Bình Thuận triển khai xét nghiệm tầm soát Covid-19 có thu phí
Tỉnh Bình Thuận yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương xét nghiệm tầm soát Covid-19 có thu phí trên địa bàn toàn tỉnh.
Ngày 10/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tuấn Phong yêu cầu các đơn vị triển khai vận động, phổ biến chủ trương thực hiện xã hội hóa xét nghiệm tầm soát Covid-19 trong cộng đồng có thu phí.
Theo đó, đối tượng vận động xã hội hóa xét nghiệm tầm soát Covid-19 tự nguyện có trả phí, gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, người lao động trong các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh (trừ những trường hợp khó khăn, không có điều kiện chi trả).
Khu vực tập trung xét nghiệm diện rộng, gồm các cơ quan, đơn vị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, doanh nghiệp, các khu vực có mật độ dân cư đông, các khu vực có nguy cơ cao.
UBND tỉnh Bình Thuận giao Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương xã hội hóa xét nghiệm tầm soát Covid-19 diện rộng trên địa bàn và hoàn thành trong ngày 11/8 để triển khai thực hiện ngay.
Video đang HOT
Đồng thời, huy động nguồn nhân lực cho việc lấy mẫu, xét nghiệm theo quy định. Tập huấn, hướng dẫn lực lượng lấy mẫu, xét nghiệm đảm bảo chính xác và nhanh nhất.
Người đứng đầu UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức xét nghiệm cho 100% người lao động theo chủ trương xã hội hóa xét nghiệm có trả phí.
Cùng ngày, Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận đã đồng ý chủ trương trích 10 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 để mua sắm sinh phẩm, vật tư, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận cũng lưu ý UBND tỉnh xem xét từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để kịp thời xem xét hỗ trợ kinh phí xét nghiệm Covid-19 từ ngân sách.
Từ 23/6 đến sáng ngày 10/8, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 1.257 trường hợp dương tính với nCoV.
57 công nhân thực hiện '3 tại chỗ' dương tính
57 công nhân một công ty ở huyện Nhơn Trạch được phát hiện dương tính khi thực hiện phương án "3 tại chỗ" - ăn, ở, sản xuất tại nhà máy.
Các công nhân này làm tại Công ty TNHH Action Composites Hightech Industries (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3). Qua điều tra ban đầu cho thấy doanh nghiệp này không đảm bảo phương án "3 tại chỗ", không thực hiện đúng quy định về xét nghiệm tầm soát... Công ty có 400 lao động trong tổng số 740 công nhân.
Theo báo cáo của công ty, sau khi phát hiện các công nhân dương tính qua xét nghiệm định kỳ hôm 26/7, công ty đã ngừng sản xuất và tiến hành cách ly những người này tại một khu nhà xưởng riêng.
Sau ba ngày, nhiều người có biểu hiện sốt, ho khan và mất vị giác. Từ chiều qua đến sáng nay, lần lượt các ca nhiễm và tiếp xúc gần được ngành y tế đưa đi điều trị, cách ly.
Số công nhân có kết quả âm tính cũng có các triệu chứng tương tự, một số người lo lắng, có dấu hiệu mất kiểm soát, đòi về nhà. "Chúng tôi vẫn ở tại công ty, đang chờ cơ quan chức năng sàng lọc", một nữ công nhân cho biết.
Ngoài công ty chuyên sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho ôtô này, UBND huyện Nhơn Trạch còn phát hiện nhiều doanh nghiệp khác xuất hiện ca nhiễm.
Nhân viên Y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV người dân xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: Hoàn Lê
UBND Đồng Nai đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra việc thực hiện phòng dịch ở các doanh nghiệp; tăng cường xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm ca dương. "Nếu phát hiện doanh nghiệp nào thực hiện không đúng quy trình, không đảm bảo an toàn phòng dịch cần cho ngưng sản xuất", lãnh đạo Đồng Nai nói.
Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (Diza) cho biết, trong 32 khu công nghiệp hiện có hơn 1.117 doanh nghiệp đăng ký "3 tại chỗ" và 9 công ty thực hiện "một cung đường 2 điểm đến - công ty và nơi ở" với tổng cộng 130.000 công nhân.
Theo Diza, một số doanh nghiệp đã phát hiện ca mắc Covid-19 trong quá trình tự tiến hành test nhanh. Nhiều công nhân lo lắng, bất an khi làm việc ở trong các công ty này, có nguyện vọng về nhà.
Trước đó, hàng trăm doanh nghiệp ở Bình Dương, Tiền Giang, Đồng Tháp phải dừng việc thực hiện "3 tại chỗ" do phát hiện nhiều ca nhiễm.
Sáng nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đồng Nai công bố thêm 367 ca dương tính, nâng tổng số ca mắc từ đợt 4 ở tỉnh này lên 3.953. Trong đó, TP Biên Hòa 1.960 ca, huyện Nhơn Trạch 574 ca, Vĩnh Cửu 551 ca, Thống Nhất 193 ca...
Theo Sở Y tế Đồng Nai, tất cả trường hợp này chủ yếu phát hiện tại các điểm dịch đã phong tỏa như phường Hóa An, Trảng Dài, Long Bình (TP Biên Hòa), xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu), xã Hố Nai 3, xã Bắc Sơn (huyện Trảng Bom)...
TP.HCM bùng phát hai ổ dịch mới Ngày 8/7, Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện nay thành phố có 16 ổ dịch đang diễn tiến và 2 ổ dịch mới phát sinh. Hai ổ dịch mới là khu vực chợ Tân Phú 1 (Tân Thành) và chợ Hiệp Tân (Tân Phú). Ngày 6/7, lực lượng chức năng đã xét nghiệm tầm soát ở các khu vực này và phát...