Bloomberg: Chính Washington yêu cầu Trung Quốc hủy thăm nông trại Mỹ
Bloomberg dẫn nguồn thạo tin nói Trung Quốc hủy thăm nông trại Mỹ là do yêu cầu từ Washington.
Nguồn tin này khẳng định Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer không hay tin gì về chuyến thăm cho tới khi nó được lên lịch nên đã yêu cầu phái đoàn Trung Quốc hủy bỏ lịch trình này,
“Phía Trung Quốc được thông báo rằng lý do là bởi các vấn đề trong nước”, nguồn tin nói, cho biết thêm rằng việc hủy bỏ chuyến đi không phản ánh các diễn biến tiêu cực của cuộc đàm phán cấp phó trưởng đoàn Mỹ-Trung kết thúc hôm 20/9 như nhiều người suy đoán.
Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định việc phái đoàn Trung Quốc hủy thăm nông trại Mỹ không liên quan tới tiến trình đàm phán giữa 2 quốc gia.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Liêu Mân dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc tới Mỹ thương thảo cuối tuần qua. (Ảnh: AP)
“Thay đổi trong kế hoạch không liên quan gì tới tiến trình đàm phán, chuyến đi là một lịch trình sắp xếp độc lập”, China Business News dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc Hàn Tuấn cho hay.
Ông Hàn nói thêm rằng kế hoạch tới thăm các trang trại ở Montana và Nebraska sẽ được lên lịch vào một ngày đó và Bắc Kinh đang chờ lời mời từ Washington. Ông cũng nhấn mạnh Trung Quốc chưa bao giờ chốt lịch cho các chuyến đi này.
“Chúng tôi thực sự thảo luận với Mỹ về các thỏa thuận liên quan, nhưng lịch trình chưa bao giờ được chốt do những cân nhắc khác nhau”, ông Hàn cho hay.
Khi thế giới râm ran về chuyến đi của phái đoàn Trung Quốc tới các nông trại Mỹ, trước khi nó bị hủy bỏ, nhiều đồn đoán cho rằng đây sẽ tiền đề để Bắc Kinh mua trở lại một số nông sản của Mỹ.
Việc phái đoàn Trung Quốc bất ngờ hủy chuyến thăm và về nước sớm khiến giới quan sát lo ngại tiến trình đàm phán khó khăn giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vốn đã gập ghềnh có thể lại tiếp tục rơi vào bế tắc.
Lo ngại đó càng được củng cố khi Tổng thống Trump mới đây gọi Trung Quốc là mối đe dọa với thế giới, khẳng định ông muốn một thỏa thuận toàn diện chứ không phải manh mún với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Các diễn biến mới làm giảm bớt kỳ vọng về vòng đàm phán thứ 13 giữa Mỹ và Trung Quốc khi phái đoàn do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu tới Washington để đàm phán vào tháng 10.
Tuy nhiên, ông Hàn nói rằng “phần nông nghiệp” trong các cuộc đàm phán đang rất tốt và 2 bên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và đầy đủ.
Ông Hàn không tiết lộ thêm bất cứ chi tiết nào nhưng cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác thương mại về nông nghiệp với Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc trước đó nhấn mạnh Washington và Bắc Kinh đã có các cuộc thảo luận mang tính xây dựng và hoàn toàn nghiêm túc, đầy đủ về các cuộc đàm phán vào tháng 10.
(Nguồn: Bloomberg, SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Đàm phán cấp Thứ trưởng Trung Mỹ thất bại vì đâu?
Cuộc đàm phán cấp Thứ trưởng kéo dài hai ngày giữa Trung Quốc và Mỹ chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 vào tháng 10 và chuyến thăm của Phó Thủ tướng Lưu đã kết thúc tại Washington hôm 20/9.
Vào ngày đầu tiên của cuộc đàm phán, đã lan truyền rộng rãi thông tin mang tín hiệu tích cực về phái đoàn Trung Quốc tuần tới sẽ đến thăm một số trang trại ở các bang. Nhưng hôm sau đã có tin chương trình này bị hủy bỏ và phái đoàn Trung Quốc lập tức về nước trước dự định. Mặc dù hai bên vẫn nói vòng đàm phán thứ 13 sẽ diễn ra vào tháng tới, nhưng việc ông Trump bất ngờ cáo buộc Trung Quốc là "mối đe dọa của thế giới" đã đặt dấu chấm hết tồi tệ cho cuộc đàm phán Trung - Mỹ lần này.
Ông Donald Trump bất ngờ cáo buộc Trung Quốc là "mối đe dọa của thế giới" được cho là đặt dấu chấm kết thúc rất tồi tệ cho cuộc đàm phán Trung - Mỹ lần này.
Như mọi người đã biết, phái đoàn Trung Quốc 30 người do Thứ trưởng Bộ Tài chính Liêu Mân (Liao Min) dẫn đầu đã đến Washington hôm thứ Năm (19/9) để bắt đầu đàm phán với đoàn Mỹ do Phó đại diện thương mại Hoa Kỳ Jeffrey Gerrish dẫn đầu để chuẩn bị cho vòng đàm phán thương mại cấp cao lần thứ 13 giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc với các ông Robert Lighthizer và Steven Mnuchin vào tháng 10 tới đây.
Cục diện đàm phán như ngồi tàu lượn siêu tốc
Do ông Trump trước đó đã thông báo hoãn 2 tuần việc thực hiện mức tăng thêm 5% mức thuế 25% hiện hành đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc lẽ ra từ ngày 1 tháng 10 để tránh ngày Quốc khánh của Trung Quốc; Trung Quốc cũng đáp lại tương ứng bằng việc ngày 11 và 13/9 tuyên bố bãi bỏ mức thuế bổ sung đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ bao gồm đậu tương, thịt lợn và một số hóa chất, dược liệu nhập của Mỹ. Mặc dù thế giới bên ngoài không hy vọng rằng cuộc chiến thương mại sẽ được giải quyết trong một thời gian ngắn, nhưng đều cho rằng rất có thể sẽ đạt được một thỏa thuận tạm thời quy mô nhỏ: có lẽ Trung Quốc sẽ mua thêm các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, đổi lại Mỹ sẽ ngừng việc tăng thuế; hơn nữa trước đó ông Trump cũng đã cho biết "có thể xem xét" một thỏa thuận tạm thời.
Cuộc đàm phán Trung - Mỹ cấp Thứ trưởng giữa hai ông Liêu Mân (trái) và Jeffrey Gerrish đã bị cho là kết thúc thất bại dù hai bên thông báo "có kết quả" và "có tính xây dựng"
Hôm 19/9, trong ngày đầu tiên của cuộc đàm phán, hai bên tập trung thảo luận vấn đề nông nghiệp, cũng bàn đến các vấn đề sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển giao công nghệ. Sau đó, có thông tin nói các quan chức Trung Quốc do ông Hàn Tuấn (Han Jun), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc dẫn đầu, sẽ đến thăm các trang trại ở 4 bang của Mỹ vào tuần tới. Một số nhà bình luận thậm chí cho rằng Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này ký một số hợp đồng mua sắm nông sản, để lót đường cho vòng đàm phán cấp cao thứ 13 sẽ diễn ra vào tháng 10.
Vào lúc quan hệ Trung - Mỹ đang có dấu hiệu hòa dịu, thì các tổ chức nông nghiệp ở Montana và các bang khác hôm 20/9 lại nhận được thông báo phía Trung Quốc đã hủy kế hoạch đến thăm các trang trại và Tổng thống Donald Trump khi đang tiếp Thủ tướng Australia Scott Morrison đột nhiên phủ nhận khả năng có một thỏa thuận tạm thời với Trung Quốc và tuyên bố ông chỉ cần một bản "hiệp nghị hoàn chỉnh" và nói ông "không cần thiết" phải đạt được thỏa thuận với Trung Quốc trước cuộc bầu cử năm 2020.
Do thế giới bên ngoài luôn cho rằng cơ hội để giảm bớt căng thẳng thương mại Trung - Mỹ là ông Trump muốn đưa ra một số thành tích trước cuộc bầu cử; vì vậy, sau khi ý kiến của ông vừa công bố, thị trường chứng khoán ngay lập tức có một cú sốc nhỏ và chỉ số S & P 500 đã giảm gần 0,8%.
Tuy Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) hôm 19/9 tuyên bố bãi bỏ mức thuế 25% cho 437 sản phẩm Trung Quốc, đây có vẻ là một tín hiệu tích cực và phía Mỹ sau cuộc thương thuyết nói rằng cuộc họp này "có kết quả"; phía Trung Quốc cũng nói "cuộc họp có tính xây dựng"; nhưng hội nghị cấp Thứ trưởng Trung - Mỹ lần này kết thúc giống như đi tàu lượn cao tốc, dường như đã tạo ra bóng mây cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Váo tháng 10 tới, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vẫn có thể tới Mỹ để đàm phán vòng thứ 13 nhưng có thể đoán trước là không đạt được kết quả gì
Trước lằn ranh của Trung Quốc, Mỹ vô kế khả thi?
Tính đến ngày 20/9, cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ từ khi Mỹ áp đặt thuế quan đã diễn ra 443 ngày. Từ sau cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình tại Argentina năm ngoái, mọi người quan tâm đến kinh tế thế giới đã chứng kiến những thăng trầm của các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ và các tweet trên Twitter của ông Trump lên lên xuống xuống như đáp tàu lượn cao tốc. Vậy tại sao Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục ở lại trên con tàu lượn cao tốc vòng vèo dường như không có điểm kết thúc ấy?
Trong thực tế, kể từ khi các cuộc đàm phán Trung - Mỹ bị đổ vỡ hồi tháng 5, Mỹ đã cho rằng phía Trung Quốc kiên trì ranh giới cuối cùng then chốt là làm thế nào để không nhân nhượng chút nào. Sau khi Mỹ đưa Huawei vào "danh sách các thực thể" (Entyti List), coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ rồi tăng thuế quan, phía Trung Quốc vẫn không hề lay chuyển.
Reuters hôm 21/9 dẫn lời một nguồn thạo tin nói rằng đại diện Trung Quốc Liêu Mân trong khi đàm phán vẫn tiếp tục yêu cầu Mỹ bãi bỏ tất cả thuế quan bổ sung của Mỹ như một điều kiện để đạt được một thỏa thuận. Cuối cùng, phía Mỹ buộc phải thừa nhận rằng "chúng tôi vẫn chưa tới gần được một thỏa thuận".
Thực ra, hiện nay Mỹ đã ở vào thế tiến thoái lưỡng nan trước sự kiên quyết không nhượng bộ của Trung Quốc. Đầu tiên, họ phát hiện ra rằng việc tăng thuế hoặc cấm Huawei đều là con dao hai lưỡi đối với người tiêu dùng và các công ty Mỹ. Vì vậy, Mỹ đã hai lần hoãn 90 ngày cho lệnh cấm Huawei, hy vọng rằng các nhà cung cấp cho Huawei ở Mỹ và các công ty viễn thông nhỏ sử dụng thiết bị của Huawei nhanh chóng thích ứng. Ngoài ra và để tránh đánh vào tiêu dùng và sản xuất ở trong nước, Mỹ buộc phải miễn thuế một số sản phẩm. Ví dụ, danh sách miễn thuế được Mỹ công bố hôm 20/9 có các mặt hàng tiêu dùng như sàn gỗ và đèn Giáng sinh, đồng thời cũng đáp ứng 10 yêu cầu miễn thuế của Apple.
Tuy nhiên, ngoài thuế quan và chèn ép các công ty Trung Quốc, Mỹ dường như không có cách nào khác để gây thêm áp lực với Trung Quốc. Do đó, trong bối cảnh Mỹ không thể chấp nhận lằn ranh cuối của phía Trung Quốc, hai bên chỉ có thể nói về các vấn đề như mua nông sản, rất khó để tiến tới các vấn đề thực chất khác.
Quan hệ Trung - Mỹ hiện nay được ví như hai bên đang ngồi trên đoàn tàu lượn cao tốc không có điểm dừng
Sức hút của bàn đàm phán
Trong cục diện bế tắc lần này, Trung Quốc và Mỹ vẫn không rời khỏi bàn đàm phán vì ít nhất ba lý do. Thứ nhất, lập trường của Trung Quốc rất rõ ràng: khi không chạm tới lằn ranh cuối cùng, các mâu thuẫn khác đều có thể được bàn tới.
Thứ hai, ông Trump đến nay vẫn chưa quyết định con đường nào ông sẽ đi cho cuộc bầu cử năm 2020. Nếu đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc trước cuộc bầu cử hoặc tiếp tục thương chiến với Trung Quốc và tạo ra một hình ảnh cứng rắn với Trung Quốc có vẻ đều có điểm tốt đối với việc tranh cử của ông. Vấn đề là lựa chọn nào có lợi hơn, thì hiện vẫn chưa rõ ràng. Do đó, không có cách nào là tiếp tục đàm phán trong bế tắc.
Thứ ba, nếu Trung Quốc và Mỹ quyết định đình chỉ đàm phán và đi vào con đường đoạn tuyệt nhau, tất sẽ gây nên chấn động lớn đối với kinh tế hai nước và nền kinh tế thế giới đều đã có dấu hiệu suy thoái. Vì vậy, tình thế hiện tại "vẫn tiếp tục đàm phán, thỉnh thoảng nói tốt nhưng không có kết quả cụ thể" dường như là cách tốt nhất để đảm bảo nền kinh tế có thể hạ cánh nhẹ nhàng.
Nếu tình hình không có sự thay đổi lớn, bản thân việc "tiếp tục đàm phán" đã có thể là mục tiêu ngắn hạn của các cuộc đàm phán Trung - Mỹ. Đây cũng có thể chính là điểm thu hút của bàn đàm phán.
Theo viettimes/Hồng Kông 01
Tổng thống Trump để ngỏ khả năng từ bỏ thỏa thuận với Trung Quốc Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ từ bỏ thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc nếu nó không vừa ý ông. Ngày 13/3, ngay trước khi gặp các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa để bàn về các vấn đề thương mại, Tổng thống Trump đã tiết lộ về tình trạng đàm phán với Trung Quốc. Theo AP, người...