Bình xịt giúp cầu thủ giảm đau sau va chạm trên sân
Thành phần thường là CO2 lạnh và Etyl clorua khiến da đông lạnh cục bộ, tê cứng, từ đó dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não.
Khi cầu thủ thi đấu, những trường hợp va chạm dẫn đến chấn thương không ra máu, không gãy xương có thể dùng bình xịt gây tê để giảm đau tại chỗ.
Sau khi xịt vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau. Các nhân viên y tế phải cân nhắc mức độ chấn thương để quyết định cầu thủ có thể tiếp tục thi đấu hay không.
Bình xịt giúp ức chế cơn đau, không có tác dụng điều trị vết thương. Ảnh: Slate
Thành phần của bình xịt thường là CO2 lạnh và Etyl clorua có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời. Etyl clorua có nhiệt độ sôi chỉ hơn 12 độ C. Khi xịt lên da (khoảng 37 độ C), chất này sẽ sôi và bốc hơi, kéo theo nhiệt mạnh, khiến da bị tê cứng và đông lạnh cục bộ. Từ đó, dây thần kinh không truyền được cảm giác đau lên não bộ. Khí CO2 lạnh có chức năng gây tê, giảm đau, làm mát vết thương. Đối với những pha va chạm gây sưng, bầm tím sẽ có hiệu quả ngay lập tức.
Theo NCBI, nguyên lý hoạt động của bình xịt tương tự khi ta cầm cục đá lạnh trên tay, dây thần kinh cảm giác bị tê và không truyền được cơn đau.
Video đang HOT
Đối với cầu thủ bóng đá, cảm giác đau biến mất nhanh chóng một phần có thể do tâm lý phấn khích khi thi đấu khiến họ quên đau đớn.
Phương pháp bình xịt tê giảm đau chỉ có tác dụng ức chế và giảm đau tạm thời, không có tác dụng chữa trị vết thương. Sau trận đấu, cầu thủ vẫn phải được bác sĩ thăm khám và điều trị chấn thương sớm nhất để nhanh chóng phục hồi.
Theo VNE
8 dấu hiệu báo động của đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Sau đây là những lưu ý cần biết trước khi quyết định uống một viên aspirin cho bớt đau lưngvà nói với bản thân là "mình không bị gì", theo báo Reader's Digest.
Bị thương ở lưng: Khi bạn té ngã, va quệt giao thông hoặc có những va chạm ở lưng và đau đến nỗi muốn đi gặp bác sĩ, nhiều khả năng bạn bị chấn thương cột sống. Bạn nên tiến hành chụp X-quang hay CT để đánh giá thương tích.
Sụt cân: Sụt cân nhanh và không giải thích được chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt. Và khi nó kèm theo đau lưng, đó có thể là một khối u ở xương sống.
Một khối u có thể làm suy yếu cột sống, dẫn đến gãy xương và đau, có thể đè dây cột sống và các nhánh, dẫn đến suy yếu cùng nhiều vấn đề khác.
Không thể kiểm soát bàng quang: Đau lưng kết hợp với mất chủ động tiểu hoặc đại tiện, cảm giác yếu hay tê chân là những dấu hiệu không được phớt lờ. Những triệu chứng này có thể là cảnh báo hội chứng đuôi ngựa vốn thường do sự đè ép toàn bộ bao dây thần kinh ở phần xương sống dưới gây ra, dẫn đến rối loạn ruột và bàng quang.
Đau khiến thức giấc nửa đêm: Trong nhiều trường hợp, đau lưng do tình trạng ngồi làm việc suốt ngày sẽ đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu thường xuyên thức giấc do đau lưng (mà không phải do chất lượng tấm nệm kém), đó là một cảnh báo.
Nếu kèm theo đó là việc mất đi sự thèm ăn, bị sốt hay tê người, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Đau dạ dày: Đau dạ dày thường được cảm nhận ở lưng, nghĩa là đau lưng có thể bắt nguồn từ vùng bụng. Tình trạng nghiêm trọng gì cần cảnh giác? Đó là bệnh phình động mạch chủ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần được cấp cứu.
Co thắt lưng và đau khung chậu: Nếu cơn đau lưng của bạn ít liên tục hơn và xảy ra theo từng cơn co thắt, bạn có thể đang bị sạn thận. Nếu đúng như vậy, bạn cũng có thể nhìn thấy chút máu trong nước tiểu.
Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể phải tiến hành chụp X-quang để định bệnh.
Loãng xương: Cơn đau có thể qua đi, nhưng nếu nó kéo dài, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn có thể cần tiến hành thủ thuật bơm xi măng sinh học cột sống (vertebroplasty) để củng cố nó.
Tê người: Việc chấn thương dây cột sống có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vĩnh viễn là lý do đủ để đưa bạn đến phòng cấp cứu, nếu bạn bị đau lưng và tê người, đặc biệt ở chân.
Tình trạng này thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương một hoặc nhiều dây thần kinh vùng thắt lưng. Bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Theo thanhnien
Tại sao cầu thủ thường súc miệng giữa trận đấu Trong giờ nghỉ giữa hai hiệp, các cầu thủ thường súc miệng bằng dung dịch carbohydrate để cải thiện khả năng vận động, tăng hiệu suất thi đấu. Theo dõi các trận bóng đá, người hâm mộ dễ dàng nhận thấy một hành động rất phổ biến của cầu thủ là súc miệng trên sân trong giờ giải lao. Giờ nghỉ giải lao...