Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo (Kon Plông, Kon Tum)
Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng…
đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Cảnh sắc yên bình ở làng Vi Rơ Ngheo
Làng Vi Rơ Ngheo nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu người Xơ Đăng. Ngôi làng nhỏ từ xa xưa là tên con suối chảy quanh làng mang vẻ mộc mạcbình yên, khí hậu trong lành và còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng.
Bao quanh ngôi làng nhỏ Vi Rơ Ngheo là dãy núi Ngọc Ruông với 4 ngọn núi hợp thành. Đứng trên đỉnh núi Ngọc Ruông, ngôi làng Vi Rơ Ngheo như một bức tranh thủy mặc với những dãy núi trùng điệp, uốn lượn ôm lấy ngôi làng nhỏ, những con suối hiền hòa chảy róc rách ngày đêm tưới nước cho ruộng lúa xanh ngát…
Khí hậu mát mẻ tạo nên một thảm thực vật phong phú, đa dạng và tạo nên một “thiên đường” của hoa địa lan. Đặc biệt, dãy núi Ngọc Ruông còn sở hữu một kho báu với các loại hoa rừng như: đỗ quyên, hoa sim, hoa mua, địa lan… khoe sắc bốn mùa. Bên vách đá chênh vênh của dãy núi khổng lồ là rừng cây thông 5 lá với tuổi đời hàng trăm năm, sừng sững trên đỉnh Ngọc Ruông.
Hoa địa lan khoe sắc trên đỉnh núi Ngọc Ruông
Video đang HOT
Đến nay người dân làng Vi Rơ Ngheo đã sưu tầm, nhân giống trồng được khoảng 1.000 chậu địa lan và phong lan; tổ chức khoanh nuôi, bảo tồn 5 đồi hoa phong lan và sim, mua quanh làng. Khi bóng chiều phủ núi đồi cũng là lúc sắc hồng, vàng hoa địa lan nhường chỗ cho rừng hoa sim khoe sắc, nhuộm tím cả cánh rừng.
Đã bao đời, dân làng chung tay bảo vệ từng cây gỗ, cây lan, cây sim trên cổng trời Ngọc Ruông. Từng ngôi nhà, con suối, khu rừng già ven làng được người dân gìn giữ, bảo vệ và chăm chút nhằm tô thêm cảnh sắc cho làng.
Bên ngôi nhà truyền thống của đồng bào Xơ Đăng luôn có những chậu hoa địa lan khoe sắc vàng thắm
Anh A Kiểu (SN 1993), làng Vi Rơ Ngheo cho biết: “Hoa địa lan nở rộ khắp dãy núi từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau. Dân trong làng không dám nhổ lan vì sợ Yàng phạt. Mỗi mùa mưa, người dân lại mang lan từ nhà lên rừng trồng nhằm nhân rộng các giống lan. Để đón khách du lịch, người dân trong làng cũng chuẩn bị nhiều các món ăn đặc sản của người Xơ đăng; luyện tập, biểu diễn cồng chiêng, múa xoang để phục vụ khách du lịch”.
Làng Vi Rơ Ngheo còn lưu giữ được nhiều lễ nghi truyền thống như: Mừng lúa mới, Lúa thừa, Nhà rông, Đâm trâu, Cúng giọt nước… Cùng với những ngôi nhà sàn được làm theo đúng truyền thống của người Xơ Đăng. Các ngôi nhà đều lưu giữ những giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa đa dạng với những kiến trúc độc đáo gắn liền với đời sống sinh hoạt của cộng đồng người Xơ Đăng.
Người dân làng Vi Rơ Ngheo rất thân thiện, mến khách, sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch tích cực cho du khách
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Kon Plông Phạm Văn Thắng thông tin: Việc được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cộng đồng là một cơ hội để làng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp hơn. Chính quyền địa phương đã vận động các gia đình phục dựng lại toàn bộ những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng từng nhóm hộ để phát triển. Với những sản vật, ẩm thực đặc trưng của địa phương, người dân phát triển nuôi heo, nuôi vịt, gà cung cấp những món ăn phục vụ du khách. Ngoài ra, chúng tôi tuyên truyền vận động bà con không được bán đất, tập trung phát triển du lịch góp phần thoát nghèo bền vững.
Một số hình ảnh độc đáo của ngôi làng Vi Rơ Ngheo:
Các ngôi nhà thiết kế theo phong cách truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, có cửa sổ mở ra ruộng, nhìn ra những khu cánh đồng, sông suối
Dân làng cẩn thận chăm sóc, nhân bản từng cây địa lan
Đến nay người dân làng Vi Rơ Ngheo đã sưu tầm, nhân giống trồng được khoảng 1.000 chậu địa lan và phong lan
Làng Vi Rơ Ngheo vừa được tỉnh Kon Tum công nhận là làng du lịch cộng đồng và là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông
Làng Vi Rơ Ngheo vừa được tỉnh Kon Tum công nhận là làng du lịch cộng đồng và là làng du lịch cộng đồng thứ hai của huyện Kon Plông, sau làng du lịch cộng đồng Kon Pring (thị trấn Măng Đen). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phát triển các sản phẩm du lịch của địa phương bằng việc đa dạng hóa các hình thức trải nghiệm cho du khách, tạo không gian kết nối giữa các làng du lịch cộng đồng. Đồng thời, tạo động lực cho đồng bào Xơ Đăng gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và là cơ hội tốt để người dân thoát nghèo. |
Vẻ đẹp làng cổ Lại Đà, huyện Đông Anh
Làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh nằm bên bờ sông Đuống, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km.
Ngôi làng cổ này là quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian và đời sống xã hội, đến nay, làng vẫn còn lưu giữ được nguyên vẹn hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ xưa như: cây đa, giếng nước, sân đình cùng những kiến trúc cổ kính.
Cổng làng Lại Đà được phục dựng lại vào năm 2010 theo kiến trúc cổ, họa tiết đơn giản, không phô trương, toát lên vẻ tôn nghiêm, trang trọng, thể hiện sự nền nếp của làng.
Làng Lại Đà hôm nay.
Bước qua cổng là hàng trúc tươi tốt, tỏa bóng rợp mát con đường dẫn vào làng. Làng Lại Đà có cụm di tích kiến trúc nghệ thuật - không gian văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn, năm 1989 được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia.
Điểm nhấn ấn tượng của làng Lại Đà là những con đường nhỏ, hai bên là tường gạch rêu phong dẫn vào khuôn viên mỗi gia đình. Cổng mỗi nhà được trồng nhiều loại cây, hoa, nhiều màu sắc, tạo nên cảnh sắc bình yên của làng quê.
Người Xơ Đăng ở Kon Tum mở homestay đón khách du lịch Tại làng du lịch Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), đồng bào Xơ Đăng đã và đang xây dựng ngôi làng mang những nét độc đáo riêng mà hiếm nơi nào có được. Nhà rông bên ruộng lúa của làng. Ảnh Thanh Tuấn Làng Vi Rơ Ngheo là nơi khoảng 300 đồng bào dân tộc Xơ Đăng...