Bitdefender Safepay trình duyệt an toàn tuyệt đối
Không ai biết bạn làm gì trên mạng kể cả khi máy bị cài keylog… nên Bitdefender Safepay có mặt.
Firefox và Chrome là 2 ông lớn của ngành công nghiệp trình duyệt hiện nay. Internet Explorer của Microsoft mặc dù vẫn tung ra phiên bản mới để giữ chân người sử dụng nhưng có lẽ số phận của IE vẫn lận đận phía sau khi so sánh về tốc độ, các tiện ích đi kèm so với 2 trình duyệt trên.
Mặc dù, mục đích sử dụng trình duyệt là để duyệt web, nhưng công nghệ ngày càng phát triển người dùng đòi hỏi trình duyệt mình sử dụng phải tích hợp nhiều chức năng đi kèm, như cách Firefox và Chrome tích hợp tính năng lướt web ẩn danh trong sản phẩm của mình.
Bitdefender là một trong những công ty bảo mật hàng đầu thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực bảo mật máy tính. Mới đây, Bitdefender đã cho phát hành một trình duyệt riêng cho mình, hứa hẹn đây sẽ là trình duyệt an toàn hơn so với các trình duyệt hiện có, trình duyệt có tên Bitdefender Safepay. Bitdefender Safepay chạy trong môi trường sandbox riêng của mình, cho nên các hoạt động giao dịch trực tuyến liên quan đến internet banking hay shopping online sẽ an toàn hơn khi giao dịch thông qua Bitdefender Safepay. Bitdefender Safepay sẽ giúp bạn tránh lừa đảo trực tuyến, tránh bị lấy cắp thông tin nếu chẳng may máy bị cài keylog.
Trong lần khởi động đầu tiên, bạn cần có tài khoản Bitdefender để đăng nhập. Nếu không có, bạn có thể sử dụng tài khoản Facebook, Google, Microsoft thay thế.
Sau khi đăng nhập thành công, trong môi trường sandbox bạn sẽ thấy giao diện trình duyệt của chương trình, cách hoạt động của trình duyệt này cũng tương tự như các trình duyệt thông thường khác nhưng giao diện và các chức năng đã được Bitdefender tinh gọn lại.
Mỗi lần khởi động chương trình, Bitdefender Safepay sẽ tự động quét các chương trình cài đặt trong máy để tìm xem có virus, các phần mềm độc hại trong máy bạn không, tính năng này đảm bảo rằng trong trường hợp máy tính bạn bị đe dọa bởi các chương trình gây hại thì các chương trình này sẽ bị ngăn cản bởi sandbox của trình duyệt.
Video đang HOT
Tôi thử dùng phím chụp màn hình PrintScreen và một phần mềm có chức năng tương tự để chụp màn hình lại nhưng việc này không thực hiện được, điều này nhằm đảm bảo các phiên lướt web bằng Bitdefender Safepay sẽ không bị một chương trình gián điệp nào có thể gây hại.
Giao diện trình duyệt trông như một phiên bản sửa của Firefox. Bitdefender Safepay vẫn còn trong giai đoạn beta nên còn hạn chế nhiều chức năng nhưng nếu chỉ dùng Bitdefender Safepay để giao dịch trực tuyến cũng như thực hiện việc lướt web ẩ danh thi chương trình rất đáng sử dụng.
Bạn có thể sử dụng bàn phím ảo do chính Bitdefender Safepay cung cấp để gõ mật khẩu trong các phiên giao dịch.
Theo GenK
Hành trình tìm đến nhau trong môi trường trực tuyến
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đó là một điều không phải bàn cãi với việc Internet ngày càng thâm nhập sâu vào cuộc sống của mọi người.
Kinh doanh sản phẩm trong môi trường trực tuyến hứa hẹn mang lại những cơ hội lớn cho cả người dùng lẫn doanh nghiệp như tăng doanh số, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian. Thế nhưng trên thực tế tại thị trường Việt Nam điều này lại chưa phát huy hết những tiềm năng của thương mại điện tử vốn có.
Giống như Internet, đầy hứa hẹn nhưng cũng không ít rủi ro, thương mại điện tử vẫn chưa đạt được những bước tiến cần thiết. Theo một bảng báo cáo mới nhất của Kantar Media Việt Nam và Yahoo! cho thấy, các giao dịch trực tuyến chủ yếu chỉ được thanh toán bằng tiền mặt (93%) và chuyển khoản ATM (18%). Hầu hết mọi người đều tìm đến các "chợ điện tử" để tìm thông tin hàng hóa, số lượng người sử dụng các công cụ thanh toán trực tuyến là rất ít.
Bỏ qua những cửa hàng trực tuyến chính hãng còn chưa phong phú, hầu hết mọi người đang tìm đến các "chợ điện tử" - nơi tập trung rất nhều cửa hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và gần như đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của người dùng. Thế nhưng trên một hành trình tìm kiếm một món hàng, rất nhiều vấn đề đã nảy sinh.
Loạn mức Giá, dịch vụ
Có thể nói chưa bao giờ khách hàng mua sắm trực tuyến ở Việt Nam lại được các công ti bán lẻ quan tâm, ưu ái như hiện nay. Không chỉ được ưu đãi giảm giá, hàng hóa trên mạng cũng rất đa dạng, phong phú. Rõ ràng ở "chợ điện tử", người dùng có rất nhiều sự lựa chọn đối với một loại sản phẩm. Khi gõ vào một từ khóa, kết quả trả về có thể ở con số hàng chục hay hàng trăm với rất nhiều công ti khác nhau ở mọi vùng trên đất nước. Nhiều lựa chọn là tốt nhưng cái đáng bàn ở đây là mức giá được đưa ra giữa các công ti lại chênh lệch nhau khá nhiều, có khi tới vài triệu đồng cho một chiếc điện thoại hay máy tính. Lượng thông tin kèm theo cũng khá ít ỏi và nếu không để ý kỹ, người dùng sẽ bị "mức giá rẻ bất ngờ" đánh lừa.
Có rất nhiều điểm cần chú ý để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hay hàng kém chất lượng. Đó là cách tính giá cho sản phẩm đã bao gồm các loại thuế hay chưa, xuất xứ của sản phẩm là xách tay hay chính hãng, phụ kiện kèm theo hay phí vận chuyển là bao nhiêu và có hỗ trợ thanh toán trực tuyến hay không. Mỗi chi tiết khác biệt sẽ ảnh hưởng đến mức giá cuối của sản phẩm khi đến tay người dùng.
Những rủi ro khi giao dịch trực tuyến
Rõ ràng để tham gia và thực hiện giao dịch trên các chợ ảo này, việc bạn làm đầu tiên là phải đăng ký. Dạo qua một số trang mua bán, các thông tin mà người dùng cần cung cấp là tên, email, ngày tháng năm sinh, giới tính hay tỉnh/thành phố nơi đang sống hay thêm cả tài khoản mạng xã hội. Tất nhiên là rất ít người để ý vấn đề này và họ thường vô tư nhập các thông tin thực của bản thân. Cùng với đó là các thông tin khác trong quá trình giao dịch như địa chỉ nhà riêng, số CMND, số tài khoản, .. . Những thông tin này rất dễ bị bên thứ 3 (những trang bán hàng giả danh, địa chỉ và các dịch vụ rao vặt ảo, .. .) lấy cắp và sử dụng vào mục đích xấu, gây tổn hại đến người dùng, nhất là khi truy cập từ những máy tính không được trang bị các công cụ bảo mật đầy đủ.
Nếu đã tham gia mua bán trực tuyến, người dùng sẽ phải chấp nhận việc có thể không có một sự tiếp xúc thực tế nào giữa hai bên - trừ khi bạn đến tận cửa hàng ghi trên trang web. Thay vào đó hai bên giao tiếp với nhau thông qua các công cụ như email, chat hay gọi điện. Chất lượng hàng hóa vì thế rất khó để kiểm định xem có giống với quảng cáo trên "gian hàng ảo" hay không trước khi đưa ra quyết định mua.
Quyền lợi không được đảm bảo
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của thương mại điện tử ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các nước khác trên thế giới. Mãi đến cuối năm 2005 Việt Nam mới có luật "Luật giao dịch điện tử" và năm 2007 mới có nghị định hướng dẫn thi hành luật đó. Bên cạnh đó các văn bản pháp luật có liên quan khác như Luật dân sự, Hải quan, sở hữu trí tuệ mới đang dần được hoàn thiện và bổ sung các điều khoản liên quan đến thương mại điện tử. Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thì hoạt động một cách mờ nhạt và chưa kiên quyết trong việc đảm bảo công bằng cho những trường hợp giao dịch trực tuyến. Mới đây nhất ngày 01/07/2001, Luật bảo vệ người tiêu dùng mới có hiệu lực - khá chậm cho một lá chắn không thể không có trước những rủi ro ngày càng nhiều trong môi trường trực tuyến. Theo thống kê 55% người tiêu dùng không biết mình có quyền gì và vì thế họ thường ít có cơ hội thương lượng trực tiếpvới các doanh nghiệp. Rất nhiều các trường hợp bị lừa đảo những không biết kêu với ai và cuối cùng chỉ biết ngậm ngùi "trình bày" trênnhững diễn đàn và tự dặn bản thân tránh lặp lại một lần nữa.
Chưa có phương thức thanh toán phù hợp
Các hình thức thanh toán phổ biến hiện nay là chuyển tiền qua bưu điện, đưa trực tiếp, chuyển khoản, dùng thẻ Tín dụng hay thẻ ghi nợ. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng và chưa thể được coi là phương án tối ưu. Đó có thể là việc mất thời gian công sức cho chuyển tiền mặt hay phải đợi lâu để món hàng đến được tay mình. Chưa kể việc nhiều trường hợp bên bán nhận được tiền nhưng lại không chuyển hàng hay chuyển hàng kém chất lượng cho bên mua. Không phải ai cũng có sẵn một tài khoản ở ngân hàng hay rành rọt việc sử dụng máy vi tính - điều cản trở việc thực hiện các giao dịch với rất nhiều e ngại và bỡ ngỡ. Chất lượng thanh toán cũng không đồng đều, với từng "chợ điện tử", ngân hàng hay các dịch vụ thanh toán trung gian.
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp đang tìm đến các giải pháp khác như công cụ thanh toán trực tuyến nội địa Nganluong.vn, Baokim.vn hay cổng thanh toán quốc tế Paypal. Đóng vai trò trung gian hỗ trợ cả bên thu và bên bán trong quá trình giao dịch, những công cụ này giúp người dùng an tâm khi mua hàng bởi tiền chỉ được trao khi người bán đã nhận được hàng và khi có lừa đảo sẽ được bồi thưởng đầy đủ với giá trị món hàng. Tuy nhiên, trên thực tế các công cụ thanh toán trực tuyến nội địa kể trên vẫn chưa được phổ biến sâu rộng đến người tiêu dùng.
Cần một giải pháp tổng hợp
Không thể nằm ngoài xu hướng của thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhưng để phát triển nhanh và bền vững thì luôn cần có sự phối hợp của nhiều bên, từ người dùng đến doanh nghiệp, nhà nước.
Hiểu biết của người dùng cần được nâng cao khi thực hiện các công cụ trực tuyến. Các điều luật nhà nước đưa ra cần quy định cụ thể rõ các quyền của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của họ để tránh các trường hợp dùng quyền đòi hỏi một cách quá đáng. Các thông tin về sản phẩm cần được cung cấp một cách đầy đủ cho người dùng với đội ngũ hỗ trợ phải thường xuyên có mặt và cập nhật trên gian hàng thường xuyên. Điều đó cũng đúng với các chính sách quy định của đơn vị quản lý để tránh việc xuất hiện các thắc mắc của người dùng trong việc tiếp cận sản phẩm.
Theo Bưu Điện VN











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google 'đá xoáy' thiết kế thanh camera của dòng iPhone 17

5 điều nhà sản xuất smartphone không nói cho người mua

Gmail sắp có thay đổi lớn về chuẩn bảo mật

Google xác nhận sự cố 'đứng hình' trên YouTube

Lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nhất trên thiết bị Galaxy sắp được sửa?

Tự chỉnh video, kể chuyện bằng... chip não Neuralink

Những smartphone Samsung được hỗ trợ đến 7 năm

Google phát triển trợ lý AI Gemini phiên bản cho trẻ em

Liệu Apple Watch có ảnh hưởng đến thời lượng pin của iPhone

Vì sao sạc nhanh được quan tâm hơn dung lượng pin?

One UI 7 đang khiến nhiều thiết bị Galaxy hao pin nghiêm trọng

Samsung sẽ đưa chip Exynos lên dòng Galaxy S26?
Có thể bạn quan tâm

Bùng nổ tin đồn Elon Musk có 100 đứa con: Khi "bố giàu" và "mẹ giàu" tạo ra hai thế giới hoàn toàn khác biệt
Netizen
09:57:55 08/05/2025
Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới
Thế giới
09:56:20 08/05/2025
Mùa Hè nên ăn uống gì để có làn da đẹp?
Làm đẹp
09:47:49 08/05/2025
Cảnh báo thủ đoạn mới của tội phạm nhằm vào học sinh, sinh viên
Pháp luật
09:35:21 08/05/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Triệu Vy
Sao châu á
09:29:49 08/05/2025
Đắk Lắk tăng cường giám sát ổ dịch dại trên người
Sức khỏe
09:29:30 08/05/2025
Màn trình diễn hit 3 tỷ view tại Đại lễ 30/4 nhanh chóng đạt 1 trending, Võ Hạ Trâm có động thái đặc biệt
Nhạc việt
09:26:16 08/05/2025
Sơn Tùng M-TP đang toan tính điều gì?
Sao việt
09:20:01 08/05/2025
Garmin ra mắt thế hệ đồng hồ thông minh vívoactive 6 mới
Đồ 2-tek
08:50:04 08/05/2025
Cho vợ chồng con gái 600 triệu, trông cháu 6 năm nhưng "đổi lại" được 10 triệu của con rể cùng câu nói khiến tôi ngậm ngùi rời đi
Góc tâm tình
08:48:44 08/05/2025