Bitcoin và tiền ảo trong cuộc chiến Nga Ukraine
Kuna, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Ukraine, trở thành trung tâm trong nỗ lực kêu gọi quyên góp thông qua tiền mã hóa của đất nước.
Michael Chobanian, nhà sáng lập sàn Kuna, chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Hoạt động giao dịch tiền ảo trên Kuna tăng vọt sau chiến sự, một phần do chính sách kiểm soát vốn nghiêm khắc mà ngân hàng trung ương Ukraine đưa ra. Đó là hạn chế rút tiền tại các cây ATM và hệ thống thanh toán điện tử, tạm dừng sàn giao dịch ngoại hối. Tiền ảo và Kuna mang đến một cánh cửa mới để người dân khắp nơi quyên góp cho chính phủ Ukraine và các nỗ lực nhân đạo.
Rời Kyiv, hiện Chobanian điều hành Kuna từ miền Tây Ukraine. Ông đã di tản nhân viên và chuyển hạ tầng của sàn ra nước ngoài trước vụ tấn công. Để tiết kiệm thời gian, ông trao đổi với Thời báo Phố Wall bằng tin nhắn thoại. Mọi thứ được hoàn thành theo một cách đặc biệt.
Người dân tìm cách rời Kyiv, Ukraine.
Theo hãng phân tích Elliptic, chính quyền Ukraine và các tổ chức nhân đạo tư nhân đã huy động được hơn 54 triệu USD tiền mã hóa từ 89.000 khoản quyên góp từ tuần trước. Hầu hết đều do ông Chobanian và Kuna điều phối. Số tiền dùng để mua sắm thiết bị quân sự, vật tư y tế và hàng hóa khác.
Tom Robinson, đồng sáng lập Elliptic, cho biết đây là lần đầu tiên một nhà nước kêu gọi “huy động vốn” bằng tiền mã hóa, phương thức mà các nhà hoạt động, chính trị gia và tổ chức khủng bố ưa chuộng vài năm trở lại đây. Tuy số tiền chưa thấm vào đâu so với các nguồn lực khác, chẳng hạn Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất cứu trợ 6,4 tỷ USD cho Ukraine, nó cho thấy vai trò đặc biệt của tiền mã hóa.
Không bất ngờ khi chính phủ Ukraine dựa vào công nghệ trong giai đoạn này. Quốc gia Đông Âu đang cố gắng thúc đẩy kinh tế với sự trợ giúp của công nghệ, giới thiệu hệ thống chuyển tiền điện tử và thành lập Bộ Chuyển đổi số. Năm 2021, cả nước có hơn 200.000 nhân sự trong ngành và xuất khẩu công nghệ thông tin đạt 6,8 tỷ USD. Nước này cũng chính thức công nhận tính hợp pháp của Bitcoin và các loại tiền ảo năm ngoái.
Trên bảng xếp hạng Chỉ số ứng dụng tiền mã hóa toàn cầu của hãng phân tích Chainalysis, Ukraine xếp thứ 4 sau Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan. Khoảng 8 tỷ USD tiền ảo “chảy” qua Ukraine mỗi năm. Ông Alexander Bornyakov, Thứ trưởng Bộ chuyển đổi số Ukraine, từng chia sẻ ý tưởng biến Ukraine trở thành một trong những khu vực pháp lý hàng đầu cho các doanh nghiệp tiền ảo.
Video đang HOT
Chia sẻ với Thời báo Phố Wall, ông Chobanian tiết lộ Bộ chuyển đổi số đã đề nghị Kuna kêu gọi quyên góp bằng tiền mã hóa. “Tiền mặt vô dụng vì nó có dạng vật lý”, ông Chobanian nói. Mang theo tiền mặt cũng rất nguy hiểm trong vùng chiến sự.
Hầu hết mọi người dùng thẻ tín dụng hoặc IBAN (mã số tài khoản quốc tế do các ngân hàng ban hành). Tiền ảo phù hợp với các khoản thanh toán lớn và xuyên biên giới. Giao dịch tiền ảo đặc biệt nhanh chóng so với phương pháp truyền thống. Chẳng hạn, các giao dịch Bitcoin thực hiện trong khoảng 10 phút, sau đó tiền sẽ được chuyển đi. Điều đó đồng nghĩa số tiền quyên góp gần như đến đích ngay lập tức.
Kuna sẽ chuyển đổi tiền ảo sang các loại tiền mã hóa khác hoặc tiền pháp định. Vài nhà cung ứng chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo.
Quỹ của Kuna nhận được nhiều loại tiền ảo khác nhau: Bitcoin, Ether, Tether, Litecoin, Dogecoin… Trên Twitter, ông Chobanian cho biết chỉ riêng chính phủ Ukraine đã huy động được 31,5 triệu USD tiền ảo và giải ngân khoảng 17 triệu USD tính đến ngày 2/3.
Các quan chức Ukraine và Mỹ hiện lo ngại người Nga có thể dùng tiền ảo để né các lệnh cấm vận. Cuối tuần trước, Phó Thủ tướng Ukraine Mykhailo Fedorov đề nghị các sàn tiền ảo cấm người dùng Nga, điều mà không sàn nào đồng ý. Cho tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy người Nga né tránh các biện pháp cấm vận của phương Tây bằng cách ứng dụng tiền mã hóa.
Bitcoin tăng trưởng mạnh trong bối cảnh biến loạn
Khủng hoảng tại Ukraine - Nga là lực đẩy cho thị trường tiền số tăng trưởng. Một số chuyên gia cho rằng Bitcoin đang lấy lại vị thế tài sản trú ẩn.
Tình trạng chiến sự thay đổi từng giờ khiến cho bối cảnh thị trường chuyển biến theo. Bitcoin (BTC) từ việc bị bán tháo do những rủi ro tại Ukraine dần lấy lại vị thế là loại tài sản trú ẩn cho các nhà đầu tư. Sự kiện trên được thúc đẩy nhờ vào lệnh cấm đến từ các quốc gia phương Tây nhằm vào Nga.
Mặc cho cuộc đàm phán giữa Ukraine - Nga chưa có kết quả chính thức, thị trường tiền số đã phản ứng tích cực. Bitcoin có lúc chạm mốc 44.600 USD vào tối ngày 1/3, mức cao nhất trong 3 tuần qua khi thị trường tiền số có hiệu suất gây thất vọng, theo dữ liệu từ TradingView.
Các đồng tiền nền tảng khác như Ethereum (ETH), Binance (BNB), Solana (SOL) cũng ghi nhận đà hồi phục. Tính đến rạng sáng 2/3, vốn hóa thị trường chạm mốc 1.880 tỷ USD, theo TradingView.
Rạng sáng ngày 2/3, thị trường tiền số vẫn tiếp tục đà hồi phục.
Nhiều nhà đầu tư tại Ukraine và Nga quyết định đầu tư vào thị trường tiền số khi một số ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Không chỉ các cá nhân nhỏ lẻ, tổ chức và định chế lớn tại Nga được cho là đang dồn tiền vào Bitcoin.
Lệnh cấm tạo động lực
Đồng rúp của Nga mất giá 30% phần nào do nước này bị chặn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế và bối cảnh địa chính trị. Điều này khiến cho người dân Nga đổ xô tìm cách để chuyển tiền của mình sang một loại tài sản khác.
Lượng giao dịch BTC bằng đồng rúp của Nga đã tăng vọt kể từ tháng 5/2021. Ngoài ra, sức mua tiền số bằng đồng hryvnia của Ukraine cũng bứt phá đáng kể, theo Kaiko, công ty dữ liệu về tiền mã hóa.
Tiền số đang trở thành con đường để người dân Ukraine và Nga phòng tránh những lạm phát xảy ra do tình trạng xung đột căng thẳng.
BTC đang có biến động mạnh.
"Tôi không cho rằng đây là lý do duy nhất khiến Bitcoin tăng mạnh. Nhưng đây là bằng chứng cho thấy người dân Nga đang chuyển tiền ra nước ngoài", Mobius, nhà sáng lập quỹ đầu tư Mobius Capital chia sẻ với CNBC.
Theo Ari Redbord, trưởng bộ phận pháp lý tại TRM Labs, công ty nghiên cứu thị trường tiền số cho rằng lượng tiền mà người dân Nga chưa chuyển được qua BTC còn nhiều. "Nga có thể phá vỡ tình trạng tài chính hiện tại nếu họ chuyển toàn bộ tài sản của họ sang tiền số", ông Redbord nhận định.
Bước ngoặt cho Bitcoin?
Không chỉ nhắm đến các ngân hàng Nga, chính phủ Mỹ dự kiến sẽ đóng băng tài sản được lưu trữ tại Mỹ của các đại gia Nga (oligarchs), theo CNBC.
Lượng giao dịch tăng khủng tại Nga được cho là có sự góp sức của giới siêu giàu. "Bitcoin có thể là tài sản trú ẩn tiềm năng cho các đại gia tại Nga. Tiền số có thể trở thành loại tài sản nắm giữ lâu dài mà không cần lo lắng về tính thanh khoản", Ipek Ozkardeskaya, chuyên gia phân tích tại ngân hàng Swissquote nhận định.
Độ tương quan giữa BTC và cổ phiếu công nghệ đang giảm dần.
Tuy nhiên, việc đầu tư mạnh vào tiền số có thể là con dao hai lưỡi. "Các quốc gia thuộc khối NATO có thể ban hành lệnh cấm đối với tiền số. Một số khu vực bất ổn chính trị khác trên thế giới có thể sẽ mua thêm nhiều BTC để phòng tránh rủi ro", Katie Talati, trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty quản lý tài sản số Arca bình luận.
Bối cảnh vĩ mô thay đổi hàng giờ tùy theo tình trạng xung đột tại Ukraine khiến cho Bitcoin chỉ trong vài ngày từ loại tài sản có rủi ro cao bỗng quay trở lại là lựa chọn hấp dẫn. "Tình trạng căng thẳng tại Ukraine giúp cho tiền số tách dần khỏi cổ phiếu công nghệ. Mức tăng trưởng trong 2 ngày qua là minh chứng", Vijay Ayyar chia sẻ với CNBC.
Một số chuyên gia tin rằng Bitcoin vẫn là công cụ hàng đầu để phòng hộ rủi ro. "Trong giai đoạn hiện tại, các nền kinh tế tại châu Âu có nhiều chênh lệch. Kết hợp với sự kiện tại Ukraine là 2 nhân tố lý giải cho dòng tiền đổ vào BTC. Bitcoin có những đặc tính của vàng nếu nhà đầu tư nắm giữ chúng trong dài hạn", Stephane Ouellette, CEO tại tổ chức tài chính FRNT chia sẻ.
Nhìn chung, thị trường vẫn còn nhiều biến động do tình trạng xung đột tại Ukraine đang căng thẳng. "Rủi ro vẫn có thể xuất hiện, ví dụ như kết quả đàm phán thất bại hoặc Nga tung ra thêm các chiến dịch quân sự lớn. Tương lai vẫn là điều khó đoán trước một cách chính xác", Yuya Hasegawa, chuyên gia tiền mã hóa tại sàn giao dịch Bitbank nói thêm.
Bitcoin ngày 3/3: Bắt đầu tích luỹ, mục tiêu ngắn hạn 48.000 USD Giá Bitcoin (BTC) đang dao động quanh vùng giá 43.000 - 44.000 USD, trong khi 1 số nhà phân tích nhận định 48.000 USD sẽ là mục tiêu tăng giá ngắn hạn tiếp theo của đồng tiền mã hoá này. Bất chấp diễn biến của cuộc khủng hoảng chính trị tại châu Âu, tâm lý của các nhà đầu tư trên các thị...