Bình yên trở lại trên đỉnh Pú Nhi
Ông Sủng A Thi – Phó Chủ tịch UBND xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, cho biết: “Nhiều năm trước đây, Pú Nhi là điểm nóng về tệ nạn ma túy và tái trồng cây thuốc phiện của tỉnh. Nhưng bây giờ, Pú Nhi đã bình yên rồi…”.
Trước tình hình tệ nạn ma túy và tái trồng cây thuốc phiện ở Pú Nhi ngày một phức tạp, Công an tỉnh Điện Biên đã tham mưu UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch 750 về mở cuộc vận động củng cố địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm, tệ nạn ma túy tại huyện iện Biên ông, thành lập Ban chỉ đạo, trưng tập 134 cán bộ các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang của tỉnh và huyện iện Biên ông tham gia các tổ công tác liên ngành, trong đó nòng cốt là lực lượng công an.
Người dân Pú Nhi được hỗ trợ sản xuất để giã từ cây thuốc phiện và tệ nạn ma túy. Ảnh: T.P
Các tổ công tác đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức 56 buổi họp dân tại 56 bản, với sự tham gia của gần 9.000 lượt người và có 98% hộ gia đình tự nguyện ký cam kết bảo đảm an ninh trật tự. ồng thời, vận động, nhân dân tích cực đấu tranh, tố giác thêm 11 điểm bán lẻ ma túy, 14 người nghiện ma túy có biểu hiện trộm cắp và 2 trường hợp tàng trữ vũ khí tự chế.
Với sự giúp đỡ tích cực của nhân dân, tổ công tác đã rà soát, lập danh sách 55 người nghiện ma túy, 48 đối tượng đang chấp hành án phạt tù tại các trại cải tạo, 15 đối tượng mãn hạn tù; lập hồ sơ, gọi hỏi, răn đe 45 đối tượng trong diện quản lý; gặp gỡ, động viên và gửi thư kêu gọi đầu thú tới gia đình 4 đối tượng trốn truy nã; vận động thu hồi 21 khẩu súng các loại.
Với sự vào cuộc tích cực của lực lượng công an, tệ nạn nghiện hút chất ma túy trên địa bàn giảm mạnh, số người nghiện hút mới không gia tăng nên hiện tượng buôn bán, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy hầu như không còn. Đặc biệt, hiện tượng lén lút tái trồng cây thuốc phiện ở Pú Nhi chấm dứt hẳn.
Video đang HOT
Những nương vườn từng trồng cây thuốc phiện được Nhà nước hỗ trợ để chuyển đổi sản xuất sang trồng lúa, ngô, nhãn, chuối; chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những đối tượng từng có hành vi phạm phạm trong sử dụng chất ma túy hoặc tái trồng cây thuốc phiện được hỗ trợ cai nghiện, học tập giác ngộ để nâng cao nhận thức, chuyển hướng làm ăn, thay đổi tập tục canh tác…
Song song với hỗ trợ, lực lượng chức năng thực hiện giám sát nghiêm ngặt và động viên, răn đe, điều chỉnh kịp thời. Nhờ thế, hiện tượng tái phạm không diễn ra.
Đến nay, dù còn nhiều khó khăn, song cuộc sống của nhân dân tại xã Pú Nhi đã dần ổn định, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế – xã hội phát triển. Người dân thêm tin yêu, gắn bó với quê hương và càng kiên quyết hơn dứt bỏ sử dụng, buôn bán, tái trồng cây thuốc phiện.
Theo Danviet
Kì diệu ở Si Pa Phìn: Nương lúa, ngô đẩy lùi vườn anh túc
Nhờ tích cực vận động người dân bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, trồng lúa nước..., đến nay xã Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã không còn những ruộng hoa anh túc. Những nương lúa, ngô đạt năng suất và chất lượng cao đang mang lại no ấm cho người dân nơi đây.
"3 cùng" với người dân
Trước đây, vùng đất Si Pa Phìn nổi tiếng về trồng cây anh túc và buôn bán ma túy. Do địa hình phức tạp, giáp biên giới, vì thế nhiều người dân nơi đây quen với việc trồng cây thuốc phiện, mua bán "cơm đen".
Nhiều năm sau khi Nhà nước ban hành quyết định cấm tái trồng cây thuốc phiện, người dân vẫn lén lút đi trồng ở những nơi rừng sâu núi thẳm. Để đến triệt phá được những nương thuốc phiện như thế, cán bộ phải đi mất vài ngày, ngủ trên rừng, hay đi trên những mỏm núi đá rất nguy hiểm.
Nhờ phát triển trồng trọt và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, nhiều hộ nông dân ở Si Pa Phìn đã có cuộc sống no ấm, vươn lên làm giàu... Ảnh: T.T
Ông Nguyễn Văn Thái - Chủ tịch UBND huyện Nậm Pồ chia sẻ: "Để bà con không tái trồng cây thuốc phiện là rất khó khăn. Do phong tục và nguồn lợi siêu khủng từ nhựa thuốc phiện mang lại, nên trong những năm trước, nhiều hộ vẫn lén lút trồng cây anh túc ở những khu vực giáp biên giới. Huyện phải thành lập những đoàn công tác thực hiện "3 cùng" với nhân dân, vận động bà con từ bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển chăn nuôi, làm lúa nước".
Theo đó, Trạm Khuyến nông, khuyến lâm huyện thực hiện những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao để người dân học tập. Cùng với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, những chương trình, dự án của ảng, Nhà nước đã được nhân dân triển khai, mang lại hiệu quả.
Có tiềm năng về đất đai, Si Pa Phìn được huyện quy hoạch là một trong những xã phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa. Năm 2010, ảng bộ xã Si Pa Phìn đã có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo "Phát triển chăn nuôi gia súc" trên địa bàn. Cùng với tăng cường tuyên truyền, vận động bà con phát triển chăn nuôi gia súc tập trung, UBND xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. ến nay toàn xã có gần 2,5ha đất trồng cỏ voi, trên 9.000 con trâu, bò.
Tương lai ngày càng tươi sáng
Ông Vàng Văn Lập ở bản Tân Hưng là một trong những hộ người Mông đã tránh xa cây thuốc phiện, lấy nông nghiệp hàng hóa để làm giàu. Hiện ông đang sở hữu đàn trâu, bò trên 50 con, gần 100 con dê, lợn. Bình quân mỗi năm đàn gia súc mang về cho gia đình ông Lập nguồn thu hàng trăm triệu đồng. Ông Lập bảo: "Từ bỏ cây thuốc phiện, giờ đây, số hộ nghèo, cận nghèo của bản chỉ đếm trên đầu ngón tay".
Nhiều hộ trong xã còn mạnh dạn vay vốn đầu tư dịch vụ, như gia đình anh Lò Văn Soạn (bản Chiềng Nưa 1), năm 2006 đã vay vốn mua trâu nái, đồng thời đào ao thả cá. Sau 5 năm, anh mua 1 ôtô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa, nông sản cho người dân quanh vùng. ến nay, cuộc sống của gia đình anh đã khá hơn nhiều.
"Trên những mảnh đất từng trồng cây thuốc phiện bây giờ chỉ còn lúa, ngô, cây ăn quả thôi. Có trồng thuốc phiện mãi thì vẫn đói nghèo, tù tội..." - anh Soạn tâm sự.
Ông Nguyễn ức Cam - Bí thư ảng ủy xã Si Pa Phìn phấn khởi nói: Những năm gần đây, đời sống của người dân trên địa bàn thực sự chuyển biến rõ rệt. Trong tổng số hơn 1.000 hộ với trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số phân bố tại 16 bản, tỷ lệ hộ nghèo của xã giờ đây chỉ còn 59% theo chuẩn nghèo đa chiều.
Các vấn đề về văn hóa, y tế, giáo dục... cũng được bà con quan tâm hơn; riêng trong năm 2018, xã đã có 13/16 bản đăng ký bản văn hóa; trong đó đề nghị công nhận lại 3 bản, giữ vững danh hiệu 1 bản và có 9 bản công nhận mới.
Những mùa hoa anh túc đã không còn, thay vào đấy là những mùa vàng bội thu, những mô hình trang trại chăn nuôi gia súc cho thu nhập cao. Si Pa Phìn là điểm sáng của tỉnh Điện Biên về xóa bỏ trồng cây thuốc phiện, tập trung phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa. Cũng nhờ xóa bỏ cây anh túc, tệ nghiện hút thuốc phiện, tội phạm ma túy hầu như không còn; con trẻ cũng được chăm chút, học hành đầy đủ hơn.
"Tương lai của người Mông ở Si Pa Phìn ngày càng tươi sáng hơn nhờ người lớn đã thay đổi tư duy và con trẻ được đầu tư học hành bài bản" - ông Nguyễn Đức Cam nói vậy.
Theo Danviet
Điện Biên: 2 cháu nhỏ bị lũ cuốn trôi, mới tìm thấy một thi thể Chiều 3/8, tại địa phận bản Cảnh Lay, xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông, một trận lũ ống đã bất ngờ ập đến cuốn trôi 2 em nhỏ. Ảnh minh họa Ông Bùi Ngọc La, Chủ tịch UBND huyện Điện Biên Đông cho biết, khoảng 16h chiều, cháu Lò Văn Thuận (4 tuổi) khi trên đường đi chơi về ra suối rửa...