Bloomberg: Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật là chiến thắng của chính quyền ông Biden
Theo hãng tin Bloomberg (Mỹ), cuộc gặp thứ hai trong 2 tháng giữa lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc được coi là chiến thắng đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong quá trình gắn kết các đồng minh hợp tác đối phó với Triều Tiên và đối trọng với Trung Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) tại cuộc hội đàm ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 7/5. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến Seoul vào hôm 7/5 để gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Chuyến thăm Hàn Quốc trong 2 ngày của ông Kishida sẽ là chuyến thăm song phương đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản sau 12 năm. Hai nhà lãnh đạo đã tham gia hội nghị cấp cao tổ chức vào tháng 3 tại Tokyo.
Video đang HOT
Trước khi rời Tokyo đến Seoul, Thủ tướng Kishida nói với các phóng viên: “Tôi muốn có trao đổi đầy đủ và thực chất với Tổng thống Yoon Suk-yeol dựa trên quan hệ tin cậy lẫn nhau”.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết trong Hội nghị Thượng đỉnh, Thủ tướng Nhật Bản và ông Yoon Suk-yeol sẽ thảo luận về các vấn đề xoay quanh an ninh và ngành công nghiệp công nghệ cao.
Chính quyền Tổng thống Biden từng tìm kiếm hỗ trợ từ các đối tác như Seoul và Tokyo để áp đặt hạn chế với việc bán thiết bị chip tiên tiến cho Trung Quốc nhằm tạo rào cản đối với Bắc Kinh trong phát triển công nghệ.
Cựu đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản Kak Soo-shin nhận định nỗ lực của Mỹ có thể là một yếu tố trong việc khôi phục quan hệ Seoul-Tokyo. Theo ông Kak Soo-shin, những yếu tố khác có thể bao gồm mối quan tâm chung về môi trường an ninh, chủ yếu là mối đe đọa hạt nhân Triều Tiên cũng như Trung Quốc. Chỉ vài giờ trước khi lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Tokyo vào tháng 3, Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol là người ủng hộ chiến lược châu Á của Washington, bao gồm cả sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Ngày 8/5, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choo Kyung-ho cho biết chính phủ nước này sẽ nỗ lực xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip.
Vào tháng 3, Nhật Bản cho biết nước này sẽ mở rộng hạn chế xuất khẩu với 23 loại thiết bị sản xuất chip tiên tiến. Các quan chức thương mại Nhật Bản tái khẳng định rằng điều này không nhắm đến Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản chưa xem xét khả năng giải tán Hạ viện
Ngày 4/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông chưa cân nhắc giải tán Hạ viện vào thời điểm này vì đang tập trung giải quyết một số thách thức trong nước như tỷ lệ sinh giảm.
Toàn cảnh một phiên họp Hạ viện Nhật Bản tại thủ đô Tokyo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Maputo của Mozambique, Thủ tướng Kishida nêu rõ Chính phủ Nhật Bản đang đối mặt với nhiều chương trình nghị sự về chính sách và đang cố gắng hết sức để đạt được tiến bộ trong những vấn đề quan trọng như vậy, do đó ông Kishida khẳng định ông "không có kế hoạch giải tán Hạ viện vào lúc này".
Thủ tướng Kishida đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh xuất hiện những đồn đoán rằng ông có thể kêu gọi bầu cử sớm ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Hiroshima vào ngày 19-21/5 tới.
Ông Kishida đã cam kết tăng gấp đôi chi tiêu cho các chính sách liên quan tới trẻ em bất chấp những hạn chế về ngân sách của Nhật Bản, trong bối cảnh cử tri ngày càng lo ngại rằng chính phủ sẽ thực hiện các đợt tăng thuế quy mô lớn để trang trải những chi phí này.
Sức khỏe tài chính của Nhật Bản bị đánh giá là yếu kém nhất trong số các nước phát triển lớn, với nợ công lớn hơn gấp đôi quy mô nền kinh tế nước này và cao thứ ba thế giới. Trong khi đó, dữ liệu của Liên hợp quốc cho thấy Nhật Bản có tỷ lệ trẻ em thấp nhất trong số 36 quốc gia có dân số trên 40 triệu người, sau Hàn Quốc với 11,6% và Italy với 12,4%. Sau khi đạt mức cao nhất vào năm 1954 là 29,89 triệu và trải qua thời kỳ bùng nổ số lượng trẻ em thứ hai vào đầu những năm 1970, dân số trẻ em của Nhật Bản đã tiếp tục giảm kể từ năm 1982.
Mozambique là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến thăm 4 nước châu Phi của Thủ tướng Kishida trong nỗ lực tăng cường quan hệ với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.
Thủ tướng Nhật Bản cam kết thúc đẩy tầm nhìn về thế giới không vũ khí hạt nhân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 14/1 cam kết sẽ thúc đẩy tầm nhìn về một thế giới không vũ khí hạt nhân tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trong cuộc họp báo tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ, Thủ tướng...