Bình Thuận: Thi công quốc lộ bị vạ lây vì cảng Kê Gà
Sau khi báo Lao Động ra ngày 1.12 có bài phản ánh việc Tổng cục Đường bộ VN đề xuất thêm phương án xây dựng cảng Vĩnh Tân thay cảng Kê Gà (Bình Thuận), phục vụ cho vận chuyển bauxite; những thông tin mới nhất cho thấy, việc triển khai quy hoạch cảng Kê Gà vẫn… chưa tới đâu.
Mũi Kê Gà, tỉnh Bình Thuận – nơi dự kiến xây dựng cảng vận chuyển bauxite đang gây tranh cãi. Ảnh: Đ.A
Tại kỳ họp thứ năm, khóa IX – HĐND tỉnh Bình Thuận (BT), Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Phương đã giải trình về quy hoạch cảng Kê Gà, vì sao 5 năm, sau 4 lần dự kiến khởi công nhưng vẫn chưa thể khởi công?… Theo đó, dự án trì trệ là do công tác thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản VN (TKV) lại gặp khó khăn về tài chính (nợ 71.000 tỉ đồng), nên dẫn đến chưa thể khởi công xây dựng cảng Kê Gà (vốn đầu tư hơn 20.000 tỉ đồng) như dự kiến.
Mặc dù nói là “triển khai quyết liệt” bồi thường, giải tỏa đất; thế nhưng, với số tiền bồi thường vẻn vẹn… 4 tỉ đồng từ TKV chuyển về, UBND tỉnh BT chưa thể giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh phức tạp xung quanh dự án cảng Kê Gà, nên bắt buộc công tác thu hồi đất, bồi thường, giải tỏa “đang phải tạm dừng, chờ ý kiến chỉ đạo tiếp theo của Chính phủ”. Ngày 31.10, UBND tỉnh BT đã có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc TKV báo cáo Chính phủ để Chính phủ sớm cho chủ trương triển khai thực hiện dự án hay không triển khai thực hiện dự án, nhưng đến nay, mọi cái chưa hề có câu trả lời dứt khoát từ bất kỳ cơ quan chức năng nào. Chính vì vậy, việc quy hoạch dự án cảng Kê Gà vốn dang dở, giờ đây lại tiếp nối… dở dang.
Tại văn bản 4273/UBND-ĐTQH- ngày 9.11.2012 gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh BT đã đề cập: Việc điều chỉnh quy mô dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 55 (đoạn tuyến trùng với đường vận chuyển bauxite) trình lên Bộ GTVT cũng chưa được phê duyệt điều chỉnh, do chưa có ý kiến chính thức về đầu tư cảng Kê Gà, khiến việc thi công QL55 đang dở dang, cũng bị… vạ lây. Do việc phê duyệt nâng cấp QL55 bế tắc, dẫn đến tình hình thi công trên đoạn tuyến này đang gặp rất nhiều khó khăn… Rõ ràng, với hàng loạt vướng mắc phát sinh nêu trên, dẫn tới quy hoạch cảng Kê Gà dường như lâm vào bế tắc. Hơn lúc nào hết, tỉnh BT mong mỏi các cơ quan chức năng sớm có quyết định dứt điểm về dự án cảng Kê Gà để chấm dứt tình trạng dự án đầy dang dở, ách tắc hiện nay.
Video đang HOT
Theo laodong
Dân bức xúc vì giá đền bù dự án đường cao tốc quá thấp
Nhiều ngày qua, hàng chục hộ dân xã Hòa Tiến (Hòa Vang, Đà Nẵng) gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng và báo chí phản ảnh việc giá tiền đền bù đất ruộng của dự án đường cao tốc đi qua địa bàn quá thấp so với địa phương lân cận.
Ngày 12/12, hàng chục hộ dân xã Hòa Tiến đã tập trung tại nhà sinh hoạt thôn Lệ Sơn 2 để gặp cán bộ của Ban giải tỏa đền bù số 2 (đơn vị chịu trách nhiệm đền bù dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho người dân) gửi đơn kiến nghị yêu cầu xem xét lại giá tiền đền bù.
Hàng chục người dân xã Hòa Tiến tụ tập tại trụ sở sinh hoạt thôn Lệ Sơn 2 để gặp cán bộ Ban giải tỏa đền bù số 2 kiến nghị
Ông Lê Văn Thôi, đại diện cho hàng chục hộ dân phản ảnh, dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một công trình trọng điểm của quốc gia nhưng trong công tác đền bù, giải tỏa, người dân lại phải chịu nhiều thiệt thòi do đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi, nông dân gặp không ít khó khăn. Hơn nữa việc đền bù hỗ trợ của ban giải tỏa đền bù số 2 cho chủ sở hữu các ruộng đất sản xuất nông nghiệp chưa thỏa đáng. Giá đất 35.000đ/m2 (theo quyết định 35/QĐ-UB ngày 24/12/2011 của UBND TP Đà Nẵng) là quá thấp, không thích ứng với giá trị hiện tại. Trong khi đó tại Quảng Nam (cụ thể là xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn sát với xã Hòa Tiến) giá đất nông nghiệp là 48.000đ/m2.
Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống quá thấp không thỏa mãn nguyện vọng của nhân dân. Trong khi trong cùng một dự án, tại xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) người dân được hỗ trợ 144.000đ/m2, gấp 3 lần giá đất tại xã Hòa Tiến.
Mặc khác, cùng một dự án nhưng tại Đà Nẵng mức giá hỗ trợ đền bù là 101.500đ/m2; xã Điện Tiến (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) lại được hỗ trợ đền bù 196.000đ/m2.
Ngoài ra, người dân cũng phản ảnh khi áp giá đền bù giải tỏa, Ban giải tỏa đền bù số 2 không tiến hành họp dân để thông báo lấy ý kiến. Dự án chỉ tính đền bù phần diện tích đất mà dự án thu hồi, phần diện tích còn lại dù rất ít, không thể sản xuất được thì không được tính đền bù, thu hồi... Đây là điều người dân thắc mắc và đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết.
Người dân vùng giải tỏa đang cung cấp thông tin cho cán bộ dự án ở hội trường thôn
Trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Hòa Tiến - ông Nguyễn Đình Anh - cho biết: "Đây là chủ trương của TP, xã phải chấp hành dù biết giá tiền đền bù có thấp hơn gần một nửa so với xã Điện Tiến bên cạnh".
Ông Anh cũng cho rằng, việc giải tỏa đền bù thì Ban giải tỏa đền bù số 2 làm việc trực tiếp với dân, xã chỉ tham gia chứ không quyết định được. Các thắc mắc của người dân, xã chỉ ghi nhận rồi gởi lên các cấp ở TP để kiến nghị.
Về vấn đề này, Trưởng Ban giải tỏa đền bù số 2 - ông Trần Vũ Nguyên - cho biết, Ban cũng chỉ áp dụng theo giá đất của UB thành phố đưa ra. "Việc bà con thắc mắc, chúng tôi ghi nhận rồi gởi báo cáo lãnh đạo TP xin ý kiến và trả lời người dân", ông Nguyên cho biết..
Theo ông Nguyên, có những người đã nhận tiền trước nhưng sau này nếu lãnh đạo TP Đà Nẵng có thay đổi chính sách đền bù đối với dự án này thì Ban giải tỏa đền bù số 2 sẽ mời bà con tiếp tục nhận thêm.
Theo Ban giải tỏa đền bù số 2, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi qua địa bàn xã Hòa Tiến có chiều dài 4,8km, có 649 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 366 hộ dân đã được nhận tiền đền bù.
Theo Dantri
Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà: Nhận quyết định cưỡng chế trước quyết định thu hồi đất Dù không có phương án đền bù tái định cư rõ ràng, nhưng UBND H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã vội vàng cưỡng chế tháo dỡ nhà dân. Lỗi "khách quan" Theo gia đình bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), chuyện lạ nhất trong quá trình thu hồi, cưỡng chế, tháo dỡ nhà đất (có nhà, vườn cây ăn...