Bkav Pro có bản mới, không giống phần mềm bạn từng biết
Sau khi phân tích trong môi trường cách ly giả lập, phần mềm có thể phát hiện đâu là mã độc mà không cần cập nhật mẫu nhận diện.
Tập đoàn Bkav vừa chính thức ra mắt phần mềm diệt virus Bkav 2020. Theo Bkav, điểm đặc biệt của phiên bản này là được tích hợp AI để phát hiện mã độc không cần cập nhật mẫu nhận diện.
Giao diện phần mềm Bkav Pro 2020.
Theo nghiên cứu của Bkav, số lượng mã độc được hacker tạo ra và phát tán trên Internet mỗi ngày đã lên đến con số hàng triệu. Các kỹ thuật phát hiện và ngăn chặn mã độc bằng mẫu nhận diện đã không còn hiệu quả, không kịp thời.
Do vậy, Bkav đưa ra phương án để phần mềm có thể phân tích, phát hiện mã độc ngay cả khi chúng vừa mới xuất hiện, chưa cập nhật mẫu nhận diện.
Video đang HOT
“Các file nghi ngờ sẽ được tự động phân tích trong môi trường cách ly giả lập, nhờ vậy Bkav có thể ghi nhận các hành vi tiềm ẩn của file cho dù chúng chưa được thực thi.
Công nghệ AI Scanner sẽ nhanh chóng chấm điểm toàn bộ hành vi đã được ghi nhận, từ đó chỉ ra đâu là mã độc”, ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav cho biết.
Việc phân tích trong môi trường cách ly giả lập giúp Bkav Pro 2020 phát hiện mã độc sớm.
Bên cạnh đó, phiên bản Bkav 2020 còn được trang bị tính năng chống dò mật khẩu BFP (Brute Force Prevention), giúp ngăn chặn các cuộc tấn công chiếm quyền điều khiển từ xa thông qua khai thác mật khẩu yếu. Đồng thời, Bkav cũng cải tiến về hiệu năng, sử dụng thuật toán nén để tối ưu về bộ nhớ, tăng tốc độ quét virus so với phiên bản 2019.
Nhà sản xuất cho biết, Bkav 2020 vẫn giữ nguyên mức giá cho 1 bản quyền sử dụng. Các khách hàng đã có bản quyền sẽ được nâng cấp tự động lên phiên bản mới mà không mất phí, bắt đầu từ ngày 25/06/2020.
Năm 2019, Việt Nam thiệt hại hơn 20 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính
Theo báo cáo tổng kết cuối năm của BKAV, công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực an ninh mạng - phần mềm, trong năm 2019, Việt Nam có 85,2 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc, gây thiệt hại lên đến 20.892 tỷ đồng.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc virus máy tính lây lan tại Việt Nam là thói quen tải phần mềm trên mạng. Theo báo cáo từ BKAV, cứ 10 máy tính tải các phần mềm từ Internet về cài đặt thì có 8 máy nhiễm virus.
Ngoài ra, email cũng là những con đường lây lan khi số trường hợp nhiễm virus qua thư điện tử tăng 4% so với năm trước, trong khi tỷ lệ lây nhiễm qua đường USB đã giảm 22% trong năm 2019, xuống mức 55%.
Báo cáo tổng kết cuối năm của BKAV cho thấy, trong năm 2019, Việt Nam có 85,2 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc, gây thiệt hại lên đến 20.892 tỷ đồng.
Hiện vẫn còn 41,04% máy tính chứa lỗ hổng SMB, từng bị virus Wanna Cry khai thác. Ransomware cũng khiến 1,8 triệu lượt máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019, tăng 12% so với năm 2018. Trong số này có rất nhiều máy chủ chứa dữ liệu của các cơ quan, doanh nghiệp, gây đình trệ hoạt động của các đơn vị này trong nhiều ngày.
Các chuyên gia BKAV cho biết, đã có một chiến dịch quy mô lớn của hacker nước ngoài tấn công vào các máy chủ có mật khẩu yếu tại Việt Nam trong năm 2019.
Năm 2019, có đến hàng trăm nghìn máy tính tại Việt Nam đối mặt với các cuộc tấn công có chủ đích (APT).
Không những lây nhiễm mã độc, hacker còn dò tìm các server có mật khẩu yếu, từ đó, thực hiện truy cập trái phép từ xa nhằm cài mã độc mã hóa dữ liệu. Kiểu tấn công này khiến phần mềm diệt virus sẽ bị vô hiệu hóa do hacker đã chiếm được toàn quyền điều khiển máy chủ.
Các chuyên gia BKAV dự báo, năm 2020 mã độc tấn công APT sẽ tinh vi hơn, Fileless sẽ là xu hướng chính, cùng với đó là các mã độc giả mạo các phần mềm, chương trình chuẩn thông qua kỹ thuật DLL Side-Loading để qua mặt phần mềm diệt virus. Tấn công mã hóa tống tiền sẽ còn tiếp tục gia tăng do nguồn lợi trực tiếp nó mang lại cho hacker ngày càng lớn.
Để tăng cường khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công mạng, BKAV khuyên người dùng nên thực hiện các biện pháp như: chỉ tải phần mềm có nguồn gốc rõ ràng; quét virus cho USB trước khi sử dụng; chỉ mở các tệp nhận được từ Internet trong môi trường cách ly an toàn; và thường xuyên cập nhật bản vá lỗ hổng, đặt mật khẩu mạnh cho máy tính.
Theo SaoStar
Người Việt mất 20 nghìn tỷ đồng vì virus máy tính Trong năm 2019, Việt Nam có 85,2 triệu lượt máy tính nhiễm mã độc, gây thiệt hại 20.892 tỷ đồng. Theo báo cáo tổng kết an ninh mạng của Bkav, tình hình an toàn thông tin tại Việt Nam trong năm 2019 có nhiều biến chuyển tích cực, tuy nhiên, số trường hợp nhiễm mã độc, bị virus tấn công vẫn còn nhiều,...