‘Black Myth: Wukong’ sẽ sớm lên phim
Tựa game đình đám Black Myth: Wukong sẽ sớm lên phim khi các nhà đầu tư phim ảnh bày tỏ hứng thú đặc biệt đối với dự án này.
Phải tự tin và có bản lĩnh kể tốt truyện cổ tích Trung Quốc
Trước đó, nhà sản xuất Black Myth: Wukong – Phùng Ký khi chia sẻ về lý do chọn “Tây du ký” làm chủ đề cốt lõi cho trò chơi của mình đã nhắc đến, đây không chỉ là một lần tôn vinh các tác phẩm kinh điển, cũng là một lần đào sâu khám phá văn hóa truyền thống và đề tài giả tưởng với cách diễn đạt hiện đại: “Con người phải gắn sự nghiệp của mình với sự trỗi dậy của dân tộc”. Trong câu nói này của Phùng Ký ẩn chứa niềm tin với văn hóa sau những suy ngẫm sâu sắc về “sự thay đổi lớn chưa từng có trong hàng trăm năm qua”.
Black Myth: Wukong đã tạo “độ hot” thế nào, mọi người đều tận mắt chứng kiến, gần như chạm vào là cháy. Không chỉ trong nước, mà nước ngoài cũng vậy, đã có một làn sóng xuất khẩu văn hóa ổn định, chuẩn xác, mạnh mẽ, kéo theo “làn sóng Tây du” nóng hổi ở nước ngoài.
Black Myth: Wukong – tựa game gây mưa gió khắp thế giới suốt thời gian qua
Để các game thủ nước ngoài có thể nhập vai khi chơi Black Myth: Wukong, truyền thông nước ngoài còn chu đáo đính kèm bảng chú thích hoạt hình từng chương. Chỉ chơi game thôi chưa đủ, còn bổ sung kiến thức “Tây du ký” qua phim ảnh, thậm chí có truyền thông còn nhiệt tình biên soạn ra “Hướng dẫn xem phim”, Tây du ký: Đại Thánh trở về và Na Tra: Ma đồng giáng thế đều có tên trong danh sách này.
Một game thủ chia sẻ trên webo: “Khi chơi game, trong đầu từng nảy ra suy nghĩ “không dám tưởng tượng nếu được quay thành phim điện ảnh, nó sẽ hay thế nào!?”. Thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ vu vơ mà thôi…”. Dù biết rõ cuối cùng các IP đình đám thường không thể “thoát khỏi” số phận được dàn dựng thành phim, như Black Myth: Wukong nổi tiếng đến cấp độ hiện tượng, sớm muộn gì cũng đến ngày đó.
Tuy nhiên, nhiều bài học xương máu trong quá khứ đã cho chúng ta thấy, việc chuyển thể thành phim… đánh giá từ kết quả cuối cùng, nó dễ dàng khiến người ta nhận ra sự chênh lệch của thế giới.
Video đang HOT
Phản ứng trái chiều về dự án phim Wukong
Vừa qua, trên diễn đàn Tân Lãng Triều của Tuần lễ điện ảnh Hải Lãng, CEO Vương Trung Lỗi của Công ty điện ảnh Hoa Nghị Huynh Đệ đã nhắc đến việc dàn dựng Black Myth: Wukong thành phim ngắn và phim điện ảnh.
Trong cuộc phỏng vấn, Vương Trung Lỗi tiết lộ từ sau khi Black Myth: Wukong được đưa ra thị trường thì ông đã thảo luận với đội ngũ của mình về việc đưa Wukong lên màn ảnh, khi đó họ đã xem xét các hình thức phim ngắn, phim điện ảnh, phim truyền hình… Nhưng ông cũng nói thẳng, làm phim điện ảnh không đơn giản như khán giả nghĩ, nhìn ra thế giới đã có không ít game nổi tiếng được dàn dựng thành phim, song có rất ít tấm gương thành công.
Tựa game nhận được hứng thú của các nhà đầu tư phim ảnh
Có người chơi cảm thấy cách diễn giải các tác phẩm kinh điển theo khoa học của trò chơi chưa đủ cao minh, thậm chí một số tình tiết vì cách thức xử lý chưa phù hợp, dẫn đến tinh thần cốt lõi của “Tây du ký” được thể hiện khác một trời một vực với nguyên tác. Thay vì được chuyển thể từ “Tây du ký”, chi bằng nói là dựa vào bài báo online “Ngộ Không truyện” thì chính xác hơn. Vì suy cho cùng cốt lõi của một tác phẩm chuyển thể, chắc chắn bao gồm các yếu tố: cách kể chuyện, sự đồng cảm, cách xây dựng nhân vật… riêng cốt truyện có thể nói là linh hồn của tác phẩm.
Cách nhìn của dân mạng đối với việc chuyển thể Black Myth: Wukong thành phim, hầu hết đều không tán thành, thỉnh thoảng mới nhìn thấy ý kiến: “Mong đợi, nhất định sẽ ủng hộ”, phần lớn đều bày tỏ thái độ lo lắng: “Xong rồi… tư bản lại hướng bàn tay đen vào kinh điển rồi”.
Có dân mạng cho rằng, không gian giải trí mà trò chơi mang đến đã vượt xa phim ảnh. Nói cách khác là: Tôi biết anh muốn chuyển thể, nhưng trước mắt hãy khoan! Có lòng muốn chuyển thể là điều tốt, nhưng thực sự là không cần thiết.
Black Myth: Wukong chỉ mới là một khởi đầu
Tuy rằng thông tin chuyển thể khiến nhiều game thủ một phen lo lắng, nhưng cũng không phải là không có tin vui. Ngay từ năm 2020, Phùng Ký khi trả lời phỏng vấn của IGN đã từng nói, tương lai mà ông và đội ngũ của ông lên kế hoạch rất hoành tráng, “Black Myth” đại diện cho một vũ trụ thần thoại, vì thế Black Myth: Wukong chỉ là một khởi đầu.
Thế giới CG (Computer Graphic) từng đề cập trong một bài viết gần đây, công ty Game Science đã đăng ký hàng loạt nhãn hiệu liên quan đến “Black Myth”. Còn có dân mạng đào ra các dòng tweet từ mấy tháng trước của người thạo tin @ignusthewise. Tweet viết, sau Black Myth: Wukong, dự án khai thác tiếp theo rất có thể là Black Myth: Jiang Zi Ya (Khương Tử Nha) và Black Myth: Zhong Kui (Chung Quỳ). Và nếu Game Science chuyển hai IP này thành game, vậy thì họ chính là những người tiên phong.
Về mặt nội dung, “Black Myth” không chỉ đơn giản tái hiện lại câu chuyện “Tây du ký”, mà còn tiến hành đào sâu mở rộng. Cốt truyện kể Tôn Ngộ Không sau khi thỉnh kinh về, vì để hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc của câu thần chú Kim Cô mà qua đời, ngũ căn trong lục căn của Tôn Ngộ Không bị Dương Tiễn phân phát cho các yêu quái trên hành trình Tây du, căn thứ 6 thì đầu thai thành “người định mệnh”. Để khám phá sự thật của truyền thuyết trong quá khứ, tìm lại ký ức của Tôn Ngộ Không, “người định mệnh” do người chơi nhập vai phải dấn thân vào hành trình Tây du đầy gian nan nguy hiểm.
Do mỗi người có cách lý giải về hành trình Tây du khác nhau, người chơi sau khi qua ải sẽ mở khóa nhiều kết cục khác nhau. Có “người định mệnh” đeo vòng Kim Cô đi qua luân hồi, cũng có người từ đây nắm quyền kiểm soát vận mệnh của chính mình… Lúc nhỏ xem “Tây du ký” như một câu chuyện thần thoại, lớn lên trải nghiệm hành trình Tây du trong game mới lĩnh ngộ ra nhiều chân lý, chẳng hạn như niềm tin và nhận thức, cá nhân và tập thể, tình cảm và trách nhiệm, trưởng thành và trói buộc… Suy cho cùng, mỗi người đều là người thỉnh kinh trong cuộc đời mình.
Black Myth: Wukong giải đáp xuất sắc đề bài kế thừa và đổi mới, vừa giữ gìn tinh túy của truyền thống, lại không bị IP “kiềm kẹp”, nhà sản xuất đã dùng góc nhìn hiện đại để khám phá mối quan hệ giữa người và người cùng với các nhân vật trong tác phẩm.
Trong thời đại kỹ thuật số, phương thức kể chuyện và nhóm khán giả của văn hóa truyền thống đang có những thay đổi sâu sắc, làm thế nào để nguồn tài nguyên văn hóa trở thành sản phẩm văn hóa, là vấn đề cấp bách mà đơn vị sản xuất văn hóa các nơi cần suy ngẫm. Từ lần “Ngộ Không lắc mình biến hóa” này, chúng ta đã học được gì?
Yếu tố khiến một trò chơi điện tử Trung Quốc gây sốt toàn cầu
Một trò chơi điện tử mới của Trung Quốc đã tạo nên tiếng vang trên toàn thế giới sau khi bán được hơn 10 triệu bản trong vòng ba ngày.
Nhiều người xếp hàng trước gian trưng bày của Black Myth: Wukong tại hội chợ thương mại trò chơi điện tử ở Đức vào tháng 8/2023. Ảnh: Getty Images
Black Myth: Wukong, do công ty Game Science (GS) sản xuất, tính đến nay đã tạo ra doanh thu ước tính 800-900 triệu USD đồng thời giúp quảng bá văn hóa Trung Quốc đến với khán giả toàn cầu.
Black Myth: Wukong là trò chơi điện tử AAA đầu tiên của Trung Quốc, được phát triển với chi phí khoảng 70 triệu USD trong sáu năm. AAA là những trò chơi điện tử được tạo ra với ngân sách lớn, từ doanh nghiệp hàng đầu.
Theo tạp chí trực tuyến Game World Observer, doanh số của Black Myth: Wukong ngang bằng với các trò chơi "bom tấn" khác trong những năm gần đây như The Legend of Zelda: Tears of the Kingdom, phát hành vào tháng 5/2023, và Pokemon Scarlet & Violet, phát hành vào tháng 11/2022, đều bán được 10 triệu bản trong ba ngày.
Black Myth: Wukong là trò chơi hành động lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Trung Quốc kinh điển thế kỷ 16 Tây Du Ký. Trò chơi dựa trên nhân vật Tôn Ngộ Không, khi "Vua Khỉ" thực hiện một cuộc hành trình tìm lại các di vật đã mất. Người chơi sẽ vào vai "The Destined One", một chú khỉ có khả năng biến hình siêu nhiên và khả năng chiến đấu. Với đồ họa chân thực cao cấp, hình ảnh tuyệt đẹp và lối chơi hấp dẫn, trò chơi đã nhận được cảm tình lớn từ cộng đồng game thủ.
Black Myth: Wukong lần được giới thiệu vào năm 2020 với trailer dài 13 phút, thu hút 2 triệu lượt xem trên YouTube và 10 triệu lượt xem trên trang Bilibili của Trung Quốc. Với bốn năm chờ đợi cho bản phát hành cuối cùng, kỳ vọng rất cao. Ngoài ra, đây là bản phát hành AAA đầu tiên của ngành công nghiệp trò chơi điện tử Trung Quốc.
Một trong những thách thức lớn của Black Myth: Wukong là thu hút được cả khán giả nói tiếng Trung và tiếng Anh.
Cây bút Yap Hui Bin của trang tin Techgoondu (Singapore) ghi nhận nỗ lực của các nhà thiết kế Black Myth: Wukong. Cây bút này cho rằng họ đã đặc biệt quan tâm đến việc tiếp cận đối tượng người dùng nói tiếng Anh.
Yap Hui Bin phân tích: "Bản dịch tiếng Anh của trò chơi, cả bằng văn bản và lời nói, đều đạt chuẩn tuyệt vời. Ấn tượng nhất là có những nỗ lực tỉ mỉ trong việc gieo vần và điệp âm của các bài thơ, truyền thuyết và thần thoại, đây là một cách tuyệt vời để giới thiệu văn hóa Trung Quốc đến đối tượng người dùng nói tiếng Anh".
Theo ước tính năm 2023, ngành công nghiệp trò chơi điện tử của Trung Quốc có giá trị khoảng 40 tỷ USD.
Hé lộ nội dung phần tiếp theo của Black Myth: Wukong: Siêu hấp dẫn, rất đáng mong chờ! Dự kiến, sắp tới game thủ sẽ sớm được trải nghiệm 2 bản mở rộng (DLC) của siêu phẩm Black Myth: Wukong. Riêng phần 2 của tựa game này thì có lẽ cần thêm nhiều thời gian. Theo các thông tin rò rỉ mới nhất, Game Science - nhà phát triển của siêu phẩm nhập vai hành động Black Myth: Wukong, đang trong...