Bloomberg: Mỹ diệt Huawei, chiến tranh lạnh công nghệ bùng nổ
Trên Bloomberg, nhà phân tích Tim Culpan nhận định với việc Google và các công ty Mỹ ‘chia tay’ Huawei, ‘chiến tranh lạnh công nghệ’ Mỹ – Trung đã thực sự bùng nổ.
Sau khi Google tuyên bố đình chỉ các hoạt động kinh doanh với Huawei (bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và các dịch vụ kỹ thuật chính), đến lượt các nhà sản xuất chip như Qualcomm Inc., Xilinx Inc. and Broadcom Inc. thông báo ngừng cung cấp linh kiện cho công ty Trung Quốc.
Trên thực tế, trước đây kịch bản tương tự cũng từng xảy ra với công ty viễn thông Trung Quốc ZTE Corp. Do vi phạm lệnh cấm vận Iran, ZTE bị cấm mua các sản phẩm Mỹ. Lệnh cấm vận của chính quyền Washington đẩy ZTE đến bờ vực của sự sụp đổ trước khi được dỡ bỏ khi Mỹ và Trung Quốc đàm phán thương mại.
Bloomberg News cho biết một năm trước, Huawei đã lường trước nguy cơ bị Mỹ cấm vận và đã chuẩn bị kho linh kiện có thể dùng trong ít nhất 3 tháng. Điều đó cho thấy nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới hiểu rõ nguy cơ mà hãng này phải đối mặt lớn đến mức nào.
Huawei đối mặt với vô số khó khăn khi bị Mỹ cấm vận. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng 5, hãng Counterpoint Research cho biết trong quý I/2019, doanh số điện thoại thông minh của Huawei lên tới 59,1 triệu máy, chiếm 17% thị phần toàn cầu, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Huawei vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung.
Ngoài ra, Huawei cũng được đánh giá là nhà phát triển công nghệ 5G hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, với chiếc “vòng kim cô Tôn Ngộ Không” mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump úp lên đầu, Huawei không còn cửa thực hiện tham vọng chiếm ngôi bá chủ làng di động toàn cầu, như nhận định của giới chuyên gia công nghệ và thương mại.
Vẫn còn một khả năng nhỏ là Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại và đạt được một thỏa thuận. Khi đó, “vòng kim cô” trên đầu Huawei sẽ được dỡ bỏ. Tuy nhiên, nhà phân tích Culpan cho rằng kể cả vậy, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ xác định rằng nước này không thể dựa vào công nghệ Mỹ.
Ông dự đoán chính quyền Trung Quốc sẽ đổ tiền ồ ạt để Huawei và các công ty công nghệ nội địa khác phát triển hệ điều hành điện thoại di động riêng, thiết kế chip riêng, phát triển công nghệ bán dẫn… và áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ riêng.
Nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ đổ tiền để Huawei phát triển hệ điều hành điện thoại riêng.
Nhà phân tích Culpan cho rằng khi đó, một “bức màn sắt (Iron Curtain) kỹ thuật số” sẽ hình thành, chia rẽ thế giới thành hai khu vực công nghệ hoàn toàn riêng biệt.
Tất nhiên Trung Quốc không dễ làm được điều này. Một phiên bản Trung Quốc của hệ điều hành Android sẽ không xứng “xách dép” cho hệ điều hành do Google phát triển. Chip viễn thông “Made in China” chắc chắn thua xa sản phẩm của Qualcomm và Xilinx về chất lượng.
“Nhưng chắc chắn chính phủ Trung Quốc sẽ không chấp nhận thất bại. Họ sẽ bơm tiền để đảm bảo ngành công nghiệp này thành công, và sẽ đốt rất nhiều tiền. Tiền không giải quyết được mọi vấn đề, nhưng qua thời gian, ngân sách Trung Quốc sẽ chinh phục được các thách thức để đảm bảo sản phẩm nội địa dùng được, dù không so sánh được với công nghệ Mỹ”, nhà phân tích Culpan dự báo.
“Vậy là chiến tranh lạnh công nghệ đã bùng nổ. Chiến thắng sẽ không thuộc về bên có lực lượng thiện chiến nhất, mà thuộc về bên có khả năng chịu đựng cơn đau thất bại trong thời gian dài”, ông Culpan nhấn mạnh.
Theo Zing
Nhà Trắng ra mắt công cụ báo cáo kiểm duyệt mạng xã hội, Google và Facebook giữ im lặng
Nhà Trắng vừa ra mắt một công cụ mới để những người sử dụng mạng xã hội có thể phản ảnh nếu họ cảm thấy tài khoản của mình bị kiểm duyệt sai, bị cấm hoặc bị đình chỉ một cách bất thường.
Thời gian qua, nhiều người Mỹ cho biết thường xuyên gặp tình trạng các tài khoản mạng xã hội của họ bị treo, bị cấm hoặc bị báo cáo chỉ vì một lý do mơ hồ như "vi phạm" chính sách cộng đồng.
Nhà Trắng ra mắt công cụ báo cáo kiểm duyệt mạng xã hội. Ảnh minh họa
Và để kêu gọi người dân chống lại "kiểm duyệt" trên mạng xã hội, vừa qua, để Nhà Trắng đã ra mắt một công cụ mới để những người sử dụng các loại mạng xã hội có thể phản ảnh nếu họ cảm thấy tài khoản Facebook, Youtube, Instagram, Twitter của mình bị kiểm duyệt sai, bị cấm hoặc bị đình chỉ một cách bất thường.
Theo đó, nếu nghi ngờ lý do tài khoản mình gặp phải vấn đề như vậy vì sự khác biệt lý tưởng chính trị, người dùng có thể chia sẻ ngay với Tổng thống Trump thông qua cửa giao tiếp trực tuyến.
Cửa giao tiếp này được thiết kế dưới dạng một biểu mẫu với 16 phần câu hỏi khảo sát thu thập thông tin, yêu cầu người dùng chia sẻ thông tin liên hệ, đường liên kết phương tiện truyền thông xã hội, tình trạng công dân, cư trú hoặc người dùng cũng có thể gửi ảnh chụp màn hình bất kỳ nội dung truyền thông xã hội nào mà họ đã đăng tải được cho là bị kiểm duyệt bởi Facebook hoặc dịch vụ Instagram, Twitter, hay YouTube của Google.
Được biết, sau hành động trên của Nhà Trắng, phát ngôn viên của Twitter đã trả lời rằng họ luôn thực thi các quy tắc tiêu chuẩn của Twitter một cách công bằng cho tất cả người dùng, bất kể lập trường hay phe phái chính trị của họ. Trong khi đó, các "gã khổng lồ" Facebook, Google và YouTube vẫn chưa có các bình luận chính thức về việc này.
Theo doisongphapluat
Apple và 'cuộc chiến' ở 'xứ sở của Huawei' Hai hãng công nghệ Menpad và Yidaheng Technology có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc tuyên bố sẽ phạt tiền nếu nhân viên mua sản phẩm của Apple. Người mua bên ngoài cửa hàng Apple tại Nam Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Motley Fool Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đang leo thang sau vụ Giám đốc Tài chính...