Bình yên giữa làng chài cổ
Làng chài Cái Bèo (hay còn gọi là làng chài Vụng O, thuộc quần đảo Cát Bà, huyện đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng) không chỉ là địa điểm du lịch thu hút rất đông du khách nhờ thiên nhiên và hải sản tươi ngon, mà ẩn sau đó còn là một ‘kho tàng’ với những giá trị văn hóa truyền thống hàng ngàn năm lịch sử…
Làng chài Cái Bèo là làng chài cổ nhất Việt Nam vẫn còn giữ được những giá trị văn hóa lâu đời cùng nét đẹp hoang sơ vừa truyền thống vừa hiện đại đến ngày nay – Ảnh: Internet
Không sôi động như bến tàu ra vịnh Lan Hạ nhưng bến Bèo khá đa dạng các loại tàu, thuyền, đò sẵn sàng đưa khách đi khám phá vẻ đẹp thanh bình của làng chài cổ nhất Việt Nam – Cái Bèo.
Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi, kết lại san sát nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng. Giữa ngàn sương, nhà nổi lấp ló hòa cùng hơi nước mờ ảo. Xen lẫn là tiếng hò nhau của trẻ em làng chài rủ nhau đi học.
Cái Bèo được đánh giá là một di chỉ khảo cổ học có giá trị quan trọng nhất hiện nay của vùng ven biển và hải đảo Đông Bắc Việt Nam, với 4 lần khảo sát và khai quật của các đoàn khảo cứu. Lần đầu tiên vào năm 1938, nhà khảo cổ học M.Colani người Pháp đã phát hiện Cái Bèo chính là nôi văn hóa cổ của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Viện Khảo cổ học đã tiến hành thám sát và manh nha phát hiện nôi văn hóa biển. Đến năm 1981, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có cuộc khai quật lần thứ hai tại đây. Tuy phạm vi khai quật chỉ với diện tích 78m2 song đã tìm được nhiều hiện vật đá ở hai giai đoạn phát triển kế tiếp nhau là tiền Hạ Long và Hạ Long.
Vào năm 1986, lần khai quật thứ ba được tiếp tục tiến hành. Các nhà khảo cổ đã tìm được gần 180 công cụ đá bao gồm công cụ ghè đẽo, công cụ mài không qua chế tác của 6 chày và hòn ghè… Phân tích các mẫu hiện vật đã phát hiện có cơ sở kết luận Di chỉ Cái Bèo gồm 2 giai đoạn văn hóa: Giai đoạn tiền Hạ Long và văn hóa Hạ Long.
Lần khai quật thứ tư vào năm 2006 có sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín. Khi kết thúc khai quật đầu tháng 1-2007 đã thu được từ 10 hố có 137 hiện vật đá, 1.424 mảnh gốm tiền sử và 568 tiêu bản di cốt động vật và vỏ nhuyễn thể biển. Phân tích cho thấy, những tổ hợp di vật thu được đều làm từ đá granít và gốm vặn thừng dập thô, xương cá, vỏ sò, vỏ hàu biển kích thước lớn…
Đến với làng chài Cái Bèo, du khách có thể trải nghiệm một kiểu đi chơi khá thú vị là thuê tàu tham quan giữa các hộ gia đình nuôi cá bè, tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài. Không chỉ thế, du khách còn có thể thoải mái ngắm nhìn khung cảnh nên thơ của vịnh và thưởng thức những món ăn đặc sản chế biến từ cá, tu hài, tôm trên các nhà hàng nổi do chính người dân làng chài đánh bắt hay nuôi trồng.
Cái Bèo được xếp hạng Di tích cấp quốc gia năm 2009. Nơi đây, hàng ngàn năm trước cư dân cổ đã quần tụ, sinh sống. Mạch nguồn sự sống ấy hình như chưa bao giờ đứt đoạn mà cứ thế tiếp nối cho đến ngày nay. Cùng với cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp, Cái Bèo luôn cuốn hút du khách với vẻ đẹp hòa quyện giữa mộng mơ và thực tế. Và đặc biệt, trong làn mưa lất phất mùa xuân, những con thuyền chở khách du ngoạn dường như chở theo những mùa xuân nho nhỏ đang cựa mình xanh biếc càng làm bồn chồn bước chân du khách….
Cảnh đẹp Nam Ô là nguồn cảm hứng tạo nên những tác phẩm ấn tượng của cuộc thi Ngôi nhà mơ ước 2024
Vùng đất xanh Nam Ô (Đà Nẵng) được Ban Tổ chức cuộc thi vẽ tranh Ngôi nhà mơ ước 2024 lựa chọn là một trong các chủ đề giúp các em nhỏ tạo nên những tác phẩm ấn tượng nhất.
Tạp chí Trẻ em Việt Nam - Cơ quan ngôn luận của Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng phẩm Eras Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh "Ngôi nhà mơ ước" năm 2024 với chủ đề "Ngôi nhà xanh".
Theo Ban Tổ chức, mỗi thí sinh tham dự được gửi tối đa 2 bức tranh (hoặc có thể lựa chọn 1 trong 2) thể hiện theo hình thức: Tác phẩm thứ nhất: Vẽ về Ngôi nhà xanh của em (ý tưởng tùy chọn); Tác phẩm thứ hai: Vẽ theo chủ đề Vùng đất Nam Ô xanh (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).
Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổng hợp một số hình ảnh của vùng đất Nam Ô, làm nguồn cảm hứng cho các thí sinh tham khảo:
Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam (Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng), là một làng chài cổ xưa nằm phía nam dưới chân đèo Hải Vân, ngọn đèo với cảnh hoang sơ ngoạn mục, hùng vĩ.
Làng chài cổ Nam Ô có rừng Cu Đê nằm trên hòn Phụng (còn gọi là núi Cu Đê). Từ trên cao nhìn xuống, khu rừng giống như một con chim lớn tung cánh trên bãi cát vàng, đang nhoài mình ra biển.
Video đang HOT
Ghềnh Nam Ô
Ghềnh Nam Ô
Cầu Nam Ô là nhịp cầu nối liền tuyến đường sắt Bắc Nam. Chiếc cầu tuy không quá hiện đại, nổi bật như cầu Rồng hay cầu Sông Hàn nhưng với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của nó đã tạo ấn tượng cho người địa phương và nhiều tín đồ du lịch Đà Nẵng.
Khu vực Nam Ô có nhiều cảnh quan đẹp và nhiều di tích văn hóa lịch sử.
Bãi biển Nam Ô là một điểm đến lý tưởng khi bạn muốn rời xa đô thị đông đúc, đầy khói bụi để tìm cho mình một khoảng không gian yên tĩnh, thư giãn. Vì nằm tương đối xa trung tâm nên bãi biển Nam Ô gần như vẫn giữ gìn được nguyên vẹn những nét đẹp hoang sơ, vốn có.
Ghềnh đá Nam Ô gồm những rải đá ngầm, nhấp nhô trên mặt nước. Những phiến đá với đầy đủ hình thù, phủ thêm một lớp rêu xanh mang đậm nét phong trần, thi vị. Từ trên nhìn xuống, chúng tựa như một dải lụa xanh thẫm, vắt ngang giữa biển. Tất cả tạo nên một khung cảnh vô cùng hữu tình và thơ mộng.
Ghềnh đá là một địa điểm "sống ảo" ưa thích của du khách mỗi khi đến Nam Ô
Thời điểm bình minh và hoàng hôn là khoảng thời gian lý tưởng nhất để chụp hình tại bãi đá
Những phiến đá tạo nên một bức tranh vô cùng nên thơ và lãng mạn
Ghềnh Nam Ô trong sương sớm bình minh tựa như một bức tranh phong thủy hữu tình
Bề dày văn hóa - lịch sử khu vực Nam Ô
Làng Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, hình thành song song với quá trình mở đất phương Nam của cha ông ta. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây đã và đang chứa đựng một đời sống tinh thần và tâm linh phong phú, đó là hệ thống di tích lịch sử, tâm linh có giá trị.
Nơi đây được mệnh danh với vùng đất "huyền sử" với nhiều di tích lịch sử như: Giếng vuông của người Chăm Pa cổ, miếu Âm linh, miếu Bà Liễu Hạnh... Các di tích trên đều gắn liền với những huyền thoại, câu chuyện của con người nơi đây trong quá trình mở cõi, xây dựng đất nước.
Toàn cảnh lăng Ông ở làng Nam Ô, nơi đang lưu giữ gần 60 bộ cốt cá Ông lụy vào bờ.
Đình làng Xuân Dương, nơi ghi dấu văn hóa, lịch sử, tâm linh của vùng đất Nam Ô
Đến nay, lăng giếng vẫn giữ được những thành phần cấu trúc cơ bản của giếng Chăm cổ với lòng giếng và thành giếng đều có thiết kế hình vuông, 4 trụ gắn 4 miếng đá nguyên khối.
Giếng Lăng được khẳng định là một di tích hàng trăm năm tuổi của người Chăm, hiện vẫn cho mạch nước ngon ngọt
Đua ghe truyền thống trên sông Cu Đê
Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô là làng nghề truyền thống nức tiếng lâu đời của địa phương, tương truyền thời xưa là sản phẩm được dùng để tiến Vua.
Làng nghề đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản phi vật thể quốc gia từ năm 2019 và được thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển sản phẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng.
Gỏi cá Nam Ô
Đến với Nam Ô, ngoài những món hải sản tươi sống phổ biến, thực khách sẽ được biết đến những món ăn đặc sắc như mực gành, mứt rong biển, cháo chờ... và đặc biệt nhất, nổi tiếng nhất chính là món gỏi cá Nam Ô, đặc sản mà du khách nào cũng phải thưởng thức.
Hóng tập 15 'Biển của Hy vọng': Văn Mai Hương hát live như 'nuốt đĩa', Anh Tú 'gây thương nhớ' dù chỉ xuất hiện vài giây Hồi 3 'Biển của Hy vọng' được bắt đầu từ bãi biển Phú Quốc xinh đẹp cùng với những gương mặt mới. Ở tập trước, Biển của Hy vọng do Viettel Media sản xuất đã khép lại Hồi 2 tại Làng chài cổ - Cù Lao Mái Nhà, tỉnh Phú Yên cùng với những bản nhạc da diết, những câu chuyện vui buồn...