Bitcoin có thể giúp phát triển hệ sinh thái đồng tiền số Trung ương
Nghiên cứu mới nhất của Deloitte cho thấy, Bitcoin thay vì đóng vai trò cạnh tranh với các đồng tiền pháp định truyền thống, còn có tiềm năng cải thiện cho chính các đồng tiền này.
Theo nghiên cứu mới nhất của gã khổng lồ dịch vụ tài chính Deloitte, có tên “ Tiền mã hoá quốc doanh” (State-Sponsored Cryptocurrency), đồng tiền mã hoá hàng đầu hiện nay có thể là nền tảng để tạo ra một hệ sinh thái các đồng pháp định kỹ thuật số (CBDC) rẻ hơn, nhanh hơn và bảo mật hơn.
Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống tiền tệ truyền thống hiện nay cần thiết phải có sự tái cấu trúc toàn bộ hệ sinh thái, để xử lý các vấn đề như “chậm trễ, dễ xảy ra lỗi và tốn kém nhưng hiệu quả lại thấp so với các ngành công nghiệp công nghệ cao khác”.
Deloitte đã chỉ ra 5 yếu tố chủ chốt mà Bitcoin có thể hỗ trợ các đồng pháp định truyền thống “thay da đổi thịt”, đó là: tốc độ, bảo mật, hiệu quả, thanh toán xuyên biên giới và khả năng phối hợp với các công cụ thanh toán khác.
Báo cáo nghiên cứu cũng nhấn mạnh có nhiều điểm khác nhau giữa Bitcoin và các đồng CBDC do ngân hàng trung ương phát hành. Đồng thời, nhắc lại một trong những đặc tính gắn với tình trạng lạm phát của đồng tiền truyền thống là nguồn cung tiền. Đồng CBDC không có mức trần cung tiền trên sổ cái và các chính phủ có thể tự định giá đồng CBDC do họ phát hành.
Video đang HOT
Ở góc độ này, những chính phủ phát hành CBDC toàn quốc sớm nhất, sẽ có lợi thế trong việc tác động sử dụng đồng nội tệ điện tử của họ trên thị trường và các giao dịch quốc tế.
Trong môi trường CBDC, Deloitte nhận định các sàn giao dịch tiền mã hoá vẫn sẽ duy trì được vị thế như một công cụ hỗ trợ người dùng đổi tiền điện tử sang các loại tiền giấy và tính phí theo giao dịch. Khi đó, các ngân hàng đóng vai trò là người giám sát sổ cái phân tán và cạnh tranh trực tiếp với các “thợ đào” trong tiến hành giao dịch và thu lợi nhuận.
Ngoài ra, phân tích cũng cho rằng CBDC sẽ không đóng vai trò 1 đổi 1 với Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác. Thay vào đó, nó giúp người dùng có thêm 1 lựa chọn phương thiện thanh toán phù hợp.
Hiện nhiều nước tham gia vào cuộc đua phát triển CBDC, nhưng một trong những yếu tố chủ chốt đánh giá sự thành công của việc phát hành đồng tiền số này, là khả năng được sử dụng rộng rãi đến đâu.
Bắc Ninh từ tỉnh thuần nông thành tỉnh công nghiệp trong top đầu cả nước
Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nhiều chỉ tiêu kinh tế -xã hội luôn đứng trong top đầu cả nước.
Sáng 18/2, Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức họp báo giới thiệu về các hoạt động kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh. Theo ban tổ chức, từ 26/1 đến 28/2 tại thành phố Bắc Ninh và các huyện, thị xã trong tỉnh Bắc Ninh sẽ diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh.
Sau 25 năm tái lập, Bắc Ninh đã bứt phá mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng vùng Thủ đô và các tỉnh phía Bắc. Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại với nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội nằm trong top đầu của cả nước (10/15 chỉ tiêu Quốc gia đánh giá xếp hạng top 10 và 4/15 chỉ tiêu đứng thứ nhất). Quy mô nền kinh tế đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố.
Ông Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban tổ chức lễ kỷ niệm 190 năm thành lập và 25 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại buổi họp báo.
Năm 2021, quy mô GRDP đạt hơn 133.000 tỷ đồng, gấp 23,8 lần năm 1997, GRDP bình quân đầu người đạt 155,6 triệu đồng.
Quy mô công nghiệp tăng nhanh, đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Sau 25 năm tái lập, Bắc Ninh đã thành lập 16 khu công nghiệp tập trung, với diện tích 6.398 ha. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, gấp hơn 1.000 lần năm 1997. Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt đã góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế.
Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều cơ chế, chính sách được vận dụng linh hoạt.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997 - 2021 kinh tế của Bắc Ninh đạt 13,9%/năm. Bắc Ninh không chỉ góp phần trở thành cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô, mà còn đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của cả nước. Quy mô kinh tế mở rộng, cơ sở kinh tế tăng nhanh đã góp phần gia tăng các nguồn thu cho ngân sách.
Năm 1997, khi mới tái lập tỉnh, số thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 198 tỷ đồng. Năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 33.000 tỷ đồng, gấp 168 lần năm 1997, vượt 19,5% dự toán; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997-2021 là 23,7%/năm.
Bắc Ninh là tỉnh tự cân đối thu-chi ngân sách và có điều tiết về ngân sách Trung ương, đứng thứ 8 toàn quốc, tạo động lực cho phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu xây dựng tỉnh phát triển bền vững, cơ bản trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại.
Định hướng đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh phấn đấu xây dựng là thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao; một trong những trung tâm thương mại-dịch vụ, giáo dục, đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thành phố trực thuộc Trung ương; là động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước.
Thủ tướng: Cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh nghiên cứu, cơ cấu lại nền kinh tế Đà Nẵng hài hòa, cân đối, phù hợp hơn, phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Chiều ngày 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với...