Bịt khẩu trang làm giàu chẳng giống ai vậy mà vẫn lời 350 triệu/năm
Gần 3 năm nay, anh Trần Văn Anh, sinh năm 1983, ngụ ấp Hòa Cường, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng ( tỉnh Bình Dương) không còn tốn nhiều chi phí mua phân bón hóa học để bón cho các cây ăn trái như những năm trước. Thay vào đó, anh đã chuyển sang sử dụng phân cá ủ để bón trên vườn cây ăn trái của mình.
Từ cách làm mới
Năm 2015, anh Anh mua 7 ha đất tại ấp Hòa Phú – khu vực gần hồ Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương để trồng cây ăn trái. Từ kinh nghiệm trồng cây ăn trái của ba anh là ông Trần Văn Xộp – nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh, và kiến thức tự học hỏi từ sách báo, anh Anh đã nghĩ ra phương pháp ủ cá để làm phân bón.
Công nhân làm việc cho gia đình anh Trần Văn Anh chuẩn bị lấy phân bón được ủ từ cá tưới tiêu cho vườn cây ăn trái
Hiện nay, vườn cây ăn quả của anh có 300 gốc bưởi da xanh, 600 gốc quýt đường và 100 gốc nhãn xuồng. Hàng ngày, gia đình anh bắt và thu gom được 30kg cá ở hồ Dầu Tiếng để dùng làm phân ủ. Phân bón cho cây bưởi, quýt, nhãn được anh làm từ cá tươi, ủ với các chế phẩm sinh học.
Theo anh Anh, chi phí từ việc ủ cá làm phân thấp hơn 40% chi phí đầu tư các loại phân bón khác, chưa nói đến việc mua phân kém chất lượng, hàng giả. Ưu điểm của đạm cá hữu cơ giúp cho cây trồng hấp thu và chuyển hóa thành dinh dưỡng; người trồng có thể tới gốc cây phun lên lá.
Không phải ai làm nghề trồng cây ăn quả cũng biết cách ủ cá làm phân như anh Anh, vì mọi người vẫn quan niệm phân bón là dùng phân vô cơ, hữu cơ mới tốt.
Anh chia sẻ: “Lúc đầu, thấy tôi làm như vậy ai cũng bảo hâm, cá không có mà ăn lại đem ủ phân bón cho cây ăn trái. Nhưng tôi ủ cá làm phân không phải chỉ có cá mà tôi còn mua thêm nhiều loại men vi sinh phân hủy trộn lẫn để ủ cá. Nhờ thế chất lượng phân rất tốt, mà cây cũng dễ hấp thu”.
Video đang HOT
Hiệu quả kinh tế cao với cách làm giàu chẳng giống ai
Anh cho hay, khi nước lòng hồ Dầu Tiếng dâng cao, các loại cá nhỏ được bà con đánh bắt rất nhiều, bán rất rẻ, thậm chí có ngày gia đình anh còn kéo vó được gần 50kg. Cá được anh cho vào thùng lớn trộn với men vi sinh của Viện Khoa học công nghệ xanh.
Đây là loại chế phẩm sinh học có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác, bã hữu cơ và khử mùi hôi, sau đó trộn với trái thơm chín xay nhuyễn với nước rồi ủ; thời gian ủ khoảng 60 ngày thì bón cho cây. Cách làm này không mới với bà con vùng trồng cây ăn quả lớn nhưng lại rất mới với bà con nông dân của các vùng quê Dầu Tiếng.
Cách bón phân cá cho cây ăn trái của anh Anh được đánh giá có tính khoa học cao, bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Vì thế, 3 năm gần đây năm nào vườn bưởi, quýt và nhãn của anh cũng trĩu quả. Trung bình mỗi năm, vườn bưởi, quýt mang lại cho gia đình anh thu nhập trên 500 triệu đồng.
Bưởi da xanh hiện anh bán với giá trung bình 40.000 đồng/kg, quýt đường từ 15.000 – 20.000 đồng/kg; riêng nhãn xuồng giá 35.000 đồng/ kg cho thu nhập bình quân 350 triệu đồng/vụ/năm.
Nhờ sự nỗ lực, chịu khó tìm tòi học hỏi, anh Anh đã từng bước khẳng định con đường đi của mình bằng việc sản xuất đạm cá hữu cơ – loại phân bón sạch cho cây trồng. Không ngại vất vả, anh đang ấp ủ hoài bão trong tương lai sẽ xây dựng cơ sở sản xuất đạm cá và cung cấp ra thị trường.
Hiện nay, việc chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt giúp người nông dân làm giàu ngay chính trên mảnh vườn của mình là rất cần thiết trong quá trình thực hiện đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Do đó, mô hình ủ phân đạm của anh Trần Văn Anh cần được khuyến khích nhân rộng, góp phần giúp người nông dân tăng lợi nhuận kinh tế gia đình. Đây cũng là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết phế phẩm nông nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường, cùng địa phương thực hiện thành công tiêu chí môi trường trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Theo Hồng Nga (Báo Bình Dương)
Bình Dương: Ít đất vẫn thu tiền tỉ nhờ mạnh tay đầu tư nông nghiệp
Nhờ chính sách bám sát thực tiễn của tỉnh, sự nỗ lực của nhiều nông dân trong thay đổi cách nghĩ, cách làm và ứng dụng những mô hình sản xuất hiệu quả... đã góp phần đưa nông nghiệp đô thị tại Bình Dương phát triển nhanh theo chiều rộng lẫn chiều sâu.
Ít đất vẫn thu nhập cao
Chúng tôi đến tham quan trang trại trồng lan dendrobium của ông Mai Quốc Thái ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Trên diện tích trang trại lan 6ha (thuộc diện lớn nhất ở miền Đông Nam Bộ), những cành hoa lan đang rực rỡ khoe sắc. Trang trại cũng đang nhộn nhịp chuẩn bị bán hàng Tết.
Ông Mai Quốc Thái cho biết: "Toàn trang trại đều là giống lan dendrobium xứ nóng có nguồn gốc từ Thái Lan, được trồng và khai thác theo dạng cắt cành và bán chậu. Trừ chi phí, mỗi năm trang trại cho lợi nhuận gần 4 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 20 lao động".
Chăm sóc hoa lan tại trang trại của ông Mai Quốc Thái ở huyện Dầu Tiếng. Ảnh: X.T
Tại phường Phú Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, cơ sở rau mầm Khải Yến không sử dụng nhiều diện tích đất, chỉ gần 1.000m2 trồng rau nhưng lợi nhuận mỗi năm cũng đạt khoảng 3 tỷ đồng, giải quyết việc làm ổn định cho 8 lao động với mức lương hơn 7 triệu đồng/người/tháng. Hiện nay sản phẩm rau mầm Khải Yến đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp nhãn hiệu hàng hóa, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 2 tấn.
Ông Huỳnh Văn Khải - chủ cơ sở rau mầm Khải Yến cho rằng, để mô hình phát triển ổn định, cơ sở đã nỗ lực xây dựng thương hiệu, bảo đảm tất cả các yếu tố về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm thì mới bảo đảm đầu ra ổn định.
"Với kinh nghiệm tích lũy sau gần 20 năm gắn bó với cây rau mầm, hàng năm tôi đều tham gia hướng dẫn kỹ thuật trồng rau mầm cho nông dân địa phương và các đơn vị bạn. Ngoài ra cơ sở còn cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu trồng rau mầm" - ông Khải chia sẻ.
Những năm gần đây, tỉnh Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa rất nhanh. Có nhiều giải pháp để khắc phục mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa; trong đó sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị là hết sức cần thiết và là cách để phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh đất nông nghiệp giảm, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội đối với sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn.
Do vậy, chỉ trong thời gian ngắn nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tại Bình Dương phát triển mạnh mẽ, có sức lan tỏa nhanh, nhất là các thành phố, thị xã vùng phía Nam của tỉnh.
Đòn bẩy từ chính sách
Thời gian qua bằng nhiều giải pháp cụ thể, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bình Dương đã có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy nông nghiệp đô thị phát triển. Từ các chương trình, kế hoạch này đã tạo điều kiện giúp người dân vay vốn ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh theo hình thức ủy thác cho vay để phát triển các mô hình này.
Theo đó, các phương án sản xuất của các cá nhân, tập thể, tổ chức đầu tư lĩnh vực nông nghiệp đô thị có thể vay vốn với lãi suất ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Dương tại từng thời điểm do UBND tỉnh quyết định, thời gian vay ưu đãi lên đến 5 năm. Đến nay, quỹ đã thẩm định và cho vay hơn 70 phương án của các cá nhân, tổ chức với tổng mức vốn được duyệt vay hơn 300 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 250 tỷ đồng.
Ông Phạm Văn Bông - Giám đốc Sở NNPTNT Bình Dương khẳng định: "Chính sách này đã tác động tích cực, tạo điều kiện cho nhiều mô hình nông nghiệp đô thị phát triển, nhân rộng, giúp tăng nhanh về số lượng cơ sở và quy mô diện tích".
Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương cho rằng: "Tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế hiện nay nhưng Bình Dương rất quan tâm, đưa ra nhiều chính sách và có hẳn 2 nghị quyết về phát triển nông nghiệp đô thị và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Với hình thức hỗ trợ vốn thông qua Quỹ Đầu tư phát triển của tỉnh, nếu nông dân có dự án được đánh giá tốt, có thị trường tốt thì được vay với lãi suất rất thấp. Thông qua việc hỗ trợ vốn, thời gian qua nhiều mô hình nông nghiệp đô thị tại Bình Dương đã hình thành và phát triển".
Theo Danviet
CSGT lái xe ô tô tông chết người ở Bình Dương : Tình tiết mới không ngờ Nghi ngờ ông Ân đã sử dụng chất kích thích nhưng vẫn lái xe, cơ quan điều tra, điều tra viên và kỹ thuật hình sự lấy mẫu để giám định nhưng ông Ân không hợp tác. Không cho lấy mẫu giám định; không hợp tác để điều tra viên ghi lời khai ban đầu nên điều tra viên đã lập biên bản...