‘Blue Period’: Bộ Manga đình đám về hội họa được chuyển thể thành phim điện ảnh live action
Dựa trên câu chuyện tuyệt vời từ bộ manga đạt giải Taisho danh giá cộng thêm dàn diễn viên thực lực xứ Phù Tang, Blue Period bản live action sẽ chính thức cập bến phòng vé Việt Nam cuối tháng 11 này, hứa hẹn không làm khán giả yêu điện ảnh lẫn fan anime thất vọng.
Ra mắt năm 2017, Blue Period luôn nằm trong top đầu các Seinen manga (truyện tranh Nhật hướng đến đối tượng khán giả từ 18 – 40 tuổi). Sau khi được chuyển thể thành light novel và anime, câu chuyện sống với đam mê tràn đầy cảm xúc bên cạnh thế giới hội họa muôn màu, muôn vẻ nơi những trang truyện sẽ bước tiếp lên màn ảnh rộng dưới sự cầm trịch của đạo diễn Kentaro Hagiwara.
Tương tự nguyên tác manga, bản live action xoay quanh Yatora Yaguchi ( Gordon Maeda), chàng nam sinh lớp 11 vốn nổi tiếng “con ngoan trò giỏi”. Ấy vậy, thâm tâm cậu lại cảm thấy trống trải, bức bối bởi việc phải làm hài lòng mọi người lẫn khao khát thể hiện sự nổi loạn. Giữa lúc chán nản và chênh vênh nhất, Yatora tình cờ thấy một bức tranh thiên thần tuyệt đẹp rồi nhanh chóng bị nó cuốn hút.
Chính khoảnh khắc trên cũng như mong muốn tái hiện lại sắc xanh huyền ảo của thành phố Shibuya buổi ban mai đã khiến chàng nam sinh nhận ra rằng, mình yêu thích vẽ. Tuy nhiên, với kiến thức nền bằng không và chỉ còn hơn một năm, Yatora phải nỗ lực hàng chục, thậm chí hàng trăm lần người thường nếu muốn tranh suất vào Tua (Đại học Nghệ thuật Tokyo), trường Đại học nghệ thuật hàng đầu Nhật Bản có tỉ lệ chọi 1:30.
Nhắc đến cụm từ Blue Period, cộng đồng yêu hội họa sẽ nghĩ ngay tới thời kỳ sáng tạo quan trọng, định hình phong cách nghệ thuật của danh họa Pablo Picasso về sau. Lấy xanh dương làm tông màu chủ đạo, loạt tác phẩm do ông thực hiện ở giai đoạn đó (1901 – 1904) thường phản ánh nỗi buồn trăn trở, suy sụp, nỗ lực khẳng định cái tôi nghệ sĩ dù bản thân mình đang bị đói nghèo bủa vây.
Quay lại phiên bản live action, bộ phim được thừa hưởng nội dung rất hay từ truyện gốc. Để được kể những điều mà mình muốn qua ngòi cọ vẽ, Yatora phải trải qua hành trình đấu tranh dữ dội, đứng trước nhiều lựa chọn lẫn câu hỏi khó khăn: Đam mê ấy liệu sẽ kiếm ra tiền? Đam mê kết hợp nỗ lực không ngừng có giúp ta đủ sức sánh ngang những tên tuổi nắm giữ tài năng thiên phú?
Vì vậy, cộng đồng fan manga kỳ vọng lần chuyển thể lên màn rộng này vẫn truyền tải được tinh thần nơi Blue Period. Đó là không chỉ mang đến câu chuyện truyền cảm hứng vừa thực tế, gần gũi với những ai hoạt động tại ngành nghệ thuật, sáng tạo mà còn giúp cho người xem đại chúng bỏ túi vô số kiến thức bổ ích, sự thật thú vị về thế giới hội họa.
Video đang HOT
Đảm nhận nam chính Yatora Yaguchi, Gordon Maeda chẳng phải cái tên xa lạ gì trong mắt các mọt phim Nhật Bản. Là con trai ngôi sao võ thuật Chiba Shinichi lẫy lừng khắp châu Á và em trai “thợ săn hải tặc Zoro” Arata Mackenyu, nam tài tử gây tiếng vang khi tham gia nhiều dự án live action chuyển thể từ manga như Tokyo Revenger (2021), hay 2 phần Golden Kamuy (2024)…
Sau màn hóa thân thành anh thầy Takagi nhút nhát gần đây ( Teasing Master Takagi-san, 2024), chàng “tổng tài” Fumiya Takahashi lại tái ngộ khán giả Việt Nam với nhân vật Ryuji Ayukawa trong Blue Period. Chàng cross-dresser này gây ấn tượng mạnh bởi tính cách, hoàn cảnh cực kỳ phức tạp và có phần chuyển biến tâm lý rất hay ở nguyên tác. Thế nên, đây hứa hẹn là vai diễn đáng nhớ tiếp theo của anh.
Bộ phim live action Blue Period khởi chiếu trên toàn quốc ngày 29/11/2024.
Kỹ năng đấu kiếm của Henry Cavill trong The Witcher đã ảnh hưởng đến Zoro trong One Piece live-action
Vai diễn Geralt of Rivia của Henry Cavill quá phi thường, đến nỗi đã truyền cảm hứng cho Mackenyu tạo nên những cảnh đấu kiếm tuyệt vời trong One Piece.
Nam diễn viên Henry Cavill đã chứng minh được khả năng của mình qua nhiều năm. Tuy nhiên, vai diễn hoành tráng nhất của anh, ngoài vai diễn Superman, sẽ là vai Geralt of Rivia trong The Witcher.
Kỹ năng kiếm thuật của Henry Cavill truyền cảm hứng cho các cảnh chiến đấu của Mackenyu
Henry Cavill trong vai Superman trong Man of Steel
Nam diễn viên Henry Cavill đã phải nỗ lực hết sức để học nghệ thuật đấu kiếm, đặc biệt là khi nhân vật của anh có màn đấu kiếm với Vilgefortz trong phần 3 của The Witcher. Chính kỹ năng kiếm thuật của Henry Cavill trong The Witcher đã truyền cảm hứng cho các cảnh chiến đấu của Mackenyu trong bộ phim One Piece live-action.
Và màn thể hiện nhân vật Roronoa Zoro của Mackenyu trong bản chuyển thể trực tiếp của One Piece đã nhận được lời khen ngợi từ khán giả. Đặc biệt những cảnh chiến đấu mượt mà của anh đã được người xem đánh giá cao.
Như đã thấy, One Piece live-action mùa 1 rất thành công. Bộ phim đã phá vỡ lời nguyền chuyển thể anime và phần 2 đang trong quá trình sản xuất.
Mackenyu trong vai Roronoa Zoro
Trong khi mỗi diễn viên đều thể hiện vai diễn của mình một cách hoàn hảo, thì chính vai diễn Thợ săn hải tặc của Mackenyu đã khiến bộ phim trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Trong những cảnh chiến đấu mãn nhãn có sự góp mặt của băng hải tặc Mũ Rơm, các màn đấu kiếm của Zoro ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CinemaBlend, người phỏng vấn đã hỏi Marc Jobst, đạo diễn của One Piece một câu hỏi hóc búa về cách làm sao thể hiện được những cảnh chiến đấu trôi chảy như vậy.
Henry Cavill trong vai Geralt of Rivia trong The Witcher
Marc Jobst nhấn mạnh rằng cảnh chiến đấu càng ít cảnh cắt thì sẽ càng khiến người xem đánh giá cao vẻ đẹp của các cảnh chiến đấu. Các phân cảnh hành động trên phim trường One Piece được ghi hình theo cách rất đặc biệt. Điều này đòi hỏi đội ngũ sản xuất phải chuẩn bị những thiết bị ghi hình đặc thù.
Ngoài ra các diễn viên cũng cần diễn tốt, có thể lực khỏe để tự mình thực hiện nhiều pha hành động nguy hiểm. Họ cũng phải tự ghi nhớ các động tác để đạo diễn có thể thực hiện cùng một lúc các cảnh quay dài và mượt. Một cảnh quay dài có thể giữ cho máy quay liên tục và di chuyển xung quanh hành động, mang đến những pha hành động mãn nhãn, đúng nghĩa. Người quay phim cũng sẽ tận dụng kỹ năng của mình để ghi lại các chuyển động một cách mượt mà.
Sự thiếu chỉ dẫn từ Eiichiro Oda khiến Mackenyu gặp khó khăn
Không thể phủ nhận rằng One Piece live-action đã thành công vì Eiichiro Oda là một phần quan trọng trong quá trình sản xuất chương trình.
Một cảnh quay từ One Piece của Netflix
Tuy nhiên, điều đó không giúp các diễn viên dễ dàng hơn trên phim trường. Vì sự thiếu chỉ dẫn đến từ Oda-Sensei dành cho các diễn viên khiến nhiệm vụ của họ trở nên khó khăn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền qua Cosmopolitan, Mackenyu đã làm sáng tỏ cách mà sự thiếu chỉ dẫn đến từ người sáng tạo đã thúc đẩy anh ấy làm việc chăm chỉ hơn cho vai diễn.
Anh ấy nói: "Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu anh ấy cho tôi những mẹo và thông tin chi tiết, cụ thể về việc phải làm gì với Zoro, nhưng anh ấy đã không làm vậy. Điều đó khiến mọi chuyện trở nên khó khăn."
Mặc dù điều này khiến các diễn viên gặp khó khăn trên phim trường, nhưng lại giúp các diễn viên, đặc biệt là Mackenyu, có cách diễn giải riêng về nhân vật, tạo nên sự độc đáo riêng nhưng vẫn tôn trọng nguyên tác.
One Piece live-action: Joe Manganiello trông như thế nào khi vào vai Crocodile One Piece của Netflix sẽ đưa Crocodile trở nên sống động với sự giúp đỡ của nam diễn viên Joe Manganiello. Đội ngũ đằng sau One Piece live-action đang ngày một lớn mạnh. Từ đoàn làm phim đến dàn diễn viên, Netflix đang tuyển dụng rất nhiều cho mùa thứ hai, khi bộ phim đã tiếp tục sản xuất. Lúc này, mọi ánh...