trội nhất của BLE là gần như máy không bị tiêu hao pin dù bạn có bật thường trực.
Nhờ những cải tiến tuyệt vời đó, Bluetooth 4.0 được sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều thiết bị công nghệ khác nhau, từ smartphone cho tới vòng đeo tay theo dõi sức khỏe…Và trong tương lai, Bluetooth LE hứa hẹn sẽ là chìa khóa để mở ra cánh cửa đón chúng ta vào “ngôi nhà thông minh” vàInternet Of Things. Dưới đây là một vài ứng dụng của Bluetooth 4.0 trên những sản phẩm mà chúng ta sử dụng tới hàng ngày.
Nhà thông minh (Smart Home)
Ứng dụng BLE để điều khiển máy lạnh, TV, đèn, máy giặt… nói chung là mọi thiết bị trong ngôi nhà của bạn. Biến chiếc mobile của bạn thành chiếc remote đa năng, điều khiển đủ mọi thứ trong nhà và thậm chí không cần điều khiển, đèn vẫn có thể tự tắt.
Phương thức hoạt động của Smart Home dựa trên BLE ra sao?
ĐTDĐ của các bạn sẽ cần cài đặt một phần mềm để làm trung tâm điều khiển, phần này sẽ được phát triển bởi chính đơn vị triển khai Smart Home cho ngôi nhà của bạn. Cứ mỗi thiết bị cần điều khiển sẽ gắn một thiết bị ngoại vi nho nhỏ và rẻ thôi, giá chỉ vài USD. Chúng ta sẽ setting (cài đặt) lệnh cho từng thiết bị ngoại vi ấy như là bấm lệnh gì thì thiết bị nào sẽ thực thi điều gì hoặc là khi bạn ngủ thì paired-device không còn nhận thấy tín hiệu cử động của “đồng đội” thì nửa bên kia sẽ ra lệnh tắt TV, hoặc bạn ra khỏi nhà bao lâu (hoặc bao xa) thì toàn bộ thiết bị điện trong nhà sẽ tắt hết, trừ tủ lạnh, chẳng hạn.
Video đang HOT
Nguyên tắc hoạt động là nhờ phần mềm được cài trên di động, được ví như đầu não trung tâm, ra lệnh thông qua sóng bluetooth trong phạm vi hữu dụng.
Theo bạn, tốn bao nhiêu chi phí cho một hệ thống như vậy cho một tổ ấm của mấy anh chàng yêu công nghệ? Câu trả lời là tầm 4-50 triệu đồng.
Hiện nay không quá nhiều thiết bị tích hợp BLE, BLE được coi như “đòn trả đũa” của Apple trước NFC (Near Field Communication, giao tiếp tầm ngắn). Không thiết bị nào được tích hợp NFC cho đến nay và có lẽ tương lai cũng vậy.
BLE cũng chỉ là phương thức, là cầu nối để chuyển tải một lệnh đến thiết bị đầu cuối được paired trước đó. Thực chất hồng ngoại hay wifi đều có làm được cùng nhiệm vụ như BLE nhưng hồng ngoại thì cần giao tiếp trực diện (hai “mắt” nhìn nhau) còn wifi thì coi như lệ thuộc thêm một điều kiện ngoại vi. Trong khi BLE là tích hợp sẵn trong thiết bị, không đầu tư thêm, không sợ mất điện là mất wifi cũng như không sợ…cá mập cắn cáp quang ảnh hưởng đến việc điều khiển trong nhà mình. Và có lẽ, bluetooth sẽ là “bất diệt” thì công nghệ này hoạt động dựa trên sóng Radio.Sóng Radio thì hiện hữu khắp nơi xung quanh chúng ta, không chỉ phục vụ cho việc nghe tin tức hay những chương trình quà tặng âm nhạc mà đó còn lại phục vụ cho không lưu, quân sự.
iBeacon
Kể từ iOS 7 và dòng iPhone 4S trở đi, Apple bổ sung BLE và phát triển công nghệ iBeacon. Một trong những ứng dụng của iBeacon, giả sử bạn đang đi dạo trong một trung tâm mua sắm, mỗi gian hàng sẽ có một thiết bị iBeacon để giao tiếp với điện thoại của bạn để biết bạn đến mỗi gian hàng bao lâu, xem món hàng nào nhiều, có gian hàng nào ghé hơn 2 lần trong cùng lúc ấy. Dựa trên những hành vi ấy để xét đoán mức độ quan tâm của bạn để đưa ra những ưu đãi đặc biệt để tác động đến hành động của hàng của bạn.
Bạn có thể “lên” Youtube, tìm clip có tên “Estimote Bluetooth Smart Beacon” để có cái nhìn trực quan hơn.
Dùng iPhone mở khóa MacBook
Knock, được phát triển bởi Knock Software Inc và đang bán trên Apple Store với giá 3.99 USD. Công dụng của Knock là giúp bạn dùng iPhone để unlock (mở khóa) MacBook bằng cách cầm iPhone gõ hai cái lên đâu đó. Ví dụ như bạn cầm iPhone bằng tay phải, gõ lên lòng bàn tay trái hai cái, thế là Macbook sẽ được mở khóa. Nhanh hơn việc gõ password mà lại không thể nhầm lẫn như khi gõ phím. Tất nhiên hành động gõ đó phải trong phạm vi hữu dụng của Bluetooth so với Macbook cần unlock.
Quản lý trẻ nhỏ, thú cưng
Nếu bạn đi siêu thị và dắt theo con nhỏ hoặc dẫn thú cưng đi dạo chơi công viên mà sợ bị lạc các tình yêu này thì có thể sắm thêm một thiết bị tròn tròn nho nhỏ có đường kính tầm 2 đến 3cm gắn vào các bạn ấy rồi cứ thoải mái cho các bạn ấy tung tăng, hễ cứ xa bạn 10m (hoặc 1m, 5m, hoặc xa hơn, tùy chúng ta tùy chỉnh) là sẽ có một báo động dưới dạng âm thanh hoặc rung (hoặc cả hai) để bạn nhận diện.
Chống quên vật dụng cá nhân
Bạn cũng có thế dùng theo cách thức tương tự cho các vật dụng cá nhân như ví, chìa khóa… theo hình thức pair (kết nối hai thiết bị lại, còn gọi là kết nối theo cặp) với ĐTDĐ của bạn. Giả sử bạn để quên ví hay chìa khóa ở quán café mà đã đi ra ngoài thì điện thoại của bạn sẽ hú inh ỏi lên hoặc quên điện thoại mà tay thì tung tăng cầm chìa khóa thì xâu chìa khóa của bạn sẽ rung lên báo hiệu là bạn để quên gì đó.
Theo Trithuctre
MIPS ra mắt board mạch siêu nhỏ phục vụ phát triển smartwatch và thiết bị đeo
MIPS - 1 công ty Trung Quốc - tham vọng bước vào thị trường thiết bị đeo người với board mạch Newton sử dụng con chip do chính họ thiết kế.
Imagination Technologies (MIPS) - một công ty của Trung Quốc, mới đây vừa giới thiệu một chiếc máy tính siêu nhỏ (kích thước bằng 1 chiếc thẻ nhớ SD) có thể chạy 1 phiên bản Android đầy đủ, hứa hẹn sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho các nhà sản xuất trong việc phát triển các thiết bị đeo người, như tạo ra các bản prototype của sản phẩm.
Có tên gọi Newton, thiết bị này sẽ được sản xuất bởi Ingenic Semiconductor - đối tác của Imagination Technologies, và là development kit đầu tiên cho các thiết bị đeo sử dụng kiến trúc CPU của MIPS. Đây là một board mạch tích hợp, và được xem là 1 phiên bản thu nhỏ của Raspberry Pi. Các development kit dạng này hiện cũng đang được nhiều hãng quan tâm phát triển. Intel cũng có 1 board mạch tương tự với tên gọi Edison, được ra mắt hồi tháng Một. So với Newton, Edison có kích thước lớn hơn một chút để tích hợp được nhiều cảm biến hơn. Newton có thể chứa 1 CPU, Flash, WiFi, NFC, cùng nhiều cảm biến trên 1 board mạch đơn nhất. Kích thước của nó tương đương với chiều dài của 2 đồng xu euro.
Alexandru Voica, đại diện của Imagination Technologies, cho biết rằng các con chip của Ingenic từ trước tới nay đã từng được dùng trên các thiết bị đeo. "Chúng đã được dùng trên các smartwatch giá rẻ". 1 con chip Ingenic MIPS cũng đã từng được đưa lên tablet Novo7 của Ainol hồi 2011 và được bán với giá 100 USD.
Hiện tại, board mạch Newton chưa tương thích với Android Wear, tuy nhiên trong tương lai thì điều này có thể sẽ thay đổi. "Android Wear hiện vẫn đang trong quá trình phát triển và bởi thế chúng tôi chưa thể khẳng định rằng Newton sẽ tương thích hoàn toàn với nền tảng này" - Đại diện Alexandru Voica của Imagination Technologies phát biểu. Trong khi đó, Intel cũng có kế hoạch để đưa giúp con chip của họ tương thích với Android Wear, tuy nhiên không như Imagination, Intel không cấp bản quyền sản xuất thiết kế CPU cho bên thứ 3, có nghĩa là các công ty sản xuất chip như Ingenic không thể sản xuất các chip x86 do Intel thiết kế.
Newton cũng hứa hẹn sẽ tiết kiệm điện tốt, với mức độ tiêu thụ điện 4 milliwatt ở chế độ standby, và tiêu thụ 100 miliwatt điện khi thiết bị phát nhạc MP3. "Điều này có nghĩa là các smartwatch sử dụng chip Ingenic có thể cho thời lượng pin hơn 30 tiếng cho 1 lần sạc" - Imagination công bố.
Con chip MIPS trên board mạch Newton sẽ hoạt động ở xung nhịp 1 GHz, và nhân đồ họa có thể hỗ trợ video đồ họa 720p ở tốc độ khung hình 30 fps. Các thông số kỹ thuật khác gồm 256KB bộ nhớ đệm L2, Wi-Fi và Bluetooth, các giao tiếp UART, USB và GPIO. Board mạch này cũng hỗ trợ tới 3 GB bộ nhớ.
Theo PCWorld
Intel thay đổi cấu hình board mạch Edison: Bỏ SoC Quark, chuyển sang dùng Atom Intel vừa công bố thay đổi cấu hình của chiếc board mạch Edison với việc loại bỏ SoC Quark thiết kế cho thiết bị đeo, và thay vào đó bằng chip Atom phổ thông hơn. Tại CES 2014 hồi tháng Một, Intel từng gây chú ý với chiếc máy tính siêu nhỏ - kích thước bằng 1 chiếc thẻ nhớ SD, được tích...