Blogger gợi ý những điểm đến không nên bỏ lỡ ở miền Tây
Travel blogger Minh Điệp đến thăm Tiền Giang, Bến Tre và Cần Thơ vào mùa những miệt vườn trái cây sai quả, sông nước mang vẻ đẹp thanh bình.
Trong chuyến thăm miền Tây, Minh Điệp cùng chồng và con gái dành hai tuần để khám phá Cồn Thới Sơn ở Tiền Giang, thành phố xứ sở dừa Bến Tre và chợ nổi Cái Răng Cần Thơ. Đây đều là những điểm đến nổi bật ở quê hương sông Tiền, sông Hậu. Miền Tây vào tháng 6, 7 và 8 có những vườn trái cây như sầu riêng, chôm chôm, nhãn, măng cụt… sai trĩu quả.
Để tìm hiểu văn hóa địa phương, bà mẹ 9X đã dừng chân tại một phường đờn ca tài tử. Ở đây thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với giai điệu sâu lắng của người nông dân quanh năm gắn bó với miệt vườn sông nước.
Ở Bến Tre, Minh Điệp rất thích xưởng kẹo dừa. Gia đình travel blogger được xem người dân địa phương chế biến kẹo thủ công hoàn toàn bằng tay. Bước vào xưởng, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến từng công đoạn sản xuất kẹo, ăn thử và mua về làm quà cho gia đình.
Đến Bến Tre, Minh Điệp còn ghé qua cơ sở nuôi ong và làm mật ong của người dân địa phương. Mật ong được làm thủ công thơm ngon, phù hợp để khách du lịch mua về sử dụng hoặc làm quà cho người thân.
Cầu khỉ chênh vênh là nét đặc trưng của vùng miền Tây sông nước nên Minh Điệp không bỏ qua trải nghiệm đi cầu khỉ. “Chỉ cần không khéo léo bạn có thể rơi xuống nước bất ngờ”, travel blogger chia sẻ.
Video đang HOT
Ở cồn Thới Sơn Tiền Giang, gia đình Minh Điệp chọn trải nghiệm xuồng ba lá, phương tiện đặc trưng miền sông nước để thăm thú ngắm cảnh. Người lái thuyền điệu nghệ lách qua các con lạch nhỏ ngoằn ngoèo, hai bên là hàng dừa nước xanh ngát mọc san sát nhau.
Ở chợ nổi Cái Răng, travel blogger ấn tượng nhất với khung cảnh sinh hoạt, buôn bán và ăn uống trên ghe của người dân địa phương. Chợ họp từ 5 giờ sáng nên khách du lịch phải dậy rất sớm để tham quan.
“Tôi thử ăn món bún riêu cùng cả gia đình kiểu lênh đênh sông nước. Ban đầu chưa quen lắm vì ngồi ăn mà thuyền chòng chành sợ đổ bát bún vào người. Nhưng cuối cùng cũng vượt qua thử thách một cách xuất sắc”, Minh Điệp kể lại.
Ngoài đặc sản chợ nổi, Cần Thơ có nhiều món ăn ngon, con người thật thà, hoà đồng và mến khách. Gia đình Minh Điệp cảm thấy rất hài lòng khi được mua dịch vụ và tham gia các trải nghiệm miệt vườn vui vẻ khi tới miền Tây.
Ở miền Tây còn có các khu miệt vườn để du khách tự làm đặc sản địa phương. Minh Điệp chọn ghé thăm xưởng làm hủ tiếu. Tự thuê thuyền từ Bến Ninh Kiều đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ và qua vườn trái cây trong 3 tiếng, travel blogger chỉ mất 250.000 đồng cho lái thuyền.
Sau trải nghiệm làm hủ tiếu, Minh Điệp có món quà mang về tặng người thân. Đi du lịch dài ngày cùng con nhỏ, travel blogger chọn tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, có thời gian nghỉ ngơi. Điệp cũng mang theo vài món đồ chơi, đồ ăn bé ưa thích để con thư giãn suốt chuyến đi.
Phát triển du lịch ĐBSCL- Bài 1: Xây dựng thương hiệu du lịch đặc trưng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch và mỗi địa phương lại có những nét riêng độc đáo thu hút du khách. Tuy nhiên, ngành du lịch của vùng ĐBSCL vẫn đang phát triển rời rạc, chưa kết nối mạnh mẽ với nhau để tạo một sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng, giúp các tỉnh khai thác hết những tiềm năng vốn có.
ĐBSCL có tài nguyên du lịch khá phong phú, đa dạng và được nhà nước xác định một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Hiện nay, ĐBSCL được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều với những sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch biển - đảo, du lịch sinh thái sông nước, du lịch miệt vườn, du lịch xanh... Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch này vẫn chưa tạo được điểm nhấn và giữ chân du khách dài lâu.
Các tỉnh ĐBSCL có điều kiện thiên nhiên ưu đãi để phát triển sản phẩm du lịch sông nước. Ảnh:CTV
Tour "na ná", gây nhàm chán
Có ý định đặt tour cho cả gia đình đi khám phá các tỉnh miền Tây trong dịp hè, thế nhưng chị Lê Thị Linh (ngụ quận 9, TP Hồ Chí Minh) vẫn băn khoăn trong việc chọn tour nào phù hợp và đặc trưng của vùng. Theo chị Lê Thị Linh, các tour du lịch về miền Tây đa số có chương trình gần giống nhau, chưa có điểm nhấn. Lặp đi lặp lại đều là tour về miệt vườn, hay tát mương bắt cá, khám phá nghệ thuật đờn ca tài tử...
Các hoạt động giao thương trên sông Tiền khiến du khách thích thú và cũng giúp người dân ở hai bờ sông Tiền có cuộc sống cải thiện hơn. Ảnh: Nguyễn Hoàng
"ĐBSCL có nhiều cảnh sông nước hữu tình, mỗi tỉnh lại có những nét văn hóa và cảnh sắc riêng, nhưng ngành du lịch ĐBSCL vẫn chưa trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút du khách, đặc biệt là khách nội địa. Vì vậy, tôi quyết định không chọn tour trải nghiệm đến từng tỉnh của miền Tây mà chỉ chọn một tour trải nghiệm tát mương bắt cá, tìm hiểu đờn ca tài tử tại tỉnh Tiền Giang. Bởi chỉ cần về Tiền Giang, tôi cũng có thể trải nghiệm các tour đặc trưng du lịch của vùng ĐBSCL đang có với chi phí giá tour thấp hơn so với các tỉnh miền Tây khác", chị Lê Thị Linh chia sẻ.
Du khách TP Hồ Chí Minh chuẩn bị lên thuyền đi khám phá chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang). Ảnh: Nguyễn Hoàng
Lãnh đạo các công ty chuyên tổ chức tour du lịch về ĐBSCL cũng thừa nhận, tour du lịch về miền Tây quanh đi quẩn lại vẫn là những sản phẩm "muôn năm cũ". Theo ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc công ty du lịch Vietravel, tài nguyên du lịch ĐBSCL chủ yếu là sông nước nên sản phẩm du lịch các tỉnh thành như Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang và Cần Thơ đều "na ná" nhau. Tuy nhiên, ngoài điểm chung ra, các tỉnh thành ở miền Tây vẫn có những điểm khác về văn hóa, lịch sử hình thành. Vì vậy, các tỉnh khi làm du lịch cần triển khai các tour khác biệt, khiến du khách có tâm lý đi tỉnh này rồi sẽ phải đi tiếp tỉnh khác chứ không thể chọn tour đi một tỉnh mà biết hết du lịch miền Tây.
"Nếu muốn thu hút du khách, các địa phương cần ngồi lại với nhau để xây dựng các sản phẩm và tour tuyến mới hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, các tour tuyến mới này phải đảm bảo tính không trùng, chồng chéo nhau, tránh gây sự nhàm chán cho du khách. Thêm nữa, các địa phương cũng cần thể hiện ý thức về sản phẩm du lịch phát triển bền vững, bảo vệ môi trường", ông Nguyễn Quốc Kỳ kiến nghị.
Thay 'bình mới' cho 'rượu cũ'
Là đơn vị chuyên khai thác các tour miền Tây hàng chục năm qua, ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc công ty Lữ hành Saigontourist, cho biết, để thu hút du khách đến với các tỉnh miền Tây, đơn vị xác định phải luôn làm mới các sản phẩm du lịch. Cụ thể, 13 tỉnh miền Tây đều có sông nước như nha, nhưng mỗi vùng vẫn có cái riêng, đó là món ăn và câu chuyện văn hóa, lịch sử hình thành các tỉnh. Vì vậy, cứ mỗi tỉnh công ty lại đưa một câu chuyện lịch sử, văn hóa vùng miền vào tour thông qua việc giới thiệu các món ăn, ẩm thực đặc trưng của vùng đó. Có như vậy, du khách mới có sự cảm nhận khác biệt mỗi khi đi ngang qua các tỉnh, thành miền Tây, cũng như kích thích sự tò mò tìm hiểu của du khách nhiều hơn.
Ảnh: Nguyễn Hoàng
Du khách TP Hồ Chí Minh trải nghiệm làm bánh lá mơ tại tỉnh Vĩnh Long. Đây là sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa ẩm thực vùng miền được các công ty lữ hành TP Hồ Chí Minh xây dựng khá thành công.
"Cụ thể, năm 2020 đơn vị đã xây dựng 5 đường tour mới theo hướng thay 'bình mới' cho 'rượu cũ' với trọng tâm đẩy mạnh sản phẩm tour gắn với tìm hiểu văn hóa ẩm thực vùng, miền. Ví dụ ttháng 5 và 6, công ty có chương trình trải nghiệm du lịch biển - đảo tại phú quốc với các món ăn đặc trưng miền biển; tháng 8 và 9 tới, công ty đưa du khách về vùng đầu nguồn An Giang ăn cá linh, về Long An và Đồng Tháp ăn cá lóc nướng bằng lá sen... Nhờ vậy, sau thời gian cách ly xã hội do dịch COVID-19, lượng du khách nội địa đăng ký tìm hiểu khu vực ĐBSCL nhiều hơn", ông Nguyễn Hữu Y Yên nói.
Cũng trăn trở khi làm mới sản phẩm tour miền Tây để thu hút nhiều khách về các tỉnh ĐBSCL, bà Tạ Thị Cẩm Vinh, Phó tổng giám đốc của công ty Bến Thành Tourist, cho biết, du khách trong và ngoài nước rất thích về vùng sông nước miền Tây vì không gian du lịch khác biệt so với các tỉnh thành miền Trung, miền Bắc. Tuy nhiên, du lịch miền Tây lại chưa đáp ứng được xu thế mới là hướng đến phát triển du lịch xanh, du lịch phát triển bền vững và bảo vệ môi trường... nên có nhiều hành động gây mất thiện cảm với du khách.
"Một số du khách sau khi trải nghiệm du lịch miền Tây về có phản hồi lại công ty rằng, xuống miền Tây nhưng thấy đòn bánh tét được gói bằng dây nilông thay cho lá chuối, dây lạt bằng tre, nứa khiến họ rất khó chịu; hoặc nhiều khu du lịch còn sử dụng ống hút nhựa tràn lan, xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các dòng kênh... gây mất mỹ quan và mất vệ sinh môi trường. Chính những điều này đang khiến du lịch miền Tây mất điểm trong lòng du khách và khiến du khách không muốn quay lại lần hai. Vì vậy, sắp tới muốn phát triển sản phẩm du lịch mới, các tỉnh thành miền Tây cần hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch xanh, du lịch bền vững và đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân địa phương", bà Tạ Thị Cẩm Vinh nói.
Về miền Tây, du khách còn được trải nghiệm cảm giác chèo thuyền đi xem cò, chim trong các rừng tràm của tỉnh An Giang, Long An, Vĩnh Long... Ảnh: Nguyễn Hoàng
Với nỗ lực đưa du lịch ĐBSCL phát triển gắn với TP Hồ Chí Minh, 13 tỉnh, thành miền Tây đã đưa vào khai thác 3 đường tour kích cầu mang đặc trưng của vùng ĐBSCL với các tên gọi: Những nẻo đường phù sa, Sắc màu vùng biển, Non nước hữu tình. Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, việc liên kết hợp tác với các tỉnh, thành miền Tây trong phát triển vùng du lịch phía Nam là xu hướng tất yếu để tạo ra đòn bẩy cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL nói chung và thành phố nói riêng. Theo đó, sau thời gian cách ly xã hội, đã có trên 50.000 lượt du khách đến với ĐBSCL, tăng 14% so với cùng kỳ.
"Sắp tới, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều đường tour mới nhưng vẫn mang đặc trưng, sự khác biệt cho từng tỉnh ĐBSCL để tạo ra sự đa dạng trong hành trình của du khách. Trong đó, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL cũng đặt mục tiêu tăng chi tiêu bình quân và kéo dài thời gian lưu trú của du khách để chào bán cho du khách nội địa, từng bước vực dậy ngành du lịch miền Tây do ảnh hưởng của dịch bệnh, đồng thời khai thác triệt để các tiềm năng du lịch sẵn có của vùng", Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông tin thêm.
ĐBSCL gồm thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Vùng ĐBSCl có bờ biển dài 700 km, hệ thống kênh rạch dài hơn 28.000 km; 3 khu dự trữ sinh quyển, 5 vườn quốc gia, 3 khu bảo tồn tự nhiên, 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ sinh cảnh và 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học. Đây là những tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý báu của vùng cũng như của cả nước để đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch, từ đó đưa du lịch vùng ĐBSCL "cất cánh" trong tương lai không xa.
Du lịch ĐBSCL phải giữ được đặc trưng văn hóa miền sông nước: Đừng để sau này miền Tây có sông nhưng không có đò Nói đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường liên tưởng đến du lịch sông nước, miệt vườn, truyền thống văn hóa, con người... Thế nhưng, vẫn còn đó trong suy nghĩ chỉ cần đi một tỉnh đã biết hết miền Tây. Điều này cũng được các địa phương trong vùng thẳng thắn nhìn nhận để làm mới sản phẩm,...