Blouse trắng ngược núi chăm lo sức khỏe đồng bào
Gác lại công việc bận rộn nơi các bệnh viện, họ – những thành viên của CLB Thầy thuốc trẻ Nghệ An lại mang theo thuốc men lên với đồng bào vùng cao. Với họ, mỗi chuyến đi là một hành trình đầy yêu thương, nhân ái.
Các thành viên CLB Thầy thuốc trẻ Nghệ An khám bệnh cho bà con xã Thanh Tiên (Thanh Chương) vào tháng 3/2011
Thành lập từ tháng 3/2011, gần một năm hoạt động, CLB Thầy thuốc trẻ Nghệ An đã có 5 chuyến công tác thăm khám và phát thuốc miễn phí cho đồng bào các dân tộc ít người thuộc các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Thành viên của CLB đến từ nhiều bệnh viện, trung tâm y tế của các huyện, thành, thị trong toàn tỉnh nhưng họ đều có điểm chung, đó là y đức của người thầy thuốc cùng trái tim tình nguyện và nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Anh Phạm Ngọc Cảnh – Phó Chủ tịch Hội LHTN tỉnh Nghệ An kiêm Phó Chủ nhiệm CLB Thầy thuốc trẻ Nghệ An cho biết: “Chúng tôi không có lịch trình cụ thể, bất cứ lúc nào vận động được tài trợ là chúng tôi lên đường. Ở những bản làng heo hút, quãng đường đến được với trạm xá của xã đã mất cả ngày đường, bởi vậy người dân, đặc biệt là người già và các em nhỏ mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe thường rất khó khăn trong việc chữa trị. Nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi các mầm bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chính điều đó đã thôi thúc chúng tôi ngược núi chăm lo sức khỏe cho đồng bào”.
Chuyến vượt núi đầu tiên của CLB Thầy thuốc trẻ được thực hiện ngay sau lễ ra mắt vào sáng ngày 11/3/2011. Tại xã miền núi Thanh Tiên (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đoàn đã khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 200 đối tượng thuộc diện hộ nghèo, người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, các thành viên trong đoàn còn là các tuyên truyền viên, hướng dẫn bà con giữ gìn vệ sinh thân thể, phòng tránh các bệnh thông thường – những công việc tưởng chừng như ai cũng đã biết nhưng đối với bà con trên này thì đó thực sự là những thông tin hết sức mới mẻ.
Điều khiến các thầy thuốc trẻ day dứt nhất là không thể thăm khám và cấp phát thuốc miễn phí cho tất cả các đồng bào nơi họ đã đến
Có những chuyến ngược núi, bên cạnh thuốc men, đoàn còn vận động các bệnh viện tuyến tỉnh cho mượn cả máy siêu âm để lên thăm khám cho đồng bào được chính xác nhất. Khỏi phải nói, đồng bào lạ lẫm đến như thế nào với cỗ máy “xem bệnh hay hơn thầy mo” này. “Có những lần chúng tôi ứa nước mắt vì đồng bào thiếu thốn quá. Có những nơi đoàn đi qua, thậm chí một viên thuốc tây cũng là điều quá lạ lẫm đối với họ. Đến lọ dầu gió được cấp phát bà con cũng chưa bao giờ biết đến, anh em trong đoàn phải hướng dẫn cách sử dụng”, anh Cảnh cho biết thêm.
Video đang HOT
Trong một dịp may mắn, tôi được đồng hành cùng những bác sỹ trẻ trong CLB ngược miền Tây về với xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn – một trong những nơi xa xôi, khó khăn vào bậc nhất của Nghệ An. Sau một đêm nghỉ lại trung tâm thị trấn, 5h sáng, rét cắt da cắt thịt, đoàn chúng tôi lên đường đến Bảo Nam. Trong màn sương mù dày đặc và cái lạnh tê tái, hàng trăm con người đã đứng đợi đoàn ở trung tâm xã.
Ông Ven Pò Xúc – Bí thư Đảng ủy xã Bảo Nam cho biết: “Xã Bảo Nam có 10 bản với 519 hộ với 3.281 khẩu, 100% là đồng bào Khơ-mú, trong đó hộ nghèo chiếm tới 443 hộ. Bà con nghèo, đường sá đi lại xa xôi nên không có điều kiện được khám chữa bệnh. Khi có bệnh thì nhờ thầy mo, thầy lang hoặc tìm các thứ thuốc lá trên rừng về chữa. Trạm y tế của xã chỉ có 6 cán bộ nên không kham nổi. Từ hôm qua, nghe nói có bác sỹ dưới xuôi lên khám bệnh cho, bà con phấn khởi lắm. Đồng bào các bản Khe Nạp, Phia Khoảng, Hữu Lân… phải đi bộ 5 tiếng đồng hồ ra đây để được thăm khám đó”.
Với lương tâm nghề nghiệp và nhiệt huyết tuổi trẻ, họ đã đến những vùng sâu, vùng xa của miền Tây xứ Nghệ để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân
Không để đồng bào phải chờ đợi lâu, tất cả các thành viên trong đoàn nhanh chóng dỡ đồ đạc, lập một “phòng khám dã chiến” ngay tại Hội trường UBND xã. Bà con đã vây kín xung quanh, đăng ký danh sách để được “bác sỹ miền xuôi” khám bệnh. Những bất đồng về ngôn ngữ cũng khiến công việc bị gián đoạn đôi chút nhưng nhờ sự giúp sức của các cán bộ xã, trở ngại này nhanh chóng được giải quyết. Cụ Chích Văn Cà (77 tuổi, bản Lưu Tân) phấn khởi cầm phiếu khám bệnh chờ đến lượt mình. “Từ nhà ta sang đây đi bộ mất 2 giờ đó. Nghe tin bác sỹ dưới xuôi lên khám bệnh, mừng lắm, bà con mình hẹn nhau đi từ sớm. Phải biết sức khỏe của mình có tốt không chớ, già rồi, hay đau ốm lắm. Tý nữa các bác sỹ còn cho thuốc về uống nước đó, mấy người vào trước ta cũng được cho thuốc rồi”. Chỉ trong một buổi sáng, hơn 600 bà con được thăm khám và phát thuốc miễn phí.
Chia sẻ về những chuyến “ngược núi” này, thạc sỹ, bác sỹ Trần Văn Cương – Trưởng Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Nghệ An, Chủ nhiệm CLB cho biết: “Chúng tôi chọn những địa bàn nghèo, xa xôi, hẻo lánh bởi vì ở những nơi này, bà con không có điều kiện để khám chữa bệnh hay tiếp cận với những tiến bộ y tế. Mục đích của chúng tôi là giúp bà con phát hiện ra bệnh để kịp thời điều trị, chứ không đơn thuần thăm khám và cấp phát thuốc miễn phí tại chỗ”.
Toàn bộ thuốc men phát cho bà con đều được các thành viên vận động quyên góp từ các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Đối với bác sỹ Nguyễn Hữu Cường, bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương thì đây là chuyến đi thứ 3 của anh từ ngày tham gia vào CLB. Anh tâm sự: “Mỗi lần lên với đồng bào miền cao là thêm một lần thấy xót xa cho những thiếu thốn của họ. Anh chị em y, bác sỹ trong CLB đến với bà con nhiều từng nào tốt chừng đó. Nhiều bà con nhờ được thăm khám mà phát hiện bệnh, chạy chữa kịp thời. Thế nhưng nhiều khi chúng tôi cũng thấy bất lực lắm, bởi nhu cầu khám chữa bệnh của bà con thì nhiều trong khi lực lượng, rồi phương tiện, thuốc men, thời gian của anh em lại có hạn nên không thể phục vụ hết được”.
Ít ai biết được rằng, các thành viên CLB đã phải đi vận động, xin tài trợ từ các cơ quan, doanh nghiệp và các công ty dược phẩm trên địa bàn số thuốc men chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Để có thêm kinh phí hoạt động và mua thuốc men, dụng cụ y tế, các thành viên trong đoàn đã tham gia đóng góp ngày lương để chuẩn bị cho những chuyến ngược núi với trọng trách chăm lo sức khỏe cho đồng bào. Chưa dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đồng bào, CLB còn hướng tới việc thăm khám và chữa trị các bệnh hiểm nghèo hay phối hợp với Bệnh viện Mắt trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy… tổ chức các cuộc phẩu thuật về mắt, hở hàm ếch cho những bệnh nhân có nhu cầu nhưng không có điều kiện được tiếp cận với các tiến bộ y tế.
Bên cạnh khám và cấp thuốc miễn phí, các thầy thuốc trẻ của CLB còn có nhiệm vụ giúp người dân sớm phát hiện bệnh để điều trị kịp thời
“Tính đến thời điểm hiện đại, toàn tỉnh Nghệ An, ngoài CLB Thầy thuốc trẻ cấp tỉnh, chúng tôi đã thành lập được 19 CLB Thầy thuốc trẻ cấp huyện. Để các hoạt động hướng tới cộng đồng phát huy được hiệu quả tốt hơn nữa, sắp tới chúng tôi sẽ thành lập Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh. Với lực lượng nòng cốt là các y, bác sỹ trẻ có năng lực chuyên môn, có y đức và nhiệt huyết tuổi trẻ, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, đặc biệt là đồng bào các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số”, anh Phạm Ngọc Cảnh cho biết thêm.
Chỉ trong năm 2011, các thành viên CLB Thầy thuốc trẻ Nghệ An đã tổ chức thăm khám và cấp phát thuốc miễn phí cho 12.000 lượt người. Một mùa tình nguyện nữa lại về, các bước chân thiện nguyện của những người thầy thuốc trẻ Nghệ An lại chuẩn bị lên đường bởi còn đó rất nhiều vùng đất nghèo khó đang chờ họ.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Những lớp học với tư thế lạ
Do bàn ghế quá cao so với khổ người, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa đã phải xoay trở đủ kiểu để có thể đọc, viết trong giờ học.
Kích cỡ bàn ghế không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng sức khỏe, hình thức của trẻ em.
Vì thế, đã có hẳn một Thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công Nghệ và Bộ Y tế công bố vào tháng 6/2011, hướng dẫn chi tiết kích cỡ bàn ghế ngồi học cho học sinh.
Trong khi chờ đợi những hiệu quả thiết thực của thông tư trên, rất nhiều học sinh, đặc biệt những học sinh vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn vẫn phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ, nhiều khi phải đứng lên mới có thể viết được.
Những học sinh mẫu giáo ở Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Xã Quảng Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông) hàng ngày phải ngồi học trên những bộ bàn ghế quá khổ khiến rất mỏi vì chân không thể chạm đất.
Dưới thì chân không chạm đất, phía trên thì mặt bàn cao ngang cổ nên các em phải dướn hết người mới có thể khoanh tay trên mặt bàn.
Muốn viết, bé trai này buộc phải đứng.
Cũng giống như học sinh ở Trường Nguyễn Bá Ngọc, những học sinh lớp 1 ở điểm Trường Khe Bốc thuộc Trường Tiểu học số 2 Điện Quan (Xã Điện Quan, Bảo Yên, Lào Cai) cũng phải ngồi học trên những bộ bàn ghế mà mặt bàn cao ngang cổ. Với tư thế ngồi viết thế này kéo dài không mắc những tật bệnh về mắt, cổ mới lạ.
Tư thế đứng để viết tuy có mỏi chân, nhưng có lẽ cậu trò lớp 1 tại điểm trường Khe Bốc này vẫn cảm thấy thoải mái hơn việc phải để mắt quá gần trang vở.
Những tư thế lạ do bàn ghế quá cao trong giờ học tại lớp 1, điểm trường Cửa Vạn, Trường TH & THCS Hùng Thắng (Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long).
Một cách thư giãn đôi chân của cô trò nhỏ lớp 1 ở điểm trường Cửa Vạn.
Các kiểu khắc phục bàn ghế quá khổ của học sinh lớp 1 điểm trường Cửa Vạn.
Một tư thế ngồi viết lạ tại điểm trường Cửa Vạn do bàn ghế không đúng kích cỡ.
Hai chân trên ghế chăm chú nghe giảng.
Không biết đến bao giờ, các trường mới có đủ điều kiện thực hiện thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.
Theo VNN
Làng nuôi cá mà mong cá... không lớn Một góc làng nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm Tuy Lộc là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Người dân ở đây ngoài nghề ươm rau giống còn có nghề nuôi cá chép đỏ. Họ nuôi cá mà chả mong cá lớn. Nuôi cả năm trời mà chỉ mong cá bằng hai, ba đầu ngón tay rồi...