Bịt “kẽ hở” sử dụng lao động người nước ngoài
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay số lao động nước ngoài đặc biệt là lao động làm công việc quản lý ngày càng tăng. Điều này tạo ra những thách thức trong việc quản lý lao động, bảo hộ với lao động Việt Nam.
Lao động làm quản lý tăng cao
Ông Phùng Quốc Vương – Trưởng phòng quản lý lao động, Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, việc luân chuyển lao động giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ là việc tất yếu. Những phân tích về chỉ số việc làm cho thấy xu hướng lao động nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm.
Lao động nước ngoài làm đăng ký tuyển dụng tìm việc tại Việt Nam. Ảnh: M.N
Theo quy định, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép lao động nước ngoài vào làm việc theo 4 vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật và nhà quản lý, nhưng điều kiện này lao động Việt Nam không đáp ứng được. Hầu hết các lao động nước ngoài tới Việt Nam làm việc đều thông qua dạng hợp đồng di chuyển của các công ty FDI (vốn đầu tư nước ngoài), hoặc các doanh nghiệp nước ngoài.
Qua khảo sát đánh giá, vị trí công việc mà người nước ngoài được đảm nhiệm tại Việt Nam đang tăng dần là tỷ lệ nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, trong khi tỷ lệ lao động kỹ thuật có xu hướng giảm đi. Điều này phù hợp xu hướng của thị trường lao động bởi lao động kỹ thuật của Việt Nam ngày càng tăng, thay thế được cho lao động kỹ thuật của nước ngoài.
“Bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thì xu hướng dịch chuyển lao động sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam có thể còn đón nhiều hơn nữa lao động nước ngoài vào làm việc. Chính vì vậy, chúng ta cần bổ sung hoàn thiện những chính sách liên quan tới tiếp nhận, quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc” – ông Vương khẳng định.
Theo tổng hợp của Cục Việc làm, tính đến hết tháng 7/2019, có 91.200 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó 81.900 người thuộc diện cấp giấy phép. Lao động nước ngoài vào Việt Nam hiện đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Quản lý lao động nước ngoài gặp khó
Mới đây, nghiên cứu của Navigos Group về “Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam” cho thấy, có tới 30% số ứng viên trong khu vực ASEAN được tham gia khảo sát lựa chọn Việt Nam là nơi làm việc. Điều này cho thấy, Việt Nam đứng đầu khu vực về nhu cầu lao động được tới làm việc, tiếp theo là Singapore, Thái Lan và Malaysia. Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra dự báo, nhu cầu tuyển dụng ứng viên người nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao ở mức trên 20% trong mỗi năm tới.
Video đang HOT
Trước thực tế này, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã nhanh chóng đưa ra những chính sách nhằm tăng cường sự quản lý với nhóm lao động này và bảo hộ lao động trong nước.
Hiện nay, để được vào làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài phải đáp ứng được điều kiện về sức khỏe, không có tiền án tiền sự, đặc biệt phải là lao động, làm việc trong lĩnh vực mà phía Việt Nam có nhu cầu như: Vị trí quản lý, chuyên gia, kỹ thuật… Tất cả lao động phải được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
Mặc dù có quy trình nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp, nhà thầu đều cố gắng lách luật để đưa lao động nước ngoài vào làm việc. Bởi vậy, theo các chuyên gia, cần siết chặt việc quản lý cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc.
Ông Lê Quang Trung – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm cho rằng, muốn kiểm soát thì cơ quan quản lý địa phương phải siết chặt quản lý cấp phép lao động. Với những lao động chậm, chưa đệ trình hồ sơ xin cấp phép, cần trục xuất ngay.
“Vấn đề được đặt ra là hiện nay lương lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam rất cao, nhưng một bộ phận đang trốn thuế, không tham gia các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… mà luật pháp Việt Nam quy định” – ông Trung nói.
Theo Danviet
4 học bổng STEM quốc tế đáng chú ý dành cho nữ giới
Trên thế giới, vẫn còn một khoảng cách giới lớn trong các ngành nghề STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Phụ nữ chiếm ít hơn 10% lực lượng lao động kỹ thuật ở Anh; trong khi ở Mỹ, chỉ một phần tư những người làm việc trong các lĩnh vực STEM là nữ giới.
Các trường học, trường đại học và các tổ chức đang nỗ lực để khuyến khích nhiều phụ nữ không chỉ theo đuổi chuyên ngành và nghề nghiệp STEM, mà còn giúp họ tự tin theo đuổi đam mê của mình trong những ngành công nghiệp mà nam giới có xu hướng thống trị.
Một trong những nỗ lực cân bằng giới trong lĩnh vực STEM là cung cấp học bổng cho phụ nữ, đồng thời cho họ cơ hội theo đuổi sự nghiệp mà không phải chịu gánh nặng tài chính nào. (Ảnh: Freepik)
Dưới đây là một số học bổng STEM dành cho phụ nữ trên toàn thế giới.
Học bổng Đại sứ Khoa học (Science Ambassador Scholarship)
Học bổng Đại sứ Khoa học dành cho học sinh trung học hoặc sinh viên đại học từ bất kỳ quốc tịch nào. Đây là học bổng toàn phần cho phép phụ nữ đạt được tấm bằng đại học về khoa học, kỹ thuật hoặc toán học.
Chương trình học bổng có trị giá lên tới hơn 1,1 triệu USD.
Để đăng ký, bạn sẽ cần quay một đoạn video ngắn ba phút giải thích một chủ đề STEM cụ thể mà bạn say mê.
Các đơn ứng tuyển cho học bổng sau đó sẽ được xem xét bởi một ban cố vấn gồm 50 phụ nữ làm việc trong các ngành nghề liên quan đến STEM.
Khoa Tương lai (Faculty for the Future)
Được tài trợ bởi Quỹ Schlumberger, học bổng này dành cho những phụ nữ tài năng trong lĩnh vực STEM từ các trường đại học trên khắp thế giới.
Roseline Chapel, chủ tịch của quỹ, cho biết, Tổ chức Schlumberger quyết tâm tiếp cận các quốc gia và khu vực vẫn chưa có đại diện nào nhận được học bổng.
Học bổng được trao cho những người đáp ứng các tiêu chí về khả năng học hỏi, phẩm chất lãnh đạo, sự tích cực tham gia vào các hoạt động tiếp cận STEM trong các cộng đồng tại quốc gia của họ và những người có thành tích vượt trội trong học tập.
Để nộp đơn, bạn phải là nữ giới và đến từ một quốc gia đang phát triển hoặc nền kinh tế mới nổi, đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ hoặc nghiên cứu sau tiến sĩ trong ngành STEM, và được ghi danh, được nhận hoặc đã nộp đơn ứng tuyển vào một trường đại học / viện nghiên cứu ở nước ngoài.
Học bổng Amelia Earhart (Zonta International Amelia Earhart Fellowship)
Học bổng này được thành lập lần đầu tiên vào năm 1938 để vinh danh Amelia Earhart bởi Zonta International, một câu lạc bộ gồm những người điều hành đều là phụ nữ và là đại diện duy nhất của một doanh nghiệp hoặc một nghề nghiệp trong cộng đồng mà Earhart đã từng là thành viên.
Amelia Earhart là một nhà tiên phong trong ngành hàng không Mỹ và là nữ phi công đầu tiên bay một mình qua Đại Tây Dương. Trong một lần nỗ lực để thực hiện một chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 1937, Earhart đột nhiên biến mất trên không phận trung tâm Thái Bình Dương gần đảo Howland. Điều xảy ra với cô vào ngày định mệnh đó vẫn là một bí ẩn cho đến ngày nay.
Học bổng 10.000 đô la Mỹ thành lập dưới tên của cô được trao hàng năm cho tối đa 30 phụ nữ theo đuổi bằng tiến sĩ về khoa học ứng dụng hàng không vũ trụ hoặc kỹ thuật ứng dụng hàng không vũ trụ, được sử dụng tại bất kỳ trường đại học hoặc cao đẳng nào cung cấp các khóa học sau đại học và bằng cấp trong các lĩnh vực này.
Những người nhận học bổng trước đây đã trở thành phi hành gia, kỹ sư hàng không vũ trụ, nhà thiên văn học, giáo sư, nhà địa chất, chủ doanh nghiệp, người đứng đầu các công ty và thậm chí là Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ.
Phụ nữ thuộc bất kỳ quốc tịch nào theo đuổi bằng tiến sĩ chứng minh thành tích học tập vượt trội trong lĩnh vực khoa học ứng dụng hàng không vũ trụ hoặc kỹ thuật ứng dụng hàng không vũ trụ đều đủ điều kiện để ứng tuyển cho học bổng này.
Theo đó, ứng viên phải đăng ký chương trình tiến sĩ toàn thời gian và hoàn thành ít nhất một năm của chương trình đó hoặc đã nhận được bằng thạc sĩ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ ứng dụng tại thời điểm nộp đơn.
Chương trình học bổng nhà công nghệ nữ giới (Women Techmakers Scholars Program)
Chương trình học bổng này trước đây được gọi là Chương trình học bổng tưởng niệm Google Anita Borg với mục đích tiếp tục tầm nhìn của Tiến sĩ Anita Borg về việc tạo ra sự bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học máy tính, khuyến khích những phụ nữ có tài năng trong lĩnh vực điện toán và công nghệ trở thành nhà lãnh đạo tích cực và hình mẫu trong lĩnh vực này.
Borg, qua đời năm 2003, là một nhân vật truyền cảm hứng trong làng công nghệ, người đã làm việc không mệt mỏi để cách mạng hóa cách con người vẫn nghĩ về công nghệ và phá bỏ các rào cản đối với phụ nữ trong lĩnh vực này.
Chương trình học bổng này bao gồm cơ hội tham gia các khóa đào tạo, hội thảo phát triển cá nhân và nghề nghiệp của Google, cũng như tham gia mạng lưới trực tuyến được thiết kế để chia sẻ tài nguyên và hợp tác trong các dự án ở thế giới công nghệ.
Thái Hằng
Theo SIN/Dân trí
Phá trọng án vận chuyển vũ khí từ Philippines Không phải lần đầu tiên lực lượng cảnh sát Việt Nam bắt giữ những đối tượng tàng trữ vũ khí từ tổ chức chuyên nghiệp cho đến nghiệp dư tự phát. Tuy chưa phát sinh vấn đề nghiêm trọng nhưng với mật độ xuất hiện ngày càng nhiều cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan ban ngành cần siết chặt...