Bình yên xứ đạo nơi ngã ba sông
Nhiều năm qua, nhờ sự phối hợp tuyên truyền, vận động của các cơ quan chức năng, trong đó chủ công là lực lượng Công an, mà tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) ở xứ đạo Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam luôn được giữ vững…
Xã miền núi Đại Lãnh nằm ở ngã ba sông, nơi dòng sông Kôn và sông Vu Gia gặp nhau, trước khi đổ về biển cả. Trong không khí ngày lễ Giáng sinh đang đến gần, trò chuyện cùng chúng tôi, Đại úy Trương Đình Cường, Trưởng Công an xã cho biết, trên địa bàn xã hiện có 1 cơ sở Tin lành, 1 cơ sở Thiên Chúa giáo. Ngoài ra, còn có 2 điểm nhóm Tin lành Banaba và Cơ đốc Phục Lâm hoạt động riêng.
“Các cơ sở Công giáo có lượng người theo đạo khá đông đến từ 3 xã, gồm: Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn. Vì vậy, chúng tôi rất chú trọng đến công tác phối hợp với các mục sư, linh mục trong công tác đảm bảo bình yên xứ đạo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, TTATXH địa bàn”, Đại úy Cường tâm sự. Hỏi chuyện mới hay, Đại úy Cường là Công an chính quy được tăng cường về công tác ở cơ sở từ năm 2015. Từ đó đến nay, anh luôn cùng với Ban Công an xã tổ chức đảm bảo tốt tình hình ANTT.
Đại úy Trương Đình Cường trò chuyện cùng Mục sư Trần Can về công tác đảm bảo ANTT.
Riêng ở các xóm đạo và các cơ sở Công giáo, anh thường xuyên phối hợp với Đảng ủy, chính quyền và các cơ quan chức năng tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ Giáng sinh, cũng như các ngày lễ lớn trong năm. Chính nhờ sự gần gũi, gắn bó mật thiết giữa lực lượng Công an với các chức sắc Công giáo đã tạo nền tảng vững chắc để tuyên truyền, vận động tín đồ sống “tốt đời, đẹp đạo”, thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Video đang HOT
Nhờ sự an ninh, an toàn ở các xóm đạo đã góp phần vào việc giữ vững ANTT địa bàn các xã Đại Lãnh, Đại Hưng và Đại Sơn. “Từ đầu năm, Ban Công an xã đã tham mưu cho UBND xã thành lập Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng nhiều mô hình hay về đảm bảo ANTT như “Tiếng loa an ninh”, “Khu dân cư không có thanh, thiếu niên mắc các tệ nạn xã hội”, tiếp tục duy trì hoạt động mô hình “Tổ tự quản về ANTT”… Thống kê cho thấy, tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn xã Đại Lãnh trong năm 2018 giảm cả về số vụ lẫn số đối tượng so với năm 2017″, Đại úy Cường thông tin thêm.
Cùng Đại úy Cường, chúng tôi đến Hội thánh Tin lành Đại An ở thôn 9, xã Đại Lãnh. Tiếp chúng tôi, mục sư Trần Can, Quản nhiệm Hội thánh Tin lành Đại An vui vẻ cho biết, cơ sở Tin lành này được thành lập từ năm 1924. Và cá nhân Mục sư Trần Can đã có 26 năm làm quản nhiệm tại đây. Nhiều năm qua, giữa Hội thánh và lực lượng Công an xã Đại Lãnh, Công an huyện Đại Lộc luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về tình hình ANTT, phòng chống cháy nổ.
Mục sư Trần Can tâm sự: “Tôi rất yêu quý mảnh đất này và các tín đồ nơi đây cũng rất yêu quý tôi nên tôi mới gắn bó lâu như thế. Từ khi lên đây, tôi cũng đã đưa cả vợ con đi cùng nên các con tôi đều trưởng thành từ mảnh đất này. Trong các giờ sinh hoạt, chúng tôi thường xuyên lồng ghép việc tuyên truyền cho các tín đồ sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật, tham gia làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Ngọc Thi
Theo CAND
Đà Nẵng muốn ngăn sông Quảng Huế để lấy nước
UBND TP Đà Nẵng đề nghị tỉnh Quảng Nam đắp đập tạm trên sông Quảng Huế để tăng lưu lượng nước về sông Vu Gia.
Ngày 20-11, tin từ Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay lãnh đạo TP vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam, đề nghị tỉnh này trước mắt trong năm 2018 cho đắp đập tạm bằng bao cát trên đỉnh đập Quảng Huế để giảm lượng nước về sông này. Từ đó tăng lượng nước về sông Vu Gia cấp nước cho các huyện Đại Lộc, Điện Bàn (Quảng Nam) và TP Đà Nẵng.
Mực nước sông Quảng Huế cũng đang xuống thấp kỷ lục do không có mưa. Ảnh: HẢI HIẾU
Việc này nhằm giải quyết hạn chế tình trạng nhiễm mặn và thiếu nước tại khu vực hạ du sông Vu Gia, nhất là tại Nhà máy nước cầu Đỏ của Đà Nẵng đang xảy ra tình trạng này rất gay gắt.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam phối hợp nghiên cứu, đánh giá toàn diện khu vực sông Quảng Huế và các công trình chỉnh trị đã xây dựng để có giải pháp điều tiết, nâng cao trình đỉnh đập sông Quảng Huế nhằm nâng cao lượng nước về hạ du sông Vu Gia, khôi phục lại trạng thái tự nhiên trước đây. Đồng thời phục vụ việc đẩy mặn, cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng.
Trước đề nghị này của Đà Nẵng, sáng cùng ngày, PV đã có mặt tại đoạn sông Quảng Huếqua địa phận xã Đại An (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) để ghi nhận tình hình.
Tài trợ
Tại đây, đoạn chảy qua cầu Quảng Huế đang có mực nước chỉ 1 m. Bởi đang là giữa mùa mưa nhưng trên địa bàn thời gian qua hầu như không có mưa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Thành, cán bộ Hợp tác xã Đại An, cho hay hiện có đến 12 ha tại làng rau Bàu Tròn trong tình trạng thiếu nước do mực nước sông Quảng Huế xuống thấp bất thường.
Nói về đề nghị đắp đập tạm của Đà Nẵng, một cán bộ Nông nghiệp của huyện Đại Lộc cho rằng nếu đập tạm này được đắp lên thì các xã Đại An và Đại Cường sẽ có nguy cơ thiếu nước trầm trọng.
TẤN VIỆT - HẢI HIẾU
Theo PLO
Quảng Nam: Người dân "chết lặng" khi 50 tấn cá lăn ra chết Mưa lớn khiến lượng đất, đá trên núi đổ xuống đập gây đục nguồn nước khiến hơn 50 tấn cá diêu hồng của hai hộ nuôi ở Quảng Nam chết nổi trắng lồng. Chiều ngày 27.11, trao đổi với Dân Việt, ông Đỗ Thanh Cảng - Chủ tịch UBND xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam xác nhận, có số lượng...