BlackBerry chặn lỗi bảo mật trên smartphone Android
Lỗ hổng bảo mật QuadRooter trên thiết bị Android dùng chip Qualcomm được đánh giá nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến gần 1 tỷ smartphone trên thế giới.
BlackBerry là nhà sản xuất smartphone đầu tiên lên tiếng cho biết họ đã khắc phục hoàn toàn lỗ hổng bảo mật QuadRooter trên smartphone của hãng, Priv và DTEK50. Bản cập nhật phần mềm sẽ được họ phát hành cho người dùng thông qua cập nhật OTA trong một vài ngày tới.
Trước đó theo phát hiện của CheckPoint Research, hơn 900 triệu smartphone Android sử dụng vi xử lý Snapdragon của Qualcomm có nguy cơ bị kẻ xấu xâm nhập trái phép. Lỗ hổng bảo mật QuadRooter khiến cho phần mềm độc hại âm thầm chiếm nhiều quyền sử dụng nhưng không hề bị hệ điều hành Android phát hiện ra. Thậm chí, từ đó hacker có thể chiếm quyền sử dụng cao nhất, Root được máy, truy cập camera, microphone và đọc toàn bộ dữ liệu có trên máy.
QuadRooter được CheckPoint Research thông báo cho Google và Qualcomm từ tháng 3. Tuy nhiên, hãng sản xuất vi xử lý cho biết họ chưa thể khắc phục triệt để vì chậm trễ, khi số lượng đối tác và thiết bị có thể bị ảnh hưởng quá lớn. Tới tháng 8, các bản cập nhật của Google cũng mới chỉ sửa 3 trong tổng số 4 lỗ hổng bảo mật và dự kiến tới tháng 9 mới hoàn tất.
Trong khi đó, mới chỉ có BlackBerry cho biết họ đã khắc phục được trước toàn bộ lỗi bảo mật QuadRooter. Ứng dụng miễn phí có tên QuadRooter Scanner trên Play Store có thể kiểm tra xem thiết bị Android đã được nhà sản xuất khắc phục lỗi bảo mật trên hay chưa. Trong trường hợp chưa, cách đảm bảo an toàn với người dùng là không cài phần mềm từ bên ngoài kho ứng dụng Play Store của Google.
Video đang HOT
Tuấn Anh
Theo VNE
BlackBerry và ván bài Android giá rẻ từ Trung Quốc
Với mẫu DTEK50, BlackBerry chính thức đặt chân vào cuộc chơi smartphone Android giá rẻ, tầm trung và sản phẩm này được gia công tại Trung Quốc.
Trong nỗ lực đa dạng hóa lựa chọn cho khách hàng, BlackBerry đã trình làng DTEK50, di động thuần cảm ứng chạy Android đầu tiên của hãng. Nhà sản xuất cho biết, thiết bị của họ bảo mật hơn các sản phẩm khác cùng chung nền tảng của Google, giá bán đánh vào phân khúc tầm trung.
BlackBerry DTEK50.
Theo phân tích trên BBC, đây được coi là "bước đi đúng đắn" của BlackBerry, nhưng công ty sẽ phải đương đầu với cuộc chiến đầy khó khăn trong tương lai. "Thách thức thực sự là liệu BlackBerry có thuyết phục được người dùng chọn một sản phẩm tầm trung", nhà phân tích Nick McQuire của CCS Insight đặt câu hỏi.
"Chất Dâu đen" biến mất trên DTEK50 khi đây là một thiết bị thuần cảm ứng, vắng bóng bàn phím vật lý thường gắn liền với BlackBerry. Ngay cả khi quên đi các phím cứng, thiết kế của model này cũng không nổi bật bởi công ty tìm cách giảm chi phí sản xuất.
DTEK50 chia sẻ ngoại hình với Idol 4, smartphone được sản xuất bởi Alcatel. Thiết bị hiện thực hóa lời hứa của CEO BlackBerry John Chen rằng sẽ tung ra các di động với giá bán thấp hơn. Và để làm được điều này, BlackBerry từ một công ty chủ động về phần cứng đã bắt tay với đối tác Trung Quốc để hạ giá thành.
Phần mềm là điểm sáng duy nhất trên DTEK50. Máy được cài ứng dụng DTEK để quản lý toàn bộ các hoạt động của phần mềm trên Android, có thể thống kê quyền truy cập chi tiết của từng phần mềm vào từng phần cứng. Ngoài ra, "chất" còn lại có BlackBerry Hub, BBM...
Khảo sát trên trang CrackBerry, có 24% người nói sẽ đặt trước DTEK50, 48% chọn không và 28% chưa quyết định bây giờ. "Tín đồ" BlackBerry cho rằng đây chỉ là một sản phẩm Trung Quốc gắn mác BlackBerry và mức giá cũng không thực sự cạnh tranh so với cấu hình.
"Tín đồ" BlackBerry không hào hứng với DTEK50.
BlackBerry từng là cái tên nổi bật trong làng điện thoại thông minh, nhưng hãng đã chậm đổi mới trong thời đại màn hình cảm ứng cỡ lớn và tích hợp giải trí đa phương tiện. Thương hiệu "Dâu đen" dần mờ nhạt trước iPhone và binh đoàn Android.
Bước chuyển mình của công ty Canada là tung ra hệ điều hành BlackBerry 10, thiết kế dành cho màn hình cảm ứng và cân bằng giữa công việc với giải trí. Song lúc này, thị trường đã được định vị với thị phần hầu hết thuộc về Apple và Google. Thừa nhận thất bại, BlackBerry tuyên bố khai tử nền tảng này.
BlackBerry ra smartphone Android đầu tiên của mình trong năm 2015. Tuy nhiên, Priv, thiết bị có màn hình lớn với bàn phím trượt, lại có giá bán cao (khoảng 18,5 triệu đồng tại Việt Nam) khiến nhiều khách hàng lắc đầu.
Người đứng đầu BlackBerry thừa nhận: "Ra điện thoại cao cấp không phải kế hoạch khôn ngoan của chúng tôi". Ông John Chen cũng xác định sẽ không tiếp tục sản xuất phần cứng, nếu nó không đem lại các khoản doanh thu bền vững.
"Thách thức lớn nhất đối với BlackBerry lúc này là làm sao cho khách hàng nghĩ rằng họ không phải một công ty sắp chết", nhà phân tích McQuire nói.
Đình Nam
Theo VNE
BlackBerry không từ bỏ nền tảng BlackBerry 10 Giám đốc điều hành (COO) BlackBerry, Marty Beard, khẳng định như vậy, dù trước đó người đứng đầu John Chen thừa nhận thất bại và không thể tiếp tục phát triển nền tảng này. Trong tháng 4/2016, ông Chen tuyên bố sẽ không sản xuất một chiếc BlackBerry chạy BlackBerry 10 nào nữa nhằm tập trung cho các mẫu smartphone chạy Android. Hãng...