BioNTech đưa nhà máy sản xuất vaccine COVID-19 đến châu Phi
Hãng Công nghệ sinh học BioNTech của Đức đã phát triển thành công một nhà máy sản xuất vaccine từ các container và dự định sẽ chuyển tới châu Phi dưới dạng các module lắp ghép nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine trên toàn cầu.
Một dây chuyền sản xuất vaccine của công ty BioNTech, tại nhà máy của công ty ở Marburg, Đức, ngày 11/2/2022. Ảnh: REUTERS
Nguyên mẫu của nhà máy sẽ là phương tiện để công ty thực hiện cam kết đưa ra hồi năm 2021 với các nước Rwanda, Nam Phi, Senegal và Liên minh châu Phi (AU) nhằm đảm bảo sản xuất vaccine theo công nghệ mRNA cho châu lục này. Hiện tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 tại châu Phi đang thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới.
Theo thông báo của BioNTech, việc xây dựng cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên của công ty tại AU sẽ bắt đầu từ giữa năm nay. Nhà máy được lắp ráp từ 2 module gồm 6 container cho mỗi một module và có thể đi vào hoạt động khoảng 12 tháng sau khi các container được vận chuyển tới châu Phi.
Video đang HOT
Ngày 16/2, tại nhà máy sản xuất vaccine ở Marburg (Đức), BioNTech đã giới thiệu nguyên mẫu của một module cho các lãnh đạo Senegal, Ghana và Rwanda cùng một số quan chức khác như Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ trưởng phát triển của Đức. Lãnh đạo các nước châu Phi đến châu Âu để tham dự hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và AU diễn ra trong ngày 17/2. Tại hội nghị, EU sẽ tái khẳng định cam kết triển khai gói đầu tư trị giá 150 tỷ euro cho châu Phi.
BioNTech đã cùng với hãng dược Pfizer (Mỹ) phát triển thành công vaccine Comirnaty, loại vaccine phòng COVID-19 dựa trên công nghệ mRNA đang được sử dụng phổ biến nhất tại các nước phương Tây và là loại đầu tiên được cấp phép chính thức tại Mỹ. BioNTech cho biết nhà máy container không chỉ sản xuất được vaccine mRNA phòng COVID-19 mà còn có thể các loại vaccine phòng các bệnh khác dựa trên công nghệ này tùy thuộc vào tiến trình phát triển và nhu cầu trong tương lai.
Nhà máy được đặt tên là Biontainer sẽ cần khoảng diện tích 800 m2, kết hợp với cơ sở hạ tầng và các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng tại địa phương. Ban đầu, BioNTech sẽ cử nhân viên tới vận hành cơ sở này và tập huấn cho các đối tác tại địa bàn để chuyển giao quy trình sản xuất bao gồm tới 50.000 bước.
Trong thông báo mới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hoan nghênh sáng kiến của BioNTech nhằm tăng cường sản xuất vaccine tại châu Phi.
Israel: Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech không ảnh hưởng đến thai phụ
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, một nghiên cứu của các nhà khoa học Israel công bố ngày 10/2 cho biết vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech không liên quan đến các biến chứng ở thai phụ như đẻ non, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho phụ nữ mang thai tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TXVN
Nghiên cứu khai thác cơ sở dữ liệu của tập đoàn bảo hiểm y tế Maccabi lớn nhất tại Israel, đã phân tích dữ liệu của khoảng 17.000 phụ nữ được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech trong thời kỳ mang thai, trong khoảng thời gian từ tháng 3-10/2021 và 7.000 thai phụ không được tiêm. Kết quả cho thấy các sự cố liên quan đến trẻ sơ sinh như đã nói ở trên đều không có sự khác nhau giữa hai nhóm. Trong đó, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở cả hai nhóm đều ở mức 0,1%; tỷ lệ đẻ non là 4,2% đối với trẻ có mẹ được tiêm vaccine và 4,8% đối với trẻ có mẹ chưa tiêm; tỷ lệ dị tật là 1,5% đối với nhóm đã tiêm và 2,1% đối với nhóm chưa tiêm; và tỷ lệ trẻ sơ sinh phải điều trị lần lượt là 5,1% và 5,3%.
Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự đối với nhóm thai phụ được tiêm phòng COVID-19 trong 3 tháng đầu mang thai, thời gian vẫn được cho là nhạy cảm nhất đối với thai kỳ.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Nhi khoa JAMA.
Với vaccine Pfizer-BioNTech, khi còn trong giai đoạn thử nghiệm, các nhà sản xuất đã không thử nghiệm đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù vậy, sau khi cấp phép cho loại vaccine này hồi năm ngoái, Bộ Y tế Israel vẫn khuyên dùng đối với các thai phụ. Sau đó, các cơ quan và tổ chức y tế ở nhiều nước khác cũng đưa ra lời khuyên tương tự.
Tại Israel đến nay đã có gần 6,9 triệu người trong tổng số 9,5 triệu dân được tiêm phòng ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, hầu hết là vaccine Pfizer-BioNTech, trong đó 6,11 triệu người đã được tiêm 2 mũi và 4,45 triệu người tiêm 3 mũi.
Mỹ cân nhắc tăng thời gian chờ giữa hai mũi vaccine phòng COVID-19 Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 4/2 cho biết đang cân nhắc kéo dài thời gian chờ giữa hai mũi tiêm vaccine lên 8 tuần nhằm giảm nguy cơ mắc chứng viêm cơ tim và cải thiện hiệu quả của các loại vaccine đang được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Hình ảnh minh họa vaccine phòng...