Blizzard lại đau đầu với nạn phân biệt chủng tộc trong Giải đấu Hearthstone
Nạn phân biệt chủng tộc một lần nữa lại trở thành vấn đề đáng lưu tâm trong cộng đồng thể thao điện tử, nhất là trong bối cảnh những bộ môn eSports đang hướng tới phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa và tìm kiếm sự thừa nhận của cộng đồng…
Câu chuyện xảy ra tại giải đấu DreamHack Austin vừa kết thúc vào cuối tuần vừa qua, xoay quanh một game thủ người Mỹ gốc Phi mang tên Terrence Miller, anh này hiện đang thi đấu cho đội tuyển Gale ForceeSports dưới cái tên TerrenceM. Trên thực tế thì TerrenceM không phải là một cái tên nổi bật trong cộng đồng Hearthstone. Anh thường bị loại khá sớm khi tham gia các giải đấu quốc tế và không gây được nhiều ấn tượng với khán giả.
Tuy nhiên thì giải đấu DreamHack Austin lần này lại là một câu chuyện hoàn toàn khác, với chiến lược thi đấu bài bản và linh hoạt, TerrenceM đã đưa người xem đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi đánh bại hàng loạt đối thủ mạnh để lọt vào trận chung kết của giải đấu. Tại đây, anh cũng chỉ để thua sát nút trước tuyển thủ Keaton “Chakki” Gill. Sau thành tích ấn tượng này, Terrence Miller ngay lập tức trở thành tâm điểm của giới truyền thông, nhất là khi anh còn thiết lập một kỷ lục cá nhân mới khi thắng 8 trận liên tiếp trước khi bị đánh bại bởi Chakki.
Thế nhưng ít ai ngờ rằng khi Terrence trở nên nổi tiếng hơn thì cũng là lúc một vấn đề khác nảy sinh, đó chính là vấn nạn phân biệt chủng tộc, mà trớ trêu thay, nó lại đến từ chính một bộ phận không nhỏ cộng đồng game thủ Hearthstone. Mọi chuyện bắt nguồn khi cuộc phỏng vấn Terrence sau khi kết thúc trận chung kết DreamHack Austin được tường thuật trên Twitch, anh có trả lời rằng bản thân rất hài lòng với kết quả mà mình đạt được, dù đã thua cuộc trong trận đấu cuối cùng.
Ở thời điểm đó, đã xuất hiện những bình luận có nội dung chê bai và chỉ trích anh chàng game thủ này với những lý do như “hài lòng với thất bại, thật đáng hổ thẹn”, hay bài xích phong cách thi đấu có phần hơi thực dụng của Terrence. Sau đó thì sự việc dường như đã đi quá giới hạn khi một số người xem bắt đầu đưa ra những lời châm biếm về màu da và sắc tộc của game thủ này, đáng buồn là những lời châm biếm này sau đó lại nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ những người đang theo dõi sự kiện.
Video đang HOT
Carling “toastthebadger” Filewich, một tuyển thủ Hearthstone khác và cũng là bạn thân của Miller, đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ về hành động phân biệt chủng tộc này. Cô cho rằng việc phân biệt chủng tộc trên một trang Stream cộng đồng là một điều không thể chấp nhận được, và ám chỉ những kẻ đưa ra lời lẽ kỳ thị màu da này là “những anh hùng bàn phím”, và chúng chỉ dám mạnh miệng khi chắc chắn rằng nơi ở của mình đang cách xa giải đấu hàng ngàn cây số.
Ông Mike Morhaime – CEO của Blizzard thì đưa ra phát biểu:
Chúng tôi hết sức thất vọng vì những ngôn ngữ phản cảm và đầy tính thù hằn sử dụng bởi một số người xem online trong sự kiện Dreamhack Austin. Một trong những giá trị của chúng tôi là “Chơi đẹp và chơi công bằng”, vì thế chúng tôi cảm thấy không thể có chỗ cho sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quấy rối hay bất cứ hành vi phân biệt nào khác kể cả trong hay ngoài cộng đồng game thủ. Đây rõ ràng là một vấn đề mang tính xã hội lớn hơn nhiều và nó đang ảnh hưởng tới chúng ta qua nhiều cấp độ khác nhau. Chúng ta chỉ có thể hy vọng khi những sự việc thế này bị đưa ra ánh sáng, nó sẽ khuyến khích con người biết suy nghĩ và trở nên tích cực hơn. (theo Gamehub).
Ở một động thái khác, các quản trị viên của Twitch cũng đã ngay lập tức bắt tay vào dọn dẹp thứ mà họ gọi là “đống rác của việc cho phép tự do ngôn luận”. Họ cho biết việc để cho người dùng thoải mái sử dụng ngôn ngữ trong kênh bình luận đã vô tình tạo điều kiện cho những kẻ vô ý thức “tác oai tác quái”, bên cạnh đó thì một vài biểu tượng minh họa (emotions) có hình ảnh liên quan đến người da màu cũng thường xuyên bị những đối tượng phân biệt chủng tộc lạm dụng và sử dụng sai mục đích.
Để khắc phục hậu quả này, Twitch đã ngay lập tức đưa ra chính sách thắt chặt việc kiểm soát nội dung đăng tải trên trang Web, những tài khoản có ngôn từ hay phát ngôn có dính líu tới vấn đề chủng tộc và màu da sẽ ngay lập tức bị xóa vĩnh viễn, đồng thời các ký tự minh họa liên quan đến vấn đề chủng tộc và màu da cũng sẽ tạm thời bị khóa.
Về phía Terrence Miller, khá bất ngờ khi anh chàng game thủ này lại tỏ ra không mấy bận tâm đến vụ việc, anh cho biết bản thân là một người da màu sống giữa New York nên đã không còn lạ lẫm gì đối với những ngôn từ phân biệt chủng tộc nữa. Tuy nhiên thì anh cũng lên tiếng ủng hộ và tán thành động thái xử lý từ Twitch cũng như Blizzard, với mong muốn những tuyển thủ thể thao điện tử da màu khác cũng sẽ nhận được những sự đối xử công bằng hơn từ phía cộng đồng.
Theo Game4V
Vụ kiện bản quyền Dota Truyền Kỳ của Blizzard đến hồi kết
Cuối cùng vụ kiện dài hơi về việc vi phạm bản quyền hình ảnh trong tựa game Dota Truyền Kỳ giữa Blizzard và 2 công ty lớn tại Trung Quốc đã đến hồi kết.
Tháng 10 năm trước chính là thời điểm vụ kiện xâm phạm quyền tác giả trong tựa game Legend of DotA (phiên bản tiếng trung của Dota Truyền Kỳ) trở nên khó lường khi Valve và Blizzard tuyên bố sẽ iếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý đối với công ty Trung Quốc Longtu Games và Lilith Games đến cùng.
Những diễn biến sau đó đã được Game4V cung cấp tới độc giả, khi đơn kiện vi phạm bản quyền của 2 công ty Trung Quốc Lilith Games và Longtu Games của Blizzard đã bị bác bỏ. Nhưng ở Trung Quốc, DotA Legend (phiên bản gốc của Dota Truyền Kỳ) đã bị xóa khỏi cửa hàng ứng dụng trong một thời gian. Cùng thời điểm đó, Dota Truyền Kỳ ở Việt Nam cũng được đổi tên thành Đao Tháp Truyền Kỳ.
Có vẻ, cuộc chiến dài hơi này đã chính thức kết thúc khi hôm nay Blizzard Entertainment, Valve Corporation, Longtu và Lilith Games đồng loạt thông báo rằng họ đã đạt được một thỏa thuận và hướng giải quyết có lợi cho các bên tranh chấp DotA Legend - Tựa game được phát triển bởi Lilith, phân phối bởi Longtu hay được biết đến ở Việt Nam với tên gọi Dota Truyền Kỳ.
Văn bản chính thức về thỏa thuận giữa các bên trong vụ kiện bản quyền hình ảnh Dota Truyền Kỳ.
Cụ thể, ngoài các điều khoản liên quan đến bản quyền, Longtu và Lilith đồng ý thay đổi tên và sửa đổi một số các hình ảnh nhân vật trong Dota Truyền Kỳ. Sau những thay đổi đó, trò chơi sẽ được phát hành dưới cái tên mới, Ê56; "Người lính huyền thoại". Tuy nhiên, không có một thông báo về số tiền mà các bên phải chịu sau thỏa thuận này.
Sau vụ việc này, Longtu và Lilith bắt đầu quan tâm hơn đến bản quyền hình ảnh khi nhanh chóng đạt được thỏa thuận cấp phép chính thức cho các nhân vật trong Assassin's Creed và Ultraman xuất hiện trong phiên bản tới của Dota Truyền Kỳ.
Vụ kiện kết thúc khiến chúng ta hiểu rằng, những nhà phát triển đã nỗ lực sáng tạo, góp phần tạo nên những trải nghiệm mới mẻ như Valve và Blizzard cần được bảo vệ và được tôn trọng.
Theo Game4V
Siêu phẩm Overwatch chính thức ấn định ngày ra mắt trên toàn thế giới Như vậy là sau một giai đoạn thử nghiệm khá dài hơi, siêu phẩm bắn súng kết hợp MOBA của ông lớn Blizzard sẽ chính thức được phát hành trên toàn cầu... Theo thông báo chính thức từ Blizzard, Overwatch sẽ chính thức được phát hành tại tất cả các cụm máy chủ trên thế giới vào ngày 9/5 tới đây. Hiện tại,...