Bloomberg: Nga đang giành chiến thắng trên thị trường năng lượng
Nga đang giành chiến thắng trên thị trường năng lượng và có cơ hội đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong khi đó, EU có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng vào mùa thu.
Nhà máy sản xuất dầu Gazprom nằm ở vùng Yamal, Nga. Ảnh: AP
Nhận định trên do chuyên gia năng lượng Javier Blas của hãng tin Bloomberg đưa ra hôm 11/8. Theo đó, trong tháng 7, sản lượng dầu của Nga đã trở lại mức trước khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, trung bình khoảng 10,8 triệu thùng/ngày.
Video đang HOT
“Nga đã tìm được các khách hàng mới cho hàng triệu thùng dầu mỗi ngày, khi các nhà máy lọc dầu ở châu Âu ngừng mua dầu Nga nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine”, chuyên gia Blas nói và cho biết thêm rằng hầu hết lượng dầu thô của Nga sẽ được chuyển đến các khách hàng ở châu Á – trong đó khách hàng lớn nhất là Ấn Độ, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác ở Trung Đông.
Chuyên gia năng lượng của Bloomberg cho rằng giá dầu thô Brent đang dao động ở mức khoảng 100 USD/thùng và cho dù Nga đề xuất giảm giá thì Moskva vẫn thu về nguồn lợi nhuận khổng lồ. Khi đó, các lệnh trừng phạt năng lượng đối với Moskva sẽ phản tác dụng.
Ông Blas cho rằng Nga cũng đã đạt được thành công về mặt chính trị. Hồi tháng 3 và tháng 4, các chính trị gia phương Tây nghĩ rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) – dẫn đầu là Saudi Arabia và UAE – sẽ từ bỏ liên minh với Nga, nhưng tình huống ngược lại đã xảy ra.
Theo vị chuyên gia này, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể hạn chế hơn nữa việc bán khí đốt tự nhiên cho châu Âu, những quốc gia đang chuẩn bị tăng giá năng lượng bán lẻ và đứng trước bờ vực thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng.
Bulgaria vẫn âm thầm đàm phán với Gazprom dù Nga cắt khí đốt
Bulgargaz, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất ở Bulgaria, không loại trừ việc nối lại nguồn cung cấp nhiên liệu từ Nga cho nước này.
Một phần của đường ống liên kết giữa Bulgaria và Hy Lạp gần làng Malko Kadievo. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn Sofia (Bulgaria), phát biểu trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình NOVA mới đây, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Bulgargaz, Ivan Topchiyskim nói: "Chúng tôi sẽ không chấm dứt vấn đề khí đốt với Gazprom, miễn là có những đảm bảo rằng không có rủi ro nào cho Bulgargaz".
Ông Topchiyskim cho biết Bulgargaz không ngừng thảo luận với Gazprom về khả năng bơm khí trở lại. "Mặc dù thực tế là hiện tại không có việc giao hàng, nhưng các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. Chúng tôi không biết việc trao đổi qua thư từ sẽ phát triển như thế nào, nhưng vẫn có cơ hội khôi phục nguồn cung cấp", ông Topchiyskim nêu rõ.
Thông báo của ông Topchiyskim được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều nghi ngờ rằng chính quyền của Tổng thống Rumen Radev sẽ tìm cách nối lại nguồn cung cấp khí đốt từ Gazprom, công ty đã cắt nguồn cung cấp cho nước này vào ngày 27/4. Ông Topchiyski thừa nhận rằng khí đốt hóa lỏng (LNG) có thể có giá thấp hơn, nhưng chỉ khi ký hợp đồng dài hạn với một công ty cung cấp, điều mà Bulgaria không có.
"Giá của LNG được xác định bởi những nhà báo giá ở châu Âu, với các nhà cung cấp của nó là công ty tư nhân cũng quan tâm đến lợi ích riêng của họ và tham khảo giá thị trường. Vì vậy, không dễ dàng để có được nguồn cung cấp, ngay cả theo các hợp đồng dài hạn. Những gì đã được truyền thông đưa tin trong một thời gian dài, rằng giá khí đốt hóa lỏng thấp hơn khoảng 3-4 lần, thực chất là dựa trên giả định về một hợp đồng dài hạn có hiệu lực sau 1, 2 hoặc 3 năm", ông Topchiyski nhấn mạnh.
Theo Igor Ananskikh, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Năng lượng thuộc Duma Quốc gia Nga, Bulgaria là một trong những quốc gia đầu tiên từ chối thanh toán bằng đồng rúp với Gazprom và họ "đã hối hận về điều này, vì họ mua khí đốt của Nga khá đắt, nên bây giờ đang cố gắng ký hợp đồng trực tiếp".
Giá khí đốt trung bình ở châu Âu đã tăng gần 50% trong tháng 7 Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn dữ liệu của sàn giao dịch ICE London cho biết giá khí đốt trung bình ở châu Âu trong tháng 7 đã tăng gần 50% - từ 1.180 lên 1.805 USD/1.000 mét khối. Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: Anadolu Trong khi đó, các...