Block hàng nghìn account, hacker Việt vẫn nhơn nhơn vì sao?
Tình trạng khóa tài khoản nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạng gian lận trong game online Việt là điều không còn xa lạ, phải chăng cần có những chế tài hỗ trợ cho công việc này?
Sau sự kiện Đột Kích block hàng nghìn tài khoản gian lận vừa qua, nếu theo dõi những phản ánh từ phía game thủ chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tình trạng hack vẫn không giảm xuống mà có phần còn bùng phát trở lại.
Rõ ràng hacker sau khi mất account lại tiếp tục quay lại, đó là tình trạng chung của các game dạng casual hoặc bắn súng khác như Biệt Đội, Audition, BoomSpeed…
Hacker vẫn là vấn nạn không thể triệt phá hoàn toàn trong các game casual, FPS.
Đây có lẽ cũng là tình cảnh khó khăn chung của các NPH, họ thường dễ dàng kiểm soát nạn gian lận trong những sản phẩm MMORPG nhưng vẫn bất lực khi động tới thể loại giải trí đơn thuần. Đơn giản vì hacker trong MMORPG bị khóa một lần là “tởn”, còn các đồng nghiệp khác tại mảnh đất casual thì… không có gì để mất.
“Sau 1 tuần chống hack, block cả chục nghìn account mà có thấy gian lận giảm đi đi đâu, vẫn hack xuyên tường, tàng hình, liên thanh… suốt, cứ thế này thì vài tuần nữa là đâu lại đóng đấy. Cơ bản là hacker không sợ đòn block account này nữa rồi, chúng không mất gì cả”, game thủ nickname Hoaianh23 ca thán trên diễn đàn Đột Kích.
Sau hơn 1 tuần khóa cả chục ngàn account, gian lận vẫn lan tràn Đột Kích.
Phản ánh trên chỉ là một trong rất nhiều bức xúc tương tự đã và đang xuất hiện trước nay, đa phần gamer còn gắn bó với thể loại casual hoặc bắn súng đều phải chịu đựng tình trạng hack triền miên bất chấp các chiến dịch bàn tay sắt tới từ NPH. Điều này chỉ có thể giải thích rằng do người chơi chưa bị nhiều chế tài áp đặt khi thiết lập tài khoản.
“Tụi hacker có mất gì lúc tạo account đâu, bất quá chúng chỉ mất vài phút đồng hồ để đăng ký tài khoản mới mà thôi. Ngoài hàng net mình hay chơi có trường hợp vừa bị khóa xong liền bảo nhau vào lập lại tài khoản và thế là sau 5″ lại hack như thường”, gamer nickname Hoang1124 bức xúc.
Quá trình tạo tài khoản miễn phí nên hacker “không có gì để mất”.
Theo những ý kiến đồng tình với game thủ trên, hiện tại yêu cầu dành cho khách hàng khi tạo account mới còn quá lỏng lẻo. Thậm chí có game còn không bắt phải xác nhận lại thông tin đăng ký qua hòm thư điện tử để dễ có thêm người chơi mới, động thái này càng tạo thêm điều kiện cho các thành phần bất hảo quay trở lại sau khi bị thanh lọc.
Video đang HOT
Phải biết rằng khác với MMORPG, casual và MMOFPS thường không đề cao vấn đề đồ đạc, trang bị mặc trên người mà chủ yếu dựa vào khả năng bản thân. Nếu một người nào đó mất tài khoản trong game nhập vai sẽ cực kỳ tiếc rẻ vì phải mất nhiều công sức lẫn tiền bạc, trong khi đó họ có thể không cần chi một đồng tiền nào mà vẫn có vị thế kha khá trong game casual, bắn súng.
MMORPG có thể dễ dàng ngăn chặn hack, còn casual giải trí thì cực kỳ khó.
Vì thế thông thường nếu NPH cố tình làm ngơ thì thôi, chứ nếu mạnh tay thì chắc chắn MMORPG sẽ sạch bóng hacker trong 1, 2 tuần, còn phương án tương tự với thể loại MMO giải trí vui vẻ sẽ hoàn toàn phá sản. Điểm lại danh sách các game casual từng cập bến Việt Nam thời gian qua, hiếm có sản phẩm nào không lan tràn gian lận.
“Tại sao các NPH không bắt buộc khi đăng ký account mới phải mất một khoản tiền ảo nào đó như vcoin, bạc, zingxu…, như vậy chắc chắn người chơi sẽ có trách nhiệm hơn với mỗi tài khoản của mình”, không khó để tìm thấy những đề xuất tương tự, đặc biệt là trong Đột Kích thời gian gần đây.
Bắt phải “đốt” tiền ngay lúc đầu, hacker chắc chắn sẽ chùn tay.
Góp ý trên hoàn toàn có lý và là sự đúc kết từ chính kinh nghiệm của game thủ Việt, giả dụ nếu mất khoảng 200 vcoin (~ 20.000 VNĐ) cho một lần tạo tài khoản mới thì chắc chắn trong 10 cũng có tới 9 kẻ có tư tưởng gian lận phải chùn tay. Nếu kết hợp phương án này với việc sử dụng hệ thống nhận biết hoặc tố cáo hack (kèm bằng chứng) thì sẽ là chìa khóa giúp thế giới ảo trong sạch dần.
Đa phần game thủ đều đồng ý việc trả phí kích hoạt tài khoản.
Dĩ nhiên vẫn còn câu hỏi đặt ra là nếu thu phí tạo account cũng phải nạp tiền thì quá vô lý và tiền đó sẽ đi đâu. Nhưng nếu NPH đưa khoản tiền đó vào sẵn tài khoản sau khi tạo thành công thì coi như gamer không mất gì, điều quan trọng là họ có thể yên tâm trải nghiệm game mà không lo bực mình khi gặp hacker.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về tính khả thi của các chế tài có liên quan tới tiền bạc nhằm hạn chế tình trạng gian lận trong game online Việt Nam, đặc biệt là casual và bắn súng?
Theo PLXH
Những vụ block account kinh hoàng trong lịch sử GO Việt
Sự kiện Đột Kích bất ngờ trảm hơn 17.000 tài khoản gian lận không khỏi khiến chúng ta hồi tưởng lại nhiều sự kiện tương tự trong hơn 6 năm game online có mặt tại Việt Nam.
Ngay từ khi game online ra đời, những chiêu bài hack, bot đã xuất hiện và tồn tại song song. Tại Việt Nam cũng vậy, từ trước tới nay, có lẽ không ai có thể đếm được số lần hacker hoành hành trong thế giới trực tuyến ảo và số lần NPH trừng phạt các trường hợp gian lận.
Hãy cùng điểm lại một số vụ block account lớn nhất trong lịch sử game online nước nhà. Hẳn sẽ có không ít người cảm thấy quen thuộc vì mình cũng từng liên đới hoặc có bạn bè, người quen bị khóa tài khoản trong những lần thanh lọc mạnh tay này.
"Ngày đen tối" với 17.495 game thủ Cabal
Đây có lẽ là sự kiện nổi bật nhất vẫn thường được gamer lấy ra làm ví dụ khi nói về kỷ lục block account tại Việt Nam. Ngày 23/03/2008, Asiasoft không báo trước mà bất ngờ xuống tay trảm gần 17.500 trường hợp bị coi là gian lận, cuộc càn quét không chỉ khiến người chơi Cabal điên đảo, mà còn tạo sự chú ý cực lớn với cộng đồng.
"17.500" - con số đáng nhớ với fan của Cabal Việt Nam.
Trong 17.500 nạn nhân, có tới 90% đã sử dụng phần mềm hack time với tên gọi "choihoailuon" nhằm bước qua giới hạn 3h chơi của Thông tư 60. Sau hàng vài tháng trời ứng dụng chiêu bài trên mà không bị cảnh báo, gamer Cabal thực sự choáng trước quyết định quá mạnh tay của NPH.
Nhiều game thủ cho rằng nếu Asiasoft cảnh báo trước, họ đã không đến nỗi lún sâu vào tội lỗi như vậy. Trên thực tế việc sử dụng "choihoailuon" cũng chưa hẳn là gian lận, vì người chơi vẫn phải mất công sức luyện cấp như thường.
Vụ việc trên khiến Cabal ảm đạm suốt một thời gian dài, sau đó NPH đã mở cửa ân xá phạm nhân nhưng đã quá muộn. Tháng 03/2010, game chính thức đóng cửa.
15.000 account Audition lên thớt vì hack NVTT
Ngày 08/07/2008, sau thời gian dài Audition khốn đốn với nạn hacker (đặc biệt là chiêu bài gian lận trong nhiệm vụ truyền thuyết), VTC Game bất ngờ lên danh sách khóa gần 15.000 tài khoản tại cả hai cụm máy chủ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Cho tới hiện tại, kỷ lục 15.000 của Audition vẫn chưa bị vượt qua.
Lúc bấy giờ, thậm chí trên mạng còn lan truyền nhiều tin đồn cho rằng NPH miền Bắc không muốn nhưng phải xuống tay vì bị... sức ép từ một NPH lớn khác. Không rõ nguồn tin này phát tán từ đâu và nó dần chìm vào dĩ vãng.
Kể từ khi Audition cập bến Việt Nam đến nay, đó là kỷ niệm sâu đậm nhất đối với các vũ công thế giới ảo. Sau này, mặc dù trò chơi vẫn bị hack như thường nhưng NPH không có thêm đợt thanh lọc mạnh tay nào như vậy nữa. Có lẽ cũng vì thế, Audition vẫn sống khỏe và thống trị thị trường casual âm nhạc.
Kém văn minh, 50.000 gamer chia tay tài khoản
Ngày 31/07/2009, CLB VGB cho hay đã đạt được thỏa thuận với tất cả các NPH game lớn như VinaGame, FPT Online, Asiasoft, VTC Game... để phát động "tháng hành động vì một môi trường game trong sạch, lành mạnh 2009". Đây là chiến dịch nhằm loại bỏ các tài khoản game có hành vi thiếu văn hóa, phá hoại cộng đồng.
Sau một tháng, đã có hơn 50.000 tài khoản "thiếu lành mạnh" sa lưới.
Kết quả cuối cùng của đợt phát động trên rất mờ mịt, nhưng theo Ban tổ chức, sự kiện cùng tên... năm 2008 đã thanh lọc được hơn 50.000 tài khoản kém văn hóa. Trong đó VTC Game "góp" khoảng 40.000, VinaGame 4.000, DEC 1.200, FPT Online 800...
Hiện tại, vẫn chưa thấy tháng hành động tương tự của năm 2010, phải chăng gamer nước nhà đã "văn minh" hơn nhiều?
Đột Kích - thế lực "block" mới?
Ngày 07 và 08/06 vừa qua, với việc block tổng cộng 17.000 account gian lận, Đột Kích đã ghi tên mình vào danh sách những vụ khóa tài khoản lớn nhất lịch sử GO Việt. Trước đây cũng lác đác có một vài lần VTC Game thanh lọc hàng nghìn trường hợp nhưng không đáng kể.
Đột Kích sẽ phá vỡ mọi giới hạn block account sau vài ngày tới?
Điều đáng chú ý là con số trên chỉ mới thống kê trong 2 ngày, cứ với đà này sau 1 tuần nữa, sẽ có không dưới vài chục nghìn hacker sa lưới. Thế mới biết trước nay tình trạng "sâu mọt" hoành hành kinh khủng như thế nào trong trò chơi.
Một số vụ việc còn nghi vấn khác
Ngoài 4 ứng viên nổi bật nhất bên trên, vẫn còn khá nhiều sự kiện tương tự được nhiều gamer đồn rằng số lượng tài khoản bị khóa là rất lớn, nhưng NPH không công bố cụ thể. Đơn cử như VLTK 1 đợt rộ lên chiêu bài hack KNB (ước tính phải tới vài nghìn trường hợp).
Hack KNB từng một thời rộ lên trong VLTK.
Vụ việc hack LP trong Fifa Online 2 cũng khá lớn với ước tính từ 5.000-7.000 phạm nhân. Ngoài ra, sau khi update X-Trap cho Độc Bá Giang Hồ, Asiasoft cũng chỉ nói bóng gió rằng 98% hacker đã bị thanh lọc, như vậy ít nhất cũng có tới 3.000 - 5.000 trường hợp sa lưới.
Theo Gamek
Biệt đội: ra mắt giải đấu Master League 100% đăng ký tham gia đều có thưởng, giải thưởng giá trị qua từng vòng đấu lên đến hàng chục triệu đồng và hàng trăm nghìn point. Giải đấu Master League dành cho tất cả các tay súng của trò chơi bắn súng Biệt Đội Thần Tốc. Khi là một thành viên trong Clain đăng ký thành công, có Clain Mark, và chỉ...