Blizzard kiện công ty Trung Quốc vì đạo nhái trắng trợn WarCraft
Vay mượn trái phép từ tạo hình nhân vật cho đến hiệu ứng âm thanh từ Warcraft, một tựa game di động của Trung Quốc đã bị Blizzard khởi kiện đòi bồi thường lên tới 150.000 đô la Mỹ.
Vào ngày 16/8 vừa qua, Blizzard Entertainment vừa đệ đơn kiện lên một tòa án tại bang California, cáo buộc tựa game có tên Glorious Saga đã “ sao chép gần như toàn bộ từ trò chơi Warcraft và các sản phẩm liên quan”. Đây là một tựa game di động miễn phí thuộc thể loại chiến thuật do Sina Games (Trung Quốc) phát hành trên toàn cầu, với mức doanh thu hàng tháng được đánh giá là cực lớn.
Trong đơn kiện được gửi lên tòa án, cha đẻ của World of WarCraft đã đề nghị tòa ra lệnh ngăn chặn hành vi “xâm phạm và gây thiệt hại nghiêm trọng và không thể khắc phục được đối với Blizzard và công việc kinh doanh của hãng”, theo Polygon.
Bên cạnh đó, Blizzard đề nghị mức bồi thường 150.000 USD cho mỗi trường hợp vi phạm, cũng như bên bị cáo phải chịu các phí tổn cho luật sư và các chi phí phát sinh trong quá trình kiện cáo.
Theo cáo buộc của Blizzard, phần lớn những tựa game Sina Games do phát triển đều có yếu tố vay mượn dựa trên những thương hiệu hiệu nổi tiếng như Yu-Gi-Oh!, Naruto và đặc biệt là WarCraft. Hãng này cũng nhấn mạnh, tựa game Glorious Saga của Sina Games chỉ là là một trong nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm sở hữu bản quyền của Blizzard. Các studio phát triển game tại Đại Lục thường cố gắng sao chép thiết kế hình ảnh nhân vật trong các tựa game của Blizzard như Warcraft hay World of WarCraft, vốn có mức độ nổi tiếng toàn cầu và được không ít game thủ Trung Quốc yêu thích.
Video đang HOT
Tạo hình nhân vật trong Glorious Saga và nhân vật Illidan Stormrage trong World of Warcraft
Trong trường hợp của Glorious Saga, tựa game này đã sử dụng trái phép tên các nhân vật trong Warcraft như Jaina Proudmoore, Gul’dan, và Malfurion. Không chỉ vậy, tạo hình các nhân vật trong Warcraft Illidan Stormrage, Grommash Hellscream, Malfurion, and Gul’dan cũng bị sử dụng trái phép.
“Mọi tạo hình quái vật, động vật, thú cưỡi trong trò chơi vi phạm đều được sao chép từ Warcraft”, Blizzard chỉ đích danh trong đơn kiện. “Vũ khí, bùa hộ mệnh và các vật phẩm khác được vay mượn trắng trợn từ Warcraft. Tương tự, các hiệu ứng âm thanh và nhạc nền của Warcraft cũng bị sao chép nguyên xi”. Luật sư của Blizzard cũng cáo buộc biểu tượng (icon) của Glorious Saga thậm chí có dấu hiệu đạo nhái thiết kế ảnh bìa bản mở rộng Battle of Azeroth của game World of Warcraft. Theo Blizzard, hành vi sao chép của Sina Games là “cố ý và có chủ đích”.
Đây không phải là lần đầu tiên Blizzard tiến hành kiện một công ty khác do vi phạm bản quyền trí tuệ của mình.Hãng có một lịch sử “dài dằng dặc” các vụ kiện liên quan đến vấn đề bản quyền, như trường hợp tranh chấp với Valve (DOTA 2) hay vụ kiện một tựa game nhái Overwatch vào năm 2017.
Trên thực tế, với việc sở hữu nhiều thương hiệu game nổi tiếng như Overwatch, Warcraft, không ngạc nhiên khi Blizzard luôn được coi là đối tượng ưa thích (?!) để các nhà sản xuất game tại Trung Quốc…đạo nhái. Phần lớn các dòng game nổi tiếng của Blizzard như Warcraft, Overwatch luôn xuất hiện các phiên bản sao chép tại đất nước tỷ dân, với hình ảnh, thiết kế nhân vật cho đến lối chơi đều được “mượn tạm” một cách trắng trợn.
Về phần Sina Games – đây là một công ty con phụ trách riêng mảng phát triển và phát hành game, trực thuộc tập đoàn công nghệ và phần mềm Sina Corp. Tại Trung Quốc, Sina Corp là một trong những tập đoàn công nghệ có “máu mặt” khi sở hữu mạng xã hội Sina.
Theo GameK
Blizzard dường như đã bỏ rơi StarCraft
Trong một báo cáo tài chính gần đây của Activision Blizzard, có vẻ như loạt trò chơi StarCraft đã bị hoãn vô thời hạn.
Trong một báo cáo tài chính gần đây của Activision Blizzard, có vẻ như loạt trò chơi StarCraft đã bị hoãn vô thời hạn. Mặc dù StarCraft đã thu hút được lượng lớn người chơi cho riêng mình trên toàn thế giới, nhưng có vẻ như nó không được chăm chút như các IP nổi tiếng khác của Blizzard như Diablo, Overwatch và World of Warcraft, khi StarCraft II: Wings of Liberty là RTS cuối cùng được phát hành bởi Blizzard vào năm 2010.
Trở lại vào tháng 6, một game bắn súng góc nhìn thứ nhất của StarCraftđã được tiết lộ rằng đã phát triển tại Blizzard được một thời gian, nhưng cuối cùng lại bị hủy bỏ. Đó đáng lẽ ra sẽ là bước đột phá đầu tiên của loạt phim vào một thể loại khác. Theo văn bản này, không có nhiều thông tin về tựa game StarCraft bị hủy bỏ ngoài việc nó bị hủy là do nhóm chuyển hướng phát triển tập trung nhiều hơn vào Diablo 4 và Overwatch 2, cũng có thể là do Blizzard không muốn có 2 tựa game bắn súng cạnh tranh với nhau. Phần lớn các nhà phát triển sẽ giữ từng IP của mình dành riêng cho một thể loại, ngoại lệ duy nhất là loạt Warcraft.
Báo cáo tài chính của Activision đề cập đến sự thành công của các tựa game như Overwatch, World of Warcraft, Hearthstone và Diablo. Các nhóm phát triển tại Blizzard sẽ được mở rộng để tập trung vào việc cung cấp một lượng nội dung lành mạnh với tốc độ nhanh hơn cho các tựa game này. Không có đề cập nào đến tựa game StarCraft có thể được nhìn thấy trong báo cáo.
Activision không còn xa lạ với những vụ mua lại gây tranh cãi. Vào đầu năm, nhà phát triển game bắn súng góc nhìn thứ nhất nổi tiếng Bungie đã tách khỏi Activision và mang theo IP nổi tiếng Destiny cùng với họ. Activision đã có một thỏa thuận được đưa ra với Bungie để cung cấp một trò chơi mới cứ sau hai năm với các bản DLC để tiếp tục theo sau nhiều năm nữa. Rõ ràng, thỏa thuận này đã không được thực hiện và được chứng minh là sự cản trở cho sự phát triển của IP Destiny. Kể từ khi Blizzard được mua lại bởi Activision, công ty từng được biết đến với việc cung cấp một số tựa game hay nhất của trò chơi đã bị ảnh hưởng bởi sự sa thải hàng loạt, sự thay đổi trong các cấp điều hành và những trò chơi bị hủy bỏ.
Có vẻ như không quá ngạc nhiên khi nhiều người hâm mộ tin rằng Blizzard đã lạc lối. Sau khi được Activision mua lại, nhà phát triển này đã được biết đến nhiều hơn với những câu chuyện gây tranh cãi trái ngược với việc trở thành một thế lực trong làng game toàn cầu. Mặc dù loạt StarCraft có thể bị trì hoãn trong thời gian này, người hâm mộ của series này đã quá quen với việc chờ đợi trong thời gian dài. Khoảng cách cho sự ra mắt giữa StarCraft và StarCraft II: Wings of Liberty là khoảng 12 năm. Thời gian sẽ trả lời về những gì tiếp theo sẽ đến với series này, nhưng trong thời gian đó, Blizzard có rất nhiều nội dung thú vị sắp được phát hành mà người hâm mộ vẫn có thể mong đợi.
Theo GameK
Lần đầu tiên trong lịch sử, Blizzard đã chịu "nhả" series Warcraft cho một nhà phát hành bên ngoài Theo thông báo mới nhất được đưa ra từ Blizzard Entertainment, hai tựa game kinh điển của hãng là Warcraft: Orcs & Humans và Warcraft 2 Battle.net Edition sẽ được phát hành thông qua cổng GOG bắt đầu từ tháng 4/2019. Theo thông báo mới nhất được đưa ra từ Blizzard Entertainment, hai tựa game kinh điển của hãng là Warcraft: Orcs &...