Bình Thuận xem xét thu hồi hơn 1.500ha đất thực hiện 50 dự án vào năm 2023
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, địa phương đang xem xét thu hồi hơn 1.500 ha đất làm 50 dự án trong năm 2023.
Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo kết quả tổng hợp danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất năm 2023 cấp huyện.
Trên cơ sở nội dung đề xuất của cấp huyện và kết quả tổng hợp, đối với danh mục chuyển mục đích sử dụng đất sau 03 năm chưa thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất hủy bỏ đối với 06 dự án do không có khả năng thực hiện. Đồng thời, cho phép chuyển tiếp thực hiện đối với 36 dự án để tiếp tục thực hiện các thủ tục về đất đai vì các dự án này Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện đã kiểm kê hiện trạng, thông báo thu hồi đất, đã bố trí được kinh phí thực hiện.
Đối với danh mục các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất sau 03 năm chưa thực hiện, đề xuất hủy bỏ đối với 12 dự án do không có vốn, không có khả năng thực hiện; cho phép chuyển tiếp thực hiện đối với 99 dự án.
Riêng danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ thực hiện năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị UBND tỉnh thống nhất danh mục có 17 dự án chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó có 12 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích 22,88 ha và 05 dự án chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ với diện tích 15,27 ha để thực hiện năm 2023.
Về danh mục các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện năm 2023, thống nhất danh mục có 50 dự án với diện tích là 1.519 ha thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện năm 2023.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Văn Đăng thống nhất với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp chiều ngày 10/11. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường được giao phối hợp với các sở ngành liên quan sớm hoàn chỉnh báo cáo trình UBND tỉnh.
Đô thị Việt Nam vượt bậc cả về lượng và chất nhưng vẫn còn tồn tại nhiều
Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021.
Chiều 16/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chuỗi 3 hội thảo chuyên đề, với các chủ đề: "Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị hướng đến phát triển bền vững"; "Phát triển hệ thống hạ tầng và chỉnh trang tái thiết đô thị"; "Cơ chế, chính sách quản lý phát triển đô thị".
Theo Kiến trúc sư (KTS) Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với những thành tựu chung về kinh tế - xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc cả về số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ đô thị hóa đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ.
Đô thị hóa đúng hướng là một nhiệm vụ quan trọng giúp quốc gia, đô thị phát triển bền vững hơn. Quy hoạch đô thị chính là nền tảng để định hướng thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường sinh thái. Quản lý phát triển đô thị cần phải song hành cùng quy hoạch đô thị để quản lý các vấn đề của đô thị, phát huy lợi thế của đô thị hóa và hạn chế tối đa những bất cập. Quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn dài hạn, có tính đồng bộ và hiện đại, lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển.
Mặc dù đã có phát triển mạnh mẽ, song đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.
KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỷ lệ đô thị còn thấp. Phát triển đô thị còn dàn trải, gây lãng phí về đất đai. Hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều.
Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, gây ra nhiều tác động tiêu cực.
Phát triển đô thị và tư duy khai thác đô thị mới chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt, thiếu tầm nhìn về đầu tư dài hạn. Sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo trong cư dân đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến sự bất bình đẳng trong tiếp cận và hưởng thụ phúc lợi xã hội. Mâu thuẫn giữa phát triển với việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa lịch sử đô thị diễn ra gay gắt...
Việc sử dụng đất đai, dân số, lao động nhằm tăng cường chất lượng, tính hiệu quả, khả thi và bền vững của đô thị trong các đồ án quy hoạch còn có nhiều bất cập; công tác quy hoạch quản lý sử dụng không gian ngầm và hệ thống công trình ngầm đô thị chưa được chú trọng.
Bên cạnh đó, phương pháp luận về lập quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư phát triển rất nhanh của đô thị hóa. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy: Mô hình kinh tế đô thị, mô hình quản lý đô thị Việt Nam đến nay không còn phù hợp, đã bộc lộ các hạn chế làm cản trở quá trình phát triển kinh tế; vai trò đầu tàu, tác động đến sự phát triển của các vùng và trong liên kết vùng chưa thật rõ rệt...
Hệ thống pháp luật về quy hoạch, phát triển đô thị, đầu tư, đầu tư công, đất đai, xây dựng, nhà ở còn chưa thống nhất, không đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy trình phức tạp và sản phẩm cứng nhắc của các đồ án quy hoạch đang tạo ra cản trở lớn cho các nhà đầu tư. Khả năng tiếp cận thị trường của đồ án quy hoạch đô thị hiện nay còn rất hạn chế. Từ đó dẫn đến thực trạng để đáp ứng và thu hút các dự án đầu tư, chính quyền địa phương thường xuyên phải tiến hành điều chỉnh cục bộ các quy hoạch cấp trên liên quan (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu) theo một quy trình phức tạp và mất nhiều thời gian, điều này làm ảnh hưởng lớn đến cơ hội đầu tư và chi phí chung của doanh nghiệp.
Các công cụ quản lý phát triển đô thị còn thiếu; công tác kiểm tra, giám sát quy hoạch, xây dựng, phát triển đô thị chưa được thực hiện thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hệ thống thông tin, dữ liệu, số liệu cần thiết để phục vụ công tác lập quy hoạch còn thiếu.
Việc chưa ban hành Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch cấp trên, trong khi hiện nay các tỉnh đồng loạt triển khai lập quy hoạch tỉnh đã làm ảnh hưởng đến nội dung quy hoạch tỉnh khi được phê duyệt và triển khai trong quá trình thực hiện.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan và chủ yếu là nhận thức về đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững chưa đầy đủ và chưa được quan tâm đúng mức; công tác quy hoạch đô thị chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn, chất lượng thấp.
Giá thuê căn hộ lên đến gần 20 triệu/tháng, nhà đầu tư tưởng lời nhưng thực ra vẫn kém xa lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
Tuấn Minh
Điều kiện để đất trong khu vực quy hoạch được phép giao dịch Việc có nên mua đất quy hoạch hay không còn tùy thuộc vào mục đích của bạn, nếu xây nhà, sinh sống lâu dài thì không nên mua đất quy hoạch, bởi đất này có thể bị thu hồi sử dụng bất kì lúc nào người mua sẽ gặp bất lợi, rủi ro lớn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhà đất nằm...